Xác định quốc tịch của pháp nhân

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 37 - 48)

5. Bố cục luận văn

2.2.2 Xác định quốc tịch của pháp nhân

Việc xác định quốc tịch của pháp nhân là vấn đề tiên quyết khi giải quyết những vấn đề tiếp theo, cũng như cá nhân quốc tịch của pháp nhân thể hiện mối quan hệ giữa pháp nhân với quốc gia mà mình có quốc tịch. Khi một pháp nhân được thành lập thì phải hoạt động và tuân theo pháp luật mà mình có quốc tịch, được sự bảo hộ của Nhà nước và mặt pháp lý trong quá trình từ khi thành lập đến khi chấm dứt, cũng như cá nhân thì pháp nhân cũng được hưởng những quyền và cũng phải thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật của quốc gia pháp nhân mang quốc tịch quy định. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân không chỉ có ý nghĩa với pháp nhân mà còn có ý nghĩa với quốc gia mà pháp nhân đó có quốc tịch (quản lí, thu thuế, thực hiện chính sách về kinh tế…), không chỉ vậy mà còn là để phân biệt pháp nhân trong nước với pháp nhân của các quốc gia khác.

Nhưng việc xác định quốc tịch của pháp nhân ở những quốc gia khác nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau, vì hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là khác nhau nên việc xác định quốc tịch của pháp nhân ở các quốc gia khác nhau là tất yếu. Hiện nay việc xác định quốc tịch của pháp nhân ở các nước trên thới giới chủ yếu dựa vào các yếu tố sau đây: nơi thành lập pháp nhân (đăng kí điều lệ thành lập pháp nhân); nơi đặt trụ

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 32 SVTH: Bùi Quốc Hiển

sở quản lí của pháp nhân; nơi thực hiện hoạt động thực chất của pháp nhân…. Theo pháp luật của các nước ở Châu Âu như Pháp, Italia, Thụy Sĩ…thì quốc tịch của pháp nhân được xác định là nơi đặt trụ sở quản lí, pháp nhân có trụ sở quản lí ở quốc gia nào thì có quốc tịch của quốc gia đó, đối với pháp luật của các nước như Anh, Mỹ và một số nước khác thì quốc tịch của pháp nhân được xác định là nơi đăng kí thành lập pháp nhân, các nước như Ai cập, Xiri, Iran,…thì xác định quốc tịch của pháp nhân dựa vào nơi hoạt

động thực chất của pháp nhân19. Ở Việt Nam, nếu các pháp nhân được thành lập tại Việt

Nam theo pháp luật Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, ngày nay nước ta thực hiện mở cửa thị trường cho nên nhiều cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài đến Việt Nam thành lập các công ty tại Việt Nam và một việc thông thường là khi pháp nhân thành lập ở Việt Nam thì cũng đặt trụ sở quản lí và chủ yếu thực hiện các hoạt động ở Việt Nam để mở rộng thị trường và thực hiện công việc kinh doanh. Mỗi quốc gia đều xây dựng những quy định về xác định quốc tịch của pháp nhân nhưng pháp luật Việt Nam trong quan hệ tư pháp quốc tế không trực tiếp quy định quốc tịch của pháp nhân, chỉ xác định quốc tịch của pháp nhân một cách gián tiếp thông qua khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005. “Song khi xem xét vấn đề năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài, khoản 1 Điều 765 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định phải căn cứ vào pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập. Có thể nói Bộ luật dân sự Việt Nam một cách gián tiếp thừa nhận

nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lập pháp nhân.”20, hoặc theo

quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật thương mại năm 2005 quy định rằng thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Như vậy dựa vào hai quy định tại khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 16 Luật thương mại năm 2005 từ đó cũng đã cho thấy pháp luật Việt Nam cũng dựa vào nơi đăng kí thành lập của pháp nhân để xác định quốc tịch của pháp nhân.

2.2.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc

Quốc tịch của pháp nhân thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa pháp nhân và Nhà nước mà pháp nhân này có quốc tịch, thể hiện thông qua Nhà nước trao cho pháp nhân đó tư cách pháp lý và được sự bảo vệ bằng pháp luật của Nhà nước từ khi được thành lập. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân là để áp dụng pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch để điều chỉnh các quan hệ về mặt pháp lý của pháp nhân đó như: năng lực pháp luật của pháp nhân; điều kiện, thủ tục thành lập của pháp nhân; tài sản của pháp nhân; hợp nhất, chia, tách, giải thể một pháp nhân,v.v…Đây là những quan hệ luôn gắn liền với mỗi pháp nhân cũng như các quan hệ nhân thân, năng lực chủ thể…luôn gắn liền

19 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 48.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 33 SVTH: Bùi Quốc Hiển

với cá nhân, cho nên các quan hệ trên phải được sự điều chỉnh bởi pháp luật của quốc gia mà pháp nhân có quốc tịch, đây cũng là vấn đề được hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận.

Khi tham gia vào một quan hệ pháp lý thì yêu cầu pháp nhân phải có tư cách pháp lý rõ ràng, không chỉ đối với bản thân của pháp nhân này mà khi một pháp nhân hoặc một cá nhân tiến hành giao dịch với một pháp nhân thì họ cũng đặt vấn đề tư cách pháp lý của pháp nhân là đối tác của mình phải rõ ràng, tạo sự an tâm, tin cậy khi tiến hành giao dịch. Khi đó năng lực pháp luật của pháp nhân là cơ sở đánh giá tốt nhất, chứng minh rằng pháp nhân đó có đủ tư cách pháp lý khi tiến hành tham gia trong các cuộc thương lượng, giao dịch của mình. Ví dụ, Công ty A đăng kí thành lập tại nước Anh, có trụ sở chính tại Hà Lan, công ty X của Việt Nam tiến hành ký kết một hợp đồng với công ty A và thỏa thuận giao hàng tại Hà Lan, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên phát sinh tranh chấp về năng lực pháp luật của công ty A và đã nộp đơn trước Tòa án ở Việt Nam yêu cầu xác định tư cách pháp lý của công ty A để làm rõ vụ việc. Căn cứ vào khoản 1

Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”, do đó để xác định công ty A có năng lực pháp luật dân sự hay không thì phải dựa vào pháp luật của nước mà công ty này được thành lập, do công ty A đăng kí thành lập tại nước Anh nên áp dụng pháp luật của nước Anh để xác định công ty này có năng lực hành vi dân sự hay không, có đủ điều kiện về mặt pháp lý để tham gia các giao dịch hay không. Nhưng quy phạm xung đột này cũng đưa ra một ngoại trừ đó là “trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”, theo quy định tại khoản 2 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”. Như vậy, nếu pháp nhân nước ngoài mà xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật được xác định theo pháp luật Việt Nam, khoản 2 Điều 765 là một quy định riêng áp dụng cho trường hợp đặc biệt là pháp nhân đó phải vừa xác lập giao dịch dân sự đó tại Việt Nam và phải thực hiện chính giao dịch dân sự đó tại Việt Nam thì mới áp dụng khoản 2, nếu như chỉ xác lập hoặc chỉ thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được dựa vào khoản 1 để xác định. Vì khoản 1 Điều 765 là quy định chung cho các trường hợp để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài, nếu như pháp nhân nước ngoài chỉ xác lập hoặc chỉ thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam mà chúng ta áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định năng lực pháp luật dân sự thì không hợp lí. Ví dụ, công ty A ở Ấn Độ sang Việt Nam đã ký kết một hợp đồng mua 1000 tấn gạo với công ty B tại Việt

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 34 SVTH: Bùi Quốc Hiển

Nam, hai bên thỏa thuận giao hàng tại cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng hai công ty này phát sinh mâu thuẩn về năng lực pháp luật công ty A, nên công ty B nộp đơn yêu cầu Tòa án ở Việt Nam giải quyết năng lực pháp luật dân sự của công ty A. Trong trường hợp này cho thấy công ty A ở Ấn Độ nhưng sang Việt Nam ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng tại Việt Nam, nên việc xác định năng lực pháp luật dân sự của công ty A phải dựa vào pháp luật Việt Nam để xác định theo khoản 2 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005.

2.2.4 Trƣờng hợp ngoại lệ của hệ thuộc

Hiện nay các nước trên thế giới căn cứ vào những tiêu chí khác nhau để xác định quốc tịch của pháp nhân như nơi thành lập, nơi đặt trụ sở quản lí, nơi thực chất hoạt động hoặc nơi có bên góp vốn nhiều nhất,v.v…chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp cùng là một pháp nhân nhưng lại có hai hay nhiều quốc tịch, cũng chính là do ở quốc gia này xác định theo tiêu chí này ở quốc gia khác thì xác định theo tiêu chí khác. Nếu như một cá nhân có thể có quốc tịch của nhiều quốc gia thì một pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch khác nhau, việc một pháp nhân nhưng có hai hay nhiều quốc tịch ngày càng không phải là ít và việc xác định quốc tịch của những pháp nhân này cũng trở nên phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, công ty dịch vụ chăm sóc cây xanh AC được thành lập tại nước X nhưng có trụ sở quản lí và hoạt động chính tại nước Y, giải thuyết rằng theo pháp luật nước Y quốc tịch của pháp nhân là nơi pháp nhân đó được thành lập, còn theo pháp luật nước X thì quốc tịch của pháp nhân là nơi đặt trụ sở chính, vậy trong trường hợp này thì một pháp nhân lại có hai quốc tịch. Như vậy cần phải xác định quốc tịch của công ty AC để xác định pháp luật áp dụng nhưng theo pháp luật của nước X thì quốc tịch của pháp nhân là quốc tịch của nước mà pháp nhân đó có trụ sở quản lí, còn theo pháp luật của nước Y thì quốc tịch của pháp nhân là quốc tịch của nước mà pháp nhân được thành lập, do hai nước khác nhau dựa vào hai tiêu chí khác nhau để xác định quốc tịch của pháp nhân nên công ty AC có đến hai quốc tịch. Hiện nay, theo quan điểm của nhiều nước cũng như trong thực tiễn thì có quan điểm cho rằng tùy thuộc vào vấn đề cần được giải quyết là vấn đề gì của pháp nhân, “Khi cần xác định tư cách chủ thể của pháp nhân thì áp dụng luật nơi đăng ký điều lệ (thành lập) của pháp nhân. Khi cần xác định các điều kiện hoạt động của

pháp nhân thì áp dụng luật nơi có trụ sở hoạt động.”21. Phương pháp xác định trên là phù

hợp với cách xác định quốc tịch, đối với các quan hệ cần xác định tư cách chủ thể của pháp nhân thì việc áp dụng pháp luật nơi đăng ký thành lập là hoàn toàn hợp lí, vì chính từ khi “khai sinh” chính pháp nhân này thực hiện theo quy định của pháp luật nước này và được pháp luật của nước này trao cho tư cách pháp lý bằng cách cho phép thành lập,

21 Ths. Diệp Ngọc Dũng: Slide Bài giảng Tư pháp quốc tế, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, slide 32.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 35 SVTH: Bùi Quốc Hiển

công nhận sự tồn tại một cách hợp pháp, chính vì vậy mà pháp luật của nước nơi mà pháp nhân thành lập được áp dụng để xác định tư cách chủ thể của pháp nhân là hợp lí nhất. Đối với các quan hệ liên quan đến vấn đề hoạt động của pháp nhân thì do pháp luật của nước nơi mà pháp nhân có trụ sở quản lí được áp dụng, bởi vì các hoạt động của pháp nhân nguyên nhân cũng do sự quản lí, điều hành của cơ quan quản lí pháp nhân, cho nên các hoạt động của pháp nhân bắt nguồn từ sự chỉ đạo của cơ quan quản lí chính vì thế mà pháp luật của nước nơi mà pháp nhân có trụ sở quản lí được áp dụng.

Pháp luật Việt Nam trong trường hợp nếu một pháp nhân vừa có quốc tịch nơi đăng kí thành lập vừa có quốc tịch nơi đặt trụ sở quản lí hoặc quốc tịch của bên góp vốn nhiều nhất chẳng hạn thì khi giải quyết quan hệ này pháp luật Việt Nam chỉ xem xét đến pháp luật của nước nơi pháp nhân đó đăng kí thành lập. Theo khoản 1 Điều 16 Luật thương mại năm 2005 quy định rằng thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận, còn khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập. Từ hai quy định trên cho thấy theo pháp luật Việt Nam việc xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài là dựa vào nơi pháp nhân được thành lập.

2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản 2.3.1 Nội dung của hệ thuộc

Có thể nói tài sản là một đối tượng quan trọng và chủ yếu trong các quan hệ dân sự và cũng là một nội dung quan trọng trong khoa học pháp lý tư pháp quốc tế. Pháp luật của các quốc gia điều có những quy định khác nhau về các quan hệ tài sản, dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật liên quan đến tài sản là không tránh khỏi. Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới điều áp dụng nguyên tắc “luật nơi có tài sản” để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật về tài sản, dựa trên nguyên tắc này thì tài sản ở quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó để giải quyết. Tài sản gồm có bất động sản và động sản, đối với các bất động sản thì nó luôn gắn liền với lãnh thổ của một quốc gia liên quan đến chủ quyền nên trong pháp luật của các quốc gia hay điều ước quốc tế luôn khẳng định nguyên tắc này và xem đây là một sự bắt buộc và hoàn toàn phù hợp với việc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản, còn đối với các động sản do có thể di chuyển qua nhiều nơi nhiều quốc gia mà pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau cho nên tài sản đang ở quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó giải quyết.

2.3.2 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc

Trong các mối quan hệ của xã hội hiện nay thì đa phần đều có liên quan đến tài

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 36 SVTH: Bùi Quốc Hiển

quan đến tài sản như: giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (động sản và bất

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)