5. Bố cục luận văn
2.1.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc
Hệ thuộc luật nhân thân dựa trên hai yếu tố quốc tịch của cá nhân và nơi cư trú của cá nhân để xác định pháp luật áp dụng khi một quan hệ pháp lý tư pháp quốc tế phát sinh, hệ thuộc luật nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cá nhân như: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; các quan hệ về quyền nhân thân của cá nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình; quan hệ thừa kế mà tài sản là động sản.
Khi xem xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì theo khoản 1 Điều 762 Bộ
luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước
16 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam (Tái bản lần thứ 6 có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 237.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 25 SVTH: Bùi Quốc Hiển
ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Ví dụ A có quốc tịch Mỹ là con trai của B và làm việc trong công ty sản xuất xe đạp điện của cha mình tại Mỹ. Trong một lần theo đoàn của công ty, A theo cha sang Lào tham dự cuộc triển lãm thương mại cho những loại xe đạp điện, thông qua cuộc triển lãm công ty X của Việt Nam đã tiến hành ký kết một hợp đồng với A để mua xe đạp điện. Nhưng đến khi hết thời hạn giao hàng thì công ty X không nhận được hàng và đến gặp B yêu cầu thực hiện hợp đồng, lúc này B không đồng ý với lý do đưa ra là con trai của mình bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng làm chủ được nên hợp đồng không có giá trị và B cũng không cần phải thực hiện hợp đồng, công ty X đã khởi kiện và yêu cầu Tòa án Việt Nam làm rõ về năng lực hành vi dân sự của A. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 762 đã xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh về năng lực hành vi dân sự của A là pháp luật của nước mà A là công dân, việc A có khả năng nhận thức và điều chỉnh năng lực hành vi của mình hay không là dựa vào pháp luật Mỹ xác định.
Trong quan hệ hôn nhân thì các cá nhân cũng cần phải có đủ những điều kiện nhất định liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe hay có đủ điều kiện thì mới có thể kết hôn và được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân là hợp pháp. Trong việc kết hôn thì đây là quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, nên mỗi cá nhân phải tự thực hiện không thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc kết hôn cho mình được. Ví dụ, Nguyễn Văn Bình là công dân Việt Nam sang Pháp học tập và làm việc, tại Pháp anh có quen với chị Rose là công dân Pháp và hai bên kết hôn với nhau tại Pháp, vậy trong trường hợp này pháp luật của nước nào điều chỉnh việc kết hôn của hai người. Căn cứ vào khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Như vậy để xác định anh Bình và chị Rose có đủ điều kiện kết hôn với nhau thì mỗi bên phải dựa theo pháp luật của nước mà mình có quốc tịch, vậy điều kiện kết hôn của anh Bình phải được xác định theo pháp luật Việt Nam do anh có quốc tịch Việt Nam, còn đối với điều kiện kết hôn của chị Rose thì dựa vào pháp luật của nước Pháp, do chị Rose có quốc tịch Pháp. Hoặc ví dụ, chị Nguyễn Thị Mai là công dân nước Việt Nam kết hôn với Alex là công dân nước Mỹ và chị Mai theo chồng sinh sống tại Mỹ và thường trú tại đây, một thời gian sau chị Mai đã nộp đơn xin ly hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết cho chị Mai được ly hôn với Alex, dựa vào quy định của pháp luật Viêt Nam khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm
17 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam (Tái bản lần thứ 6 có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 238.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 26 SVTH: Bùi Quốc Hiển
2000 “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam”. Vì vậy pháp luật của nước Mỹ nơi hai vợ chồng chị Mai chung sống sẽ được áp dụng để giải quyết việc ly hôn của chị và anh Alex, do chị Mai là công dân Việt Nam nhưng chị không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn, nên khi giải quyết cho chị Mai ly hôn thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải dựa vào pháp luật của nước Mỹ để giải quyết việc ly hôn.
Khi một cá nhân chết thì phát sinh quan hệ thừa kế, khi quan hệ thừa kế phát sinh thì có những vấn đề khác liên quan đến quan hệ này như di sản của người chết để lại, việc phân chia di sản cho các hàng thừa kế, đối với thừa kế theo di chúc thì liên quan đến năng lực lập di chúc của cá nhân,v.v…là những quan hệ phát sinh đều liên quan đến sự kiện pháp lý của một cá nhân. Một cá nhân thì có người thân của họ như cha mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,v.v…là những người thân thích với họ từ khi mới sinh ra, có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với nhau. Chủ yếu họ có chung quốc tịch với nhau cùng là công dân của một quốc gia chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của quốc gia đó, vì vậy mà trong quan hệ thừa kế yếu tố quốc tịch được đặt ra để xem xét áp dụng pháp luật điều chỉnh. Pháp luật Việt Nam cũng dựa vào yếu tố quốc tịch để giải quyết các quan hệ liên quan đến thừa kế, căn cứ vào khoản 1 Điều 767
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Ví dụ, ông Chu Khắc Tường là người có quốc tịch Thái Lan, trong một lần sang Việt Nam du lịch cùng gia đình ông Tường gặp phải tai nạn giao thông và chết tại Việt Nam, vì vậy mà ông Tường không thể lập di chúc lại cho người thân của mình. Khi ông Tường chết thì phát sinh quan hệ thừa kế, do ông không để lại di chúc nên quan hệ thừa kế trên là thừa kế theo pháp luật, người nhà ông Tường yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết việc thừa kế của họ. Dựa vào khoản 1 Điều 767 Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật phải dựa vào pháp luật của nước mà ông Tường có quốc tịch trước khi chết, ông Tường là người Thái Lan và không thay đổi quốc tịch của mình cho đến trước khi chết nên áp dụng pháp luật của Thái Lan để giải quyết các vấn đề về thừa kế theo pháp luật như xác định hàng thừa kế, điều kiện, về tài sản là động sản,v.v…
2.1.4 Trƣờng hợp ngoại lệ của hệ thuộc
Hệ thuộc luật nhân thân có hai dạng là hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú để xác định pháp luật áp dụng đối với mỗi cá nhân trong những quan hệ pháp lý tư pháp quốc tế khi phát sinh, nhưng không phải lúc nào thì việc xác định quốc tịch hay nơi
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 27 SVTH: Bùi Quốc Hiển
cư trú của một cá nhân đó cũng dễ dàng, bởi vì các quan hệ xã hội ngày càng thay đổi và phức tạp hơn nên mọi trường hợp đều có thể xảy ra. Trong trường hợp nếu như cá nhân đó không có quốc tịch của một quốc gia nào, hoặc có hai hay nhiều quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau thì việc xác định pháp luật áp dụng sẽ trở nên phức tạp rất nhiều, hoặc có thể họ cũng không có nơi cư trú thì cũng không thể áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú để xác định pháp luật áp dụng. Trong những trường hợp đặc biệt như vậy thì cần có một phương pháp xác định pháp luật áp dụng khác để giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế khi phát sinh, các nhà lập pháp thấy rằng không thể để một quan hệ như vậy phát sinh mà không có pháp luật điều chỉnh, do đó phải “dự liệu” các trường hợp có thể xảy ra để có thể điều chỉnh các quan hệ đó.
Cá nhân là người không có quốc tịch
Trong xã hội hiện nay thì có rất nhiều vấn đề phát sinh và phức tạp, một cá nhân có thể không có quốc tịch của một quốc gia nào có thể là do bị tước quốc tịch, được thôi quốc tịch hay không đăng kí giữ quốc tịch,v.v…mà không nhập quốc tịch của một quốc
gia nào. Theo khoản 2 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định “Người không
quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”, việc xây dựng các quy phạm xung đột điều chỉnh đối với những người không có quốc tịch được quy định trong pháp luật của các quốc gia, thông thường các điều ước quốc tế xây dựng các quy phạm xung đột xác định pháp luật áp dụng đối với công dân của các bên là thành viên. Sự tồn tại của những người không quốc tịch là một sự thật hiển nhiên tồn tại trong xã hội, trong các quan hệ xã hội bao gồm các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì người không có quốc tịch vẫn tham gia nên phải có những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho những đối tượng này. Pháp luật của Việt Nam cũng đưa ra quy định áp dụng cho những cá nhân là người không có quốc tịch để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ tư pháp quốc tế khi phát sinh,
khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định “Trong trường hợp Bộ luật này
hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước ngoài mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không có quốc tịch là pháp luật của nơi người đó cư trú, nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Đối với cá nhân là người không có quốc tịch, thì khi áp dụng pháp luật điều chỉnh đến đối tượng này pháp luật Việt Nam đã xây dựng một quy phạm xung đột trong đó đưa ra phương pháp xác định pháp luật của nước mà nơi cá nhân là người không có quốc tịch cư trú, đây là một cách giải quyết hợp lí khi cá nhân không có quốc tịch, khi đó quy phạm xung đột này hướng đến nơi cư trú của cá nhân vì vốn dĩ nơi cư trú cũng là một yếu tố quan trọng và là một dạng của hệ thuộc luật nhân thân khi xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 28 SVTH: Bùi Quốc Hiển
nhân thân, hôn nhân và gia đình, năng lực chủ thể, tài sản là động sản. Ví dụ, ông Kim là công dân Hàn Quốc kết hôn với bà Alisa là công dân nước Singapo, do hoàn cảnh gia đình nên ông Kim đã thôi quốc tịch Hàn Quốc và chuyển sang cư trú cùng vợ ở Singapo để xin gia nhập quốc tịch nước này nhưng do còn thiếu nhiều điều kiện của nước này nên ông Kim vẫn chưa nhập quốc tịch của Singapo và ông cũng không có một quốc tịch của một quốc gia nào khác. Năm 2007 ông Kim cùng vợ sang Việt Nam vài ngày để thăm gia đình của chị ông Kim và ông không có nơi cư trú tại Việt Nam, thật không may là ông Kim bị tai nạn giao thông làm ông bị chấn thương vùng đầu rất nặng dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh, không kiểm soát được hành vi của chính mình, nên vợ ông Kim đã nợp đơn yêu cầu Tòa án ở Việt Nam tuyên bố chồng mình bị mất năng lực hành vi dân sự. Dựa vào tình hình đó thì việc tuyên bố ông Kim có bị mất năng lực hành vi dân sự không thì còn cần phải xem xét đến pháp luật của nước nào được áp dụng để xác định một cá nhân như thế nào là bị mất năng lực hành vi dân sự, căn cứ vào khoản 1 Điều 763
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Việc xác định người không có năng lực hành vi dân
sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch”. Trong trường hợp này thì do ông Kim là người có quốc tịch Hàn Quốc nhưng ông đã thôi quốc tịch để xin nhập quốc tịch Singapo nhưng do ông chưa nhập quốc tịch Singapo được và cũng không có một quốc tịch nào nên dựa theo khoản 2 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì ông là người không có quốc tịch, nên không thể áp dụng pháp luật của Hàn Quốc do không còn quốc tịch nước này. Trong trường hợp này áp dụng khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005, thì việc xác định ông Kim có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không phải dựa vào pháp luật của nước Singapo nơi mà ông Kim cư trú do ông Kim là người không có quốc tịch và cư trú tại Singapo.
Quan hệ xã hội là phức tạp và cá thể phát sinh những trường hợp mà chúng ta khó có thể xác định trước được, trong trường hợp trên việc xác định pháp luật áp dụng đối với cá nhân là người không có quốc tịch thì quy phạm xung đột đã đưa ra biện pháp là dựa vào nơi cư trú, đây là một giải pháp rất hay nhưng trong một số trường hợp nào đó thì việc xác định nơi cư trú trở nên phức tạp và có thể cá nhân này lại là người vừa không có quốc tịch mà cũng không có nơi cư trú nào cả, giải thuyết rằng ông Kim trong ví dụ trên là người không có quốc tịch và cũng không có nơi cư trú nào thì rõ ràng việc áp dụng pháp luật của nước nơi mà cá nhân đó cư trú sẽ không còn hữu hiệu nữa. Những trường hợp như vậy thì áp dụng pháp luật Việt Nam đoạn cuối khoản 1 Điều 760 ở trên cũng đã có quy định đến vấn này, rằng nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi mà không có một căn cứ nào về quốc tịch và nơi cư trú thì khoản 1 Điều 760 đã đưa ra biện pháp là áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng 29 SVTH: Bùi Quốc Hiển
luật của chính quốc gia đã ban hành ra quy phạm xung đột này. Việc đưa ra biện pháp áp dụng pháp luật của Việt Nam cũng là biện pháp thích hợp cho trường hợp không có quốc tịch mà cũng không có nơi cư trú, vậy thì khi giải quyết cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam việc này cũng thuận lợi khi áp dụng pháp luật của chính quốc gia mình.
Cá nhân là người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài
Trái ngược với ngoại lệ cá nhân không có quốc tịch thì là một cá nhân có thể có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, nhiều nước hiện nay trên thế giới chấp nhận công