5. Bố cục luận văn
3.1 Thực trạng về hiện tƣợng xung đột pháp luật và việc áp dụng quy phạm xung
LUẬT VÀ VIỆC ÁP DỤNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT
3.1 Thực trạng về hiện tƣợng xung đột pháp luật và việc áp dụng quy phạm xung đột đột
3.1.1 Hiện tƣợng xung đột pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của nền kinh tế, các quan hệ xã hội cũng vì vậy mà luôn “vận động” và có nhiều vấn đề mới phát sinh. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang trên đà phát triển, chính vì vậy mà các quan hệ xã hội cũng luôn thay đổi, phát sinh nhiều quan hệ khác nhau để đáp lại sự phát triển của nền kinh tế. Các quan hệ dân sự, lao động, kinh doanh thương mại, đầu tư, xây dựng, hôn nhân và gia đình….cũng phát sinh nhiều vấn đề, không chỉ là các quan hệ mang tính chất cục bộ trong nước mà ngay cả những quan hệ có yếu tố nước ngoài cũng không ngừng gia tăng. Với đường lối mở cửa thị trường, giao lưu với bạn bè quốc tế và khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cùng với đó là việc mời gọi bạn bè quốc tế vào Việt Nam thực hiện đầu tư phát triển kinh tế thì mối quan hệ giữa các chủ thể trong nước và nước ngoài càng nhiều. Mỗi quốc gia đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống pháp luật, chính vì vậy mà pháp luật của các quốc gia khác nhau là khác nhau, ví dụ như pháp luật của nước A quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 19 tuổi còn nữ là từ 18 tuổi nhưng pháp luật của nước B quy định nam là từ 20 tuổi còn nữ là từ 19 tuổi, nếu nam nữ của hai nước này mà kết hôn thì điều kiện về độ tuổi theo pháp luật của hai nước là khác nhau. Khi các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh cần phải điều chỉnh các quan hệ này để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, các quốc gia là bình đẳng với nhau cho nên pháp luật của các quốc gia cũng bình đẳng với nhau trong việc áp dụng, vì vậy trong cùng một quan hệ mà pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng thì dẫn đến vấn đề xung đột pháp luật. Hiện tượng này xảy ra ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam hiện tượng xung đột pháp luật cũng xảy ra ngày càng nhiều khi mà các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo những mặt tiêu cực là làm cho mâu thuẩn cũng càng nhiều không chỉ là quan hệ trong nước mà luôn cả quan hệ có yếu tố nước ngoài. Từ đó cho thấy các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình…có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật cũng ngày càng gia tăng ở Việt Nam hiện nay.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 57 SVTH: Bùi Quốc Hiển 3.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy phạm xung đột
* Thuận lợi trong việc áp dụng quy phạm xung đột
Khi giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật thì có nhiều phương pháp giải quyết khác nhau nhưng chủ yếu hiện nay các nước sử dụng phương pháp giải quyết là áp dụng các quy phạm xung đột, khi mà hiện nay các quy phạm thực chất thống nhất giữa các quốc gia còn rất ít và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vì việc thống nhất thỏa thuận các quy phạm thực chất có nhiều khó khăn, do pháp luật của các nước là khác nhau nên khi cùng nhau thỏa thuận tạo ra các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ sẽ rất khó khăn, tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí, nên việc thỏa thuận các quy phạm xung đột được thuận lợi và dễ dàng hơn khi chỉ cần xác định trong quan hệ đó pháp luật của nước nào được áp dụng điều chỉnh. Nhưng các quy phạm xung đột thống nhất cũng không có nhiều nên chủ yếu là các quy phạm xung đột không thống nhất do từng quốc gia xây dựng và ban hành, Việt Nam cũng xây dựng riêng cho mình các quy phạm xung đột này trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các quy phạm xung đột này ngày càng phát huy vai trò của mình khi trong nhiều mối quan hệ mà các nước không xây dựng được các quy phạm thực chất thống nhất và các quy phạm xung đột thống nhất cũng còn rất ít như hiện nay. Việc ban hành các quy phạm xung đột đã giúp cho Tòa án của Việt Nam giải quyết được nhiều mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, giúp giải quyết vụ việc được nhanh chóng, bảo vệ tốt quyền và lợi ích của các bên.
* Khó khăn trong việc áp dụng các quy phạm xung đột
Xã hội thì ngày một thay đổi nhiều vấn đề phát sinh khác nhau, còn pháp luật muốn hình thành để điều chỉnh thì phải thông qua nhiều giai đoạn mới ban hành ra, tốn nhiều công sức và thời gian chính vì vậy mà hiện nay một số quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh không có quy định của pháp luật điều chỉnh. Hoặc có pháp luật điều chỉnh nhưng lại quy định không rõ ràng còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm cho việc áp dụng pháp luật khó khăn nhất là đối với việc áp dụng các quy phạm xung đột lại càng khó thêm.
Liên quan đến việc cá nhân là người không quốc tịch theo khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định với đối tượng này thì dựa vào pháp luật của nước mà người không có quốc tịch cư trú, nhưng nếu trong trường hợp người này có nhiều nơi cư trú khác nhau thì như thế nào thì pháp luật chưa đề cặp đến, dẫn đến nếu trong trường hợp người này có nhiều nơi cư trú thì việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong trường hợp quy định về thời điểm giao kết hợp đồng thì chúng ta quy định đối với trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt, khi đó thời điểm giao kết hợp đồng được xác định dựa trên pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên được đề nghị. Nhưng
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 58 SVTH: Bùi Quốc Hiển
chúng ta không có quy định nếu trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng trực tiếp có mặt thì thời điểm giao kết hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nào, pháp luật của các nước khác nhau là khác nhau nên quy định thời điểm giao kết hợp đồng cũng khác nhau, vậy khi phát sinh tranh chấp về thời điểm giao kết hợp đồng thì sẽ được giải quyết như thế nào.
Khoản 1 Điều 769 quy định trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện của hợp đồng tuân theo pháp luật của Việt Nam, nhưng việc này lại gây ra khó khăn khi áp dụng thực tế. Có thể thấy rõ vấn đề này như sau: “Ví dụ, một công ty A của Việt Nam ký hợp đồng bán gạo cho một công ty B của Nhật Bản. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, lô gạo đang nằm tại Trung Quốc. Sau đó, lô gạo được chuyên chở từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Trên đường chuyên chở, hàng hóa bị tổn thất, làm phát sinh tranh chấp giữa A và B. Địa điểm thực hiện hợp đồng này là ở đâu? Ở Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản? Các nhà lập pháp Việt Nam cũng đã dự đoán trước được khó khăn này và đưa ra giải pháp cho các bên như sau: “Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo điểm b, khoản 2 Điều 284 Bộ luật dân sự năm 2005, có thể xác định nơi thực hiện hợp đồng là “nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền”. Áp dụng vào ví dụ ở trên, bên có quyền là công ty B của Nhật Bản, do đó nơi thực hiện hợp đồng là Nhật Bản và luật áp dụng sẽ là luật Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu áp dụng Luật Thương mại năm 2005 thì chúng ta sẽ có một kết quả hoàn toàn khác. Theo khoản 2 Điều 35 của Luật này thì địa điểm thực hiện hợp đồng sẽ ở Trung Quốc và luật áp dụng là luật Trung Quốc”37.
Pháp luật Việt Nam cho phép các bên quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật của một nước nào đó để điều chỉnh quan hệ của họ, nhưng việc quy định tại khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên đã giới hạn quyền thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định rõ ràng trường hợp nếu các bên thỏa thuận pháp luật của nhiều nước khác nhau cùng điều chỉnh lên quan hệ mà họ tham gia hoặc quyền thỏa thuận các điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện chưa là thành viên hoặc thỏa thuận những nguyên tắc quốc tế cũng gây nhiều khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó việc cho phép các bên quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật nhưng các bên được quyền thỏa thuận đến khi nào thì không được quy định.
Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiện nay trên thế giới có hai nguyên tắc áp dụng khác nhau để điều chỉnh vấn đề này thứ nhất là dựa vào nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại để xác định pháp luật áp dụng, thứ hai là dựa vào nơi phát
37 Nguyễn Minh Hằng, Thông tin pháp luật dân sự: Sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005,
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 59 SVTH: Bùi Quốc Hiển
sinh hậu quả thực tế từ hành vi gây ra thiệt hại đó. Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam vận dụng cả hai nguyên tác trên khi xác định pháp luật điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mục đích là để bảo vệ tối đa quyền lợi của bên bị thiệt hại nhưng pháp luật Việt Nam chỉ dừng lại việc xác định pháp luật như thế. Việc dừng lại của quy định này gây khó khăn khi áp dụng, khi tiến hành giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền cụ thể là tòa án sẽ áp dụng pháp luật dựa theo nguyên tắc nào, nếu hai nơi này là khác nhau ở những quốc gia khác nhau thì phải áp dụng pháp luật của quốc gia gây ra hành vi vi phạm pháp luật hay pháp luật của quốc gia nơi hiện diện hậu quả thực tế từ hành vi gây ra thiệt hại thì pháp luật chúng ta lại không có quy định rõ ràng gây khó khăn khi áp dụng.
3.1.3 Vấn đề dẫn chiếu ngƣợc và dẫn chiếu đến pháp luật của nƣớc thứ ba
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết nội dung của quan hệ đang phát sinh mà hướng dẫn đến pháp luật của một nước nào đó để pháp luật của nước đó giải quyết cụ thể nội dung của quan hệ đó, vì vậy quy phạm xung đột của các nước cũng thể hiện sự dẫn chiếu này. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng pháp luật của nước ngoài lại dẫn chiếu quan hệ đến pháp luật nước khác mà không áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết, có thể hiểu vấn đề này như sau: “Dẫn chiếu là hiện tượng trong đó pháp luật nước ngoài đã được chỉ định bởi quy phạm xung đột của pháp luật Tòa án để chi phối một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khước từ chi phối quan hệ này và dẫn ngược trở lại pháp luật Tòa án hay pháp luật của nước thứ ba”38
. Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu này là do có sự khác nhau giữa quy phạm xung đột giữa các nước trong cùng một vấn đề cần phải giải quyết, “Hiện tượng dẫn chiếu nảy sinh trước hết là do có sự quy định khác nhau trong các quy phạm xung đột của các nước về nguyên tắc chọn luật áp dụng cho cùng một vấn đề pháp lý. Nói cách khác, do có sự xung đột giữa các “hệ thuộc luật” trong các quy phạm xung đột của các nước”39
hoặc nguyên nhân khác là do việc giải thích quy phạm xung đột khác nhau giữa các nước “Nguyên nhân thứ hai có khả năng làm phát sinh dẫn chiếu là việc giải thích các hệ thuộc luật của các nước có thể rất khác nhau. Ví dụ, việc giải thích khái niệm “nơi cư trú” trong pháp luật Anh có thể khác với pháp luật Việt Nam.”40.
Vấn đề chấp nhận dẫn chiếu lại khác nhau trong pháp luật giữa các quốc gia, một số quốc gia chấp nhận dẫn chiếu như: Pháp, Đức (Bộ luật dân sự năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (Bộ luật dân sự năm 1898), Thụy Điển,….một số quốc gia khác không chấp nhận dẫn chiếu như: Hà Lan, Hy Lạp (Bộ luật dân sự năm 1940), Ai Cập (Bộ luật dân sự
38 TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS Mai Hồng Quỳ: Tư pháp quốc tế Việt Nam quan hệ dân sự, lao động, thương mại có
yếu tố nước ngoài, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 230.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 60 SVTH: Bùi Quốc Hiển
năm 1948), Brazin (Bộ luật dân sự năm 1942)…41. Pháp luật Việt Nam tại khoản 3 Điều
759 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản
pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ đó cho thấy, pháp luật Việt Nam chấp nhận dẫn chiếu nhưng pháp luật Việt Nam thể hiện việc chấp nhận là đối với dẫn chiếu trở lại, không hề đề cập đến việc dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba. Việc này gây ra sự khó khăn khi áp dụng trên thực tế, bởi pháp luật chấp nhận dẫn chiếu nhưng là dẫn chiếu trở lại không thể hiện sự chấp nhận dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba, nếu rơi vào trong trường hợp này sẽ gây khó khăn.
3.1.4 Vấn đề lẩn tránh pháp luật
Quy phạm xung đột là một loại quy phạm đặc biệt, đều làm nên sự đặc biệt đó chính là tính chất dẫn chiếu đến pháp luật của một nước bất kì nào đó. Dựa trên các yếu tố khác nhau như: quốc tịch, nơi cư trú, nơi có tài sản, nơi giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nơi có hành vi vi phạm pháp luật…để đưa ra cách xác định pháp luật áp dụng cho các trường hợp cụ thể. Như đã phân tích từ đầu, pháp luật của các nước khác nhau là khác nhau cho nên trong cùng một quan hệ mà áp dụng pháp luật của các nước khác nhau thì dẫn đến kết quả khác nhau. Ví dụ kết quả của việc áp dụng pháp luật nước X có thể là có lợi cho bên A và bất lợi cho bên B, nhưng kết quả của việc áp dụng một nước khác như nước Y chẳng hạn thì kết quả có lợi hơn cho bên B và bất lợi cho bên A. Lợi dụng