Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 51 - 58)

5. Bố cục luận văn

2.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi

2.5.1 Nội dung của hệ thuộc

Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài luôn diễn ra phức tạp, vì thế mà phải có nhiều căn cứ khác nhau để dựa vào đó xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh những quan hệ này. Khi tham gia vào một quan hệ thì các bên phải tiến hành thực hiện những hành vi để thực hiện quan hệ mà mình mong muốn, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng nói chung và hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng. Từ đó, căn cứ vào việc tiến hành thực hiện những hành vi mà các chủ thể tham gia trong quan hệ thực hiện để xác định pháp luật áp dụng. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi được hiểu là hành vi được thực hiện ở nước nào thì pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh những vấn đề cần giải quyết liên quan đến quan hệ đó. Nhưng trong một quan hệ thì chủ thể thực hiện nhiều hành vi khác nhau để đạt được kết quả mà họ mong muốn, ví dụ như khi giao kết hợp đồng thì các bên phải thỏa thuận, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,v.v…. Do

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 46 SVTH: Bùi Quốc Hiển

đó hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi có các dạng khác nhau, các dạng của hệ thuộc bao gồm: hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng; hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng; hệ thuộc luật nơi có hành vi vi phạm pháp luật.

2.5.2 Các dạng của hệ thuộc

* Hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng

Hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng đặt vấn đề xem xét đến nơi giao kết hợp đồng của các bên có tham gia để xác định pháp luật áp dụng, là một dạng của hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi. Hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng dùng để xác định pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng, hợp đồng được giao kết ở đâu thì áp dụng pháp luật của nước đó để điều chỉnh về mặt hình thức của hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng được các bên giao kết ở nước A thì áp dụng pháp luật nước A để điều chỉnh về hình thức của hợp đồng, nếu giao kết ở nước B hay một nước nào khác thì áp dụng pháp luật của nước B hay nước khác đó điều chỉnh hình thức hợp đồng.

* Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng

Việc thực hiện hợp đồng chính là việc mà các bên tham gia trong hợp đồng tiến hành thực hiện những thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện những nghĩa vụ đối với nhau, cũng như quyền của bên này là nghĩa vụ đối với bên kia và ngược lại. Nơi thực hiện hợp đồng là một yếu tố quan trọng gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, vì vậy nơi thực hiện hợp đồng là yếu tố để xác định pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Theo đó, hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng là áp dụng pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, ví dụ nếu hợp đồng thực hiện nước X thì tuân theo pháp luật nước X điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên hoặc thực hiện ở nước Y thì tuân theo pháp luật của nước Y.

* Hệ thuộc luật nơi có hành vi vi phạm pháp luật

Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài có nhiều vấn đề tranh chấp phát sinh giữa các bên mà một phần chính là do sự vi phạm pháp luật mà dẫn đến tình trạng đó. Để điều chỉnh những hành vi này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị hành vi vi phạm pháp luật gây ra thì hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi ngoài hai dạng trên còn tồn tại một dạng thứ ba là hệ thuộc luật nơi có hành vi vi phạm pháp luật, để xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh những hành vi này. Theo đó, thì luật nơi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi vi phạm pháp luật ở đâu thì áp dụng pháp luật của nước đó điều chỉnh, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bảo vệ lợi ích bên bị xâm hại và xác định trách nhiệm của bên vi phạm pháp luật. Nhưng trong vấn đề này một số quốc gia khác nhau thì có quan điểm khác nhau về việc xác định pháp luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật, các quốc gia như Italia, Hy

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 47 SVTH: Bùi Quốc Hiển

Lạp…thì cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại, còn một số quốc gia khác như Mỹ, Pháp…thì cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện hậu quả thực tế từ hành vi gây thiệt hại đó.

2.5.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc

Mỗi một hệ thuộc điều có phạm vi áp dụng riêng, đối với hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi cũng điều chỉnh những vấn đề về mặt pháp lý nhất định. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi dùng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra….Tùy thuộc vào từng trường hợp cần điều chỉnh mà áp dụng pháp luật khác nhau dựa vào các dạng khác nhau của hệ thuộc để xác định pháp luật áp dụng.

Cũng như đối với điều chỉnh về hình thức của hợp đồng pháp luật Việt Nam tại khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng, như vậy quy phạm xung đột này xác định rằng hình thức của hợp đồng tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Ví dụ, A là một công dân của Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán với B là công dân của Nhật Bản, hai bên tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng tại Nhật Bản. Căn cứ vào khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hình thức của hợp đồng giữa A và B được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhật Bản, nơi hai bên tiến hành giao kết hợp đồng. Việc xác định pháp luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng là pháp luật nơi giao kết hợp đồng là phù hợp với thực tiễn của nhiều nước, ngoài ra còn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do của các bên tham gia giao kết hợp đồng, tạo sự thuận lợi về mặt pháp lý cho các bên khi giao kết hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng, tuy nhiên việc xác định nơi giao kết của hợp đồng được xác định khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Nếu nói về nơi giao kết hợp đồng giữa các bên tham gia thì có hai cách thức để thực hiện gồm: giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. Nếu các bên giao kết trực tiếp thì nơi giao kết hợp đồng là nơi mà các bên trực tiếp thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng, việc xác định nơi giao kết hợp đồng dễ dàng xác định hơn. Nhưng nếu các bên giao kết gián tiếp thì việc xác định sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi vì khi gián tiếp tức là các bên không trực tiếp gặp mặt tại cùng một địa điểm, cùng một thời điểm để giao kết hợp đồng. Theo đó khoản 6 điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định ““Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt” là việc giao kết hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác mà các bên giao kết hợp đồng không có mặt tại cùng một địa điểm để ký kết hợp đồng.”. Ví dụ, công ty A ở nước Mỹ gửi một đề nghị giao kết hợp đồng với

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 48 SVTH: Bùi Quốc Hiển

công ty B ở Việt Nam, nhưng hai ngày sau công ty B mới nhận được và chấp nhận lời đề nghị của công ty A và tiến hành thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này các bên không trực tiếp gặp nhau để giao kết hợp đồng mà gián tiếp (qua mail, thư, fax…) thì nơi giao kết hợp đồng là bên công ty A hay công ty B. Theo pháp luật của một số nước ở khu vực Châu Âu như Pháp, Đức và các nước Đông Âu,…thì cho rằng nơi giao kết hợp đồng là nơi bên đề nghị nhận được trả lời của bên được đề nghị (nơi cư trú bên đề nghị) dựa trên cơ sở của thuyết tiếp thu, còn một số nước khác như Anh và Mỹ thì cho rằng nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở

của thuyết tống phát32. Pháp luật Việt Nam Điều 771 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định

trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Như vậy, pháp luật Việt Nam xác định nơi giao kết hợp đồng không theo thuyết tống phát hay thuyết tiếp thu, mà dựa vào quy phạm xung đột xác định rằng pháp luật của nước nào sẽ điều chỉnh về nơi giao kết hợp đồng. Tức là theo kiểu “trung gian”, dựa vào pháp luật của bên đề nghị để xác định nơi giao kết hợp đồng, trước tiên dựa vào pháp luật của nước nơi có bên đề nghị, rồi từ pháp luật nước có bên đề nghị đó xác định nơi giao kết hợp đồng. Tùy thuộc vào pháp luật của nước nơi bên đề nghị cư trú theo thuyết nào để xác định nơi giao kết hợp đồng, nếu như pháp luật của nước nơi có bên đề nghị theo thuyết tiếp thu thì nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên đề nghị giao kết hợp đồng, nếu pháp luật của nước nơi bên đề nghị cư trú theo thuyết tống phát thì nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên nhận được đề nghị. Nếu trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng là ở Việt Nam thì khi đó sẽ dựa vào pháp luật Việt Nam để xác định nơi giao kết hợp đồng, Điều 403 Bộ luật dân sự năm

2005 có quy định “Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không

có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Như vậy, pháp luật nước ta cho phép các bên thỏa thuận nơi giao kết hợp đồng, nếu không tồn tại một sự thỏa thuận nào như thế thì nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên đã đề nghị giao kết hợp đồng (thuyết tiếp thu). Dựa vào tính chất của hợp đồng là sự tự do, bình đẳng thỏa thuận mà pháp luật Việt Nam đã cho phép các bên có quyền thỏa thuận nơi giao kết hợp đồng đều này cũng phù hợp với tính chất của hợp đồng. Ngoài ra, thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt phải dựa vào pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được sự chấp nhận của bên được đề nghị. Nếu bên đề nghị cư trú ở Việt Nam và nhận được trả lời chấp nhận, thì dựa vào pháp luật Việt Nam để xác định thời điểm

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 49 SVTH: Bùi Quốc Hiển

giao kết hợp đồng, Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “1. Hợp đồng dân sự

được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”, nếu các bên giao kết hợp đồng theo những phương pháp trên thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định như Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2005. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài chủ yếu là ở những nước khác nhau, nên chủ yếu là các bên giao kết hợp đồng vắng mặt thông qua các phương pháp khác nhau (mail, fax, thư…) nhằm tiết kiệm các chi phí, thời gian của các bên.

Pháp luật Việt Nam cũng khá “rộng rãi” trong vấn đề giá trị pháp lý của hình thức hợp đồng, nếu hợp đồng vi phạm pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng mà không trái với pháp luật của Việt Nam về hình thức hợp đồng thì vẫn được công nhận ở Việt Nam được quy định tại đoạn cuối khoản 1 điều 770 Bộ luật dân sự 2005. Nếu pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định để điều chỉnh hình thức của hợp đồng, buộc các chủ thể tham gia phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nếu một hợp đồng đáp ứng được các quy định của pháp luật Việt Nam thì chúng ta nên chấp nhận nó, trong trường hợp này thì pháp luật của nước ta đã chấp nhận nếu hình thức của hợp đồng không trái với pháp luật của nước ta.

Pháp luật Việt Nam theo khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác, như vậy không có nghĩa là trong mọi trường hợp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đều tuân theo pháp luật của nước nơi thực hiện. Pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền thỏa thuận pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng, bằng chứng là cụm từ “nếu không có thỏa thuận khác”, nếu không có thỏa thuận thì mới áp dụng theo cách xác định pháp luật của quy phạm xung đột. Nhưng cũng không phải mọi sự thỏa thuận đều được chấp nhận, theo khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều kiện cần và đủ để áp dụng pháp luật của Việt Nam là phải vừa ký kết tại Việt Nam và phải thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam, nếu chỉ có một trong hai thì không áp dụng quy định này hoặc có cả hai điều kiện mà không “trọn vẹn” thì cũng không áp dụng pháp luật Việt Nam, có nghĩa là trong trường hợp hợp đồng

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 50 SVTH: Bùi Quốc Hiển

có ký kết tại Việt Nam và có thực hiện tại Việt Nam nhưng việc thực hiện không hoàn toàn tại Việt Nam. Nhưng không phải lúc nào khi thỏa thuận các bên cũng chỉ định rõ nơi thực hiện hợp đồng là nơi nào, khi các bên không xác định nơi thực hiện hợp đồng thì khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật của Việt Nam. Việc xác định nơi thực hiện hợp đồng cũng đồng thời thể hiện quyền tự do của các bên, quyền tự quyết định trong quan hệ hợp đồng, nếu các bên không xác định thì tiến hành giải quyết cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam buộc phải dựa vào pháp luật của Việt Nam để xác định nơi thực hiện từ đó áp dụng pháp luật của nước đó để điều

Một phần của tài liệu đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)