Hệ thuộc luật tòa án

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 48 - 51)

5. Bố cục luận văn

2.4 Hệ thuộc luật tòa án

2.4.1 Nội dung của hệ thuộc

Khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể tự giải quyết được thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đối với các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài cũng vậy. Theo quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia thì khi xảy ra tranh chấp các bên có quyền khởi kiện ra tòa án, tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc đó theo đúng thẩm quyền. Vì vậy, các nhà “làm luật” từ đó đưa ra phương pháp xác định pháp luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật bằng cách dựa vào tòa án đang thụ lý giải quyết vụ việc, từ dấu hiệu tòa án nào đang giải quyết sẽ tiến hành xác định pháp luật áp dụng. Từ đó có thể hiểu rằng hệ thuộc luật tòa án là pháp luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, khi các bên khởi kiện ra trước tòa án nếu đúng thẩm quyền giải quyết thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết vụ việc.

2.4.2 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc

Theo nội dung của hệ thuộc luật tòa án thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết vụ việc, nhưng pháp luật được nói đến là luật nội dung hay luật hình thức vì pháp luật của một quốc gia gồm luật hình thức và luật nội dung. Nếu như là luật hình thức thì tòa án sẽ áp dụng những quy định pháp luật của nước mình về hình thức để giải quyết vụ việc, tức là giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật nước mình quy định, ngược lại nếu như áp dụng luật nội dung thì tòa án sẽ áp dụng những quy định trực tiếp giải quyết nội dung về quyền và nghĩa vụ của hai bên. “Hiện nay trong khoa học pháp lý nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì luật tòa án (Lex fori) thường được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng là cả luật hình thức và luật nội dung

còn theo nghĩa hẹp thì chỉ gồm luật hình thức (luật tố tụng) mà thôi.”26, nhưng đối với

Việt Nam thì hệ thuộc luật tòa án chỉ đặc biệt áp dụng luật nội dung trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Vì vậy việc áp dụng luật hình thức hay luật nội dung là vấn đề rất quan trọng và quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc, nhưng đa số các nước trên thế giới thì tòa án sẽ áp dụng luật hình thức để giải quyết vụ việc, “Theo quan điểm được ủng hộ rộng rãi hiện này và theo pháp luật của tất cả các nước, khi giải quyết tranh chấp phát

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 43 SVTH: Bùi Quốc Hiển

sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tòa án chỉ tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của nước mình, trừ một số ngoại lệ do pháp luật quốc gia hoặc

điều ước quốc tế quy định”27. Trong hoạt động tố tụng dân sự quốc tế có những nguyên

tắc nhất định khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện, một trong những nguyên tắc đó là áp dụng nguyên tắc luật tòa án, là áp dụng pháp luật hình thức, “Theo nguyên tắc này thì khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng, tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật của từng nước hoặc trong các điều ước quốc tế mà

nước đó tham gia). Đây là quan điểm được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận”28.

Vì mỗi quốc gia đều có pháp luật tố tụng riêng, theo nhiều trình tự thủ tục khác nhau, rất phức tạp nên khi giải quyết thì tòa án thụ lý sẽ áp dụng pháp luật tố tụng của chính quốc gia mình, nếu như áp dụng pháp luật tố tụng quốc gia khác thì gặp nhiều khó khăn, sự lúng túng khi thực hiện theo những trình tự thủ tục mới lạ, nếu như giải quyết nhiều vụ án khác nhau chẳng lẻ phải thay đổi cách thức tố tụng liên tục theo pháp luật hình thức của từng quốc gia. Cho nên nguyên tắc tòa án áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia mình để giải quyết là phù hợp, thuận lợi trong quá trình giải quyết vì các Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm đối với quy trình tố tụng của quốc gia mình, “Ở Việt Nam, khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài, về nguyên tắc tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật tố tụng dân

sự Việt Nam”29. Nhưng trong một số trường hợp điều ước quốc tế quy định thì hệ thuộc

luật tòa án còn được áp dụng luật nội dung, mà đặc biệt là quan hệ hôn nhân và gia đình. Vì vậy trong khi tiến giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài tòa án Việt Nam cũng sẽ tiến hành áp dụng pháp luật tố tụng của Việt Nam, như vậy đa số tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng đều cho rằng hệ thuộc luật tòa án là áp dụng pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia có tòa án đang thụ lý giải quyết.

Hệ thuộc luật tòa án có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế, việc giải quyết vụ việc được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định làm cho qua trình giải quyết khoa học và thuận lợi, “Ở đây có thể khẳng định rằng, quá trình hình thành hệ thuộc này giống như hình thành một tập quán, đó là tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng hệ thuộc này trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Khi tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ áp dụng pháp luật tố tụng dân sự của nước

mình”30. Nguyên tắc ấy cũng được thể hiện trong khoản 3 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự

2004 quy định “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ việc

27 TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 71.

28 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2008. tr. 307.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 44 SVTH: Bùi Quốc Hiển

dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”, vậy khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì tòa án Việt Nam có quyền áp dụng pháp luật tố tụng của Việt Nam. Ví dụ, Công ty A Việt Nam có ký kết một hợp đồng mua bán gạo với Công ty B của Thái Lan thỏa thuận giao hàng tại Campuchia. Nhưng khi đến lúc giao hàng thì nhân viên Công ty A kiểm hàng và cho rằng gạo không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng, nên đã nộp đơn khởi kiện Công ty B yêu cầu bồi thường thiệt hại trước tòa án tại Việt Nam. Dựa vào khoản 3 điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì tòa án Việt Nam sẽ tiến hành giải quyết vụ việc trên theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định, từ việc nhận đơn khởi kiện cho đến hòa giải, quyết định đưa vụ án ra xét xử, thủ tục bắt đầu phiên tòa, tuyên án,v.v…các trình tự, thủ tục khác là những vấn đề về hình thức khi giải quyết vụ việc đều theo pháp luật của Việt Nam. Việc pháp luật của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhằm thuận lợi cho cơ quan tòa án trong quá trình giải quyết, vì nếu một tòa án nước này mà trong quá trình giải quyết vụ việc phải áp dụng pháp luật tố tụng nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do pháp luật các nước khác nhau nên việc trình tự, thủ tục giải quyết cũng khác tạo sự khó khăn cho các thẩm phán khi phải dựa vào những trình tự thủ tục ấy, vì các thẩm phán của một quốc gia thường xuyên giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng của nước mình nên việc giải quyết sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn khi phải “làm quen” với thủ tục tố tụng của một nước khác, vì vậy tòa án áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình sẽ thuận lợi.

Nhưng trong một số trường hợp do pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia có tòa án là cơ quan đang thụ lý vụ việc có quy định áp dụng luật nội dung của của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết thì luật nội dung của quốc gia đó được áp dụng, giải quyết nội dung như quyền và nghĩa vụ của các bên, còn trình tự thủ tục giải quyết thì vẫn tuân theo pháp luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền thụ lý. Ví dụ như trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CuBa năm 1984 tại khoản 2 điều 25

quy định về việc ly hôn rằng là “Khi nộp đơn xin ly hôn, nếu vợ là công dân của nước ký

kết này và chồng là công dân của nước ký kết kia, nhưng cả hai người cùng cư trú trên lãnh thổ của một nước ký kết hoặc hai người có cư trú khác nhau trên lãnh thổ của mỗi nước ký kết, các cơ quan của hai nước ký kết đều có thẩm quyền. Cơ quan nước ký kết nào nhận được đơn xin ly hôn, sẽ giải quyết theo luật của nước đó”. Hoặc khoản 2 điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ năm 2000 về ly hôn có quy

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 45 SVTH: Bùi Quốc Hiển

định: “Nếu vợ chồng, một người là công dân bên ký kết này một người là công dân bên ký

kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn.”. Dựa vào hai quy định trên trong Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên, trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì khi giải quyết vụ việc tòa án có thẩm quyền của một bên ký kết đã thụ lý có quyền áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình (luật nội dung) để giải quyết.

2.4.3 Trƣờng hợp ngoại lệ của hệ thuộc

Không phải trong mọi trường hợp thì hệ thuộc luật tòa án cũng là áp dụng pháp luật tố tụng (luật hình thức) của nước nơi tòa án có thẩm quyền đã thụ lý giải quyết vụ việc, mà trong một số trường hợp trong các hiệp định tương trợ tư pháp quy định áp dụng luật tố tụng của nước ngoài. “Nói như trên, không có nghĩa là nguyên tắc luật tòa án không có ngoại lệ. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (kể cả song phương và đa phương) các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước mình (ví dụ như vấn đề ủy thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố

tụng của nước ngoài.”31, vì vậy nếu trong các điều ước quốc tế có quy định thì pháp luật

tố tụng nước ngoài vẫn được tòa án đang thụ lý áp dụng để giải quyết vụ việc. Khoản 3

Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cũng đã thể hiện việc này “Bộ luật tố tụng dân

sự được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”, nếu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật tố tụng nước ngoài thì chúng ta phải tuân theo điều ước quốc tế đó.

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)