Giọng phóng khoáng, hào sảng

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 69 - 86)

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh

3.3.3. Giọng phóng khoáng, hào sảng

Là một người tiên phong mở đường cho phong cách từ hào phóng ắt hẳn từ của ông mang giọng điệu phóng khoáng hào sảng, có đặc trưng riêng so với phái từ uyển ước.

Giọng phóng khoáng được thể hiện qua những lời từ ngắn dài khác nhau có phá cách khác với phái uyển ước, không theo một quy luật đã định trước nào cả và mang chút dáng dấp "ngông" qua cách sử dụng ngôn từ, điển hình

Mạc thính xuyên lâm đả diệp thanh Hà phương ngâm khiếu khiếu thả từ hành Trúc thượng mang khê khinh thắng mã Thùy phạ!

Nhất soa yên vũ nhiệm bình sinh. (Cứ mặc lá rừng lát xát rơi

Hãy thư thả bước vịnh ngâm chơi Gậy trúc gầy rơm hơn vó ngựa Ai sợ!

Chiếc tơi mưa khói kệ thây đời). [Định phong ba]

Trải qua nhiều đau thương trong cuộc đời, đôi khi ông không còn sợ những sóng gió nữa, cứ mặc kệ tất cả "kệ thây đời" hay "ai sợ", làm nổi bật lên giọng phóng khoáng, hào sảng, giờ đây những sóng gió dù nhỏ hay lớn có lẽ cũng không thể làm ông quỵ ngã được, ta thấy tâm thái của ông thật vững nhờ ông lĩnh hội được học thuyết của đạo thiền, thật đáng để thế hệ sau học hỏi nhiều thứ.

Đới tửu trúng sơn vũ Hòa thùy vãn lượng.

70

(Mang rượu mưa tràn núi,

Say sưa áo tơi nằm ngủ suốt đêm dài).

[Ngư phủ - Ngư phủ túy]

Ông muốn được tự do, hoàn toàn tự do không theo một khuôn khổ nào cả, muốn hòa mình với thiên nhiên "say sưa áo tơi nằm ngủ suốt đêm dài" để tận hưởng không gian của riêng ông, để tâm trạng thả lỏng với thiên nhiên gần gũi để thấy cuộc đời này còn nhiều điều để khám phá. Thêm vào đó, giọng phóng khoáng, hào sảng còn thể hiện rõ nét qua bài sau

Lão phu liễu phát thiếu niên cuồng Tả khiên hoàng

Hữu kình thương Cẩm mạo điêu cầu

Thiên kỵ quyển bình cương Vị báo khuynh thành tùy thái thú Thân xạ hổ

Khán tôn lang.

(Già này trở thói trẻ ngông cuồng Giắt chó vàng

Mang chim ưng Mũ gấm áo cừu

Ngàn ngựa ruổi bãi bằng Đáp lại cả thành theo quan phủ Tay bắn hổ

Vẻ kiêu hùng).

[Giang thành tử]

Quả thật Tô Đông Pha rất "ngông", tuổi đã già mà còn muốn "Giắt chó vàng", "Mang chim ưng" để đi đánh giặc, ông còn muốn tự "Tay bắn hổ" để lập công cứu nước, qua đó toát lên giọng hào hùng, khí thế, phóng khoáng tràn ngập cả bài, không khí ấy lan tỏa và đi sâu vào lòng dân.

Giá cá thốc nô Tu hành thắc sát

71

Linh Sơn đỉnh thượng không tri giới Nhất tòng mê luyến nhọc lâu nhân Thuần y bách kết hồn vô nại Độc thủ thương nhân

Hoa dung phân toái

Không không sắc sắc kim hà tại? Tí gian thích đạo khổ tương tư

Giá cá tương tư hoàn liễu tương tư trái. (Thằng trọc đầu kia,

Tu hành hờ hững.

Trên đỉnh Linh Sơn không giữ giới, Mê luyến theo cùng gái lầu xanh. Áo rách tả tơi thôi đành chịu, Độc thủ hại người,

Làm cho mặt hoa tan nát.

Không không sắc sắc nay thời ở đâu? Trên tay khắc chữ tương tư,

Nợ tương tư bấy giờ trả xong).

[Vô đề]

Một giọng phóng khoáng, hào sảng khác là Tô dám nói thẳng vào sự thật, ông dám trêu đùa nhà sư mà lại si tình. Cái "ngông" của Tô Thức thể hiện ở nhiều khía cạnh kể cả những khía cạnh khó miêu tả nhất thì với ông được đề cập đến một cách rất thẳng thắn và tự nhiên. Ông gọi nhà sư là "Thằng trọc đầu" và đặt câu hỏi bỏ lửng "Không không sắc sắc nay thời ở đâu?" khiến người đọc có nhiều suy ngẫm hơn về cuộc đời.

Xung khẩu xuất thường ngôn Pháp độ pháp tiền quỹ

Nhân ngôn phi diệu xứ Diệu xứ tại vu thị.

(Miệng nói ra lời thường Khuôn phép đà sẵn có Người cho là không hay

72

Cái hay chính ở đó).

[Tiện pháp]

Đó còn là giọng phóng khoáng, hào sảng, bộc lộ rất rõ trong phong cách từ hào phóng

của Tô. Sinh thời ông là một người thẳng thắn, không thích xu nịnh, nghĩ gì nói đó, ông tự nhận xét ngôn từ của mình, ông tự cho rằng mình sáng tác hay song sự thật đúng như vậy, bút pháp của ông thể hiện rất sinh động, hấp dẫn, đó chính là sự thành công trong phong cách hào phóng, phá bỏ những luật lệ nghiêm khắc để tìm được những cốt lõi của vấn đề và ông thể hiện thành những từ khúc thật sự mềm mại và uyển chuyển. Không những vậy, Đông Pha còn sáng tác tách khỏi những điệu luật, chính vì vậy một số tác giả khác nhận xét rằng từ của ông xa rời âm luật, khó hát, khó ngâm nga, song chính điều mà mọi người cho rằng là khuyết điểm thì đó làm nên sự tỏa sáng cho ông trên từ đàn Bắc Tống.

Với sự đan cài nhịp nhàng và linh hoạt của các giọng điệu triết lý suy tư, day dứt và cảm thương, ai oán kể cả phóng khoáng, hào sảng, Tô đã tạo nên một nét riêng trong từ khúc một cách hết sức độc đáo, đa dạng. Những nét đặc sắc trong từ điệu của ông chủ yếu là thể hiện trên bề mặt ngôn ngữ càng làm nổi bật hẳn lên phong cách hào phóng cũng như sự sáng tạo của ông so với những tác giả khác.

73

Kết luận

Được xem như một hiện tượng trên văn đàn thời Tống, Tô Thức đã mang một luồng không khí mới đến cho từ theo phái hào phóng và cũng đưa từ Tống đạt đến sự phát triển đỉnh điểm mà khó có thể tìm ở một thời nào khác. Là người đi tiên phong, mở một hướng đi mới cho từ đàn Bắc Tống theo chủ trương "lấy văn làm thơ", "lấy thơ làm từ", ông đã vận dụng một cách linh hoạt giữa cái truyền thống và cái hiện đại để tạo nên cho từ sự độc đáo, đa đạng về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

Về nội dung, những sáng tác của ông thường gắn liền với nỗi buồn thân phận và buồn thế sự, ông buồn cho những nỗi buồn li biệt. Nỗi buồn ấy có lúc da diết, lúc khắc khoải, có lúc lại dâng trào nhưng lại không hề mang sắc thái tuyệt vọng mà đâu đó trong hồn thơ từ của ông ta lại thấy một sự cố gắng dù là nhỏ nhoi nhưng ta vẫn cảm nhận được tia sáng ấy trong bóng tối của nỗi buồn.

Về nghệ thuật, cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh tương đồng và tương phản giữa tình và cảnh ở phiến 1 và phiến 2 đã mang lại ý nghĩa khái quát cao, làm tăng khả năng biểu cảm và phong phú hơn phong cách từ của Tô. Đối với ngôn từ, Tô Thức sử dụng điển cố cộng thêm việc sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc làm tăng tính hàm súc và tạo nhiều ngôn từ mới mẻ cho hệ thống từ điệu. Song song đó là tác giả sử dụng giọng điệu từ triết lý, suy tư, day dứt, cảm thương, ai oán cho đến giọng phóng khoáng, hào sảng đã làm đa dạng thêm nghệ thuật của những điệu từ trong các sáng tác của ông cũng như tạo ra một luồng sóng mới trong ngôn ngữ cho văn học từ Tống.

Đối với từ, Tô Thức hầu như đã vượt qua được những ràng buộc, quy củ để thể hiện khá đầy đủ những cái nhìn khác nhau trong nghệ thuật bằng sự hài hòa cao độ giữa hào phóng, khoáng đạt với trữ tình, uyển chuyển, hài hước tự nhiên, thanh tân bình bị. Với sự đa dạng trong phong cách như thế, Tô Thức đã trở thành người có công lớn trong phong trào cách tân thơ ca Bắc Tống, đưa từ trở thành một thể thơ cách luật đặc biệt mở ra nhiều hướng phát triển tích cực cho từ Tống nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung.

74

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Châu (2014), Cấu tứ trong Tống từ, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội.

2. Hoàng Lại Giang (2000), Thăng trầm Tô Đông Pha, NXB Văn nghệ, Tp.HCM. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Chương Bồi Hoàn - Lạc Ngọc Minh (2000), Văn học sử Trung Quốc tập 2, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

5. Nguyễn Hiến Lê (1964), Đại cương văn học sử Trung Quốc, tập 3 (từ Ngũ đại đến Hiện đại), NXB Sài Gòn, Tp.HCM.

6. Nguyễn Hiến Lê (1993), Tô Đông Pha, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Lê Huy Tiêu, Lê Đức Niệm (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Khắc Phi (1998), Thơ văn cổ Trung Hoa: Mảnh đất quen mà lạ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý (2007), Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thu Phương (2007), Phong cách nghệ thuật thơ từ Tô Đông Pha, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.

11. Nhiều tác giả biên soạn (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội.

12. Phạm Quân (1999), Tô Đông Pha khoáng đạt nhân sinh, người dịch Nguyễn Quốc Thái, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

13. Tuệ Sỹ (1973), Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng, NXB Văn hóa Sài Sòn, Tp. HCM.

14. Nguyễn Xuân Tảo dịch, Chế Lan Viên giới thiệu (1999), Từ Tống, NXB Văn học, Tp.HCM.

75

16. Nguyễn Chí Viễn (1996), Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

- Tài liệu nghiên cứu từ mạng

76 Mục lục Trang Đề cương tổng quát i MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích yêu cầu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: Khái quát về Tống từtừ của Tô Thức 5

1.1. Khái quát về Tống từ 5

1.1.1. Khái niệm về từ 5

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của từ Tống 6

1.1.2.1. Giai đoạn Bắc Tống 6

1.1.2.2. Giai đoạn Nam Tống 8

1.2. Tác gia Tô Thức 10

1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Thức 10

1.2.1.1. Cuộc đời 10

1.2.1.2. Sự nghiệp 12

1.2.2. Sáng tác từ của Tô Thức 13

Chương 2: Đặc điểm nội dung từ Tô Thức 15

2.1. Buồn thân phận 15

2.1.1. Nỗi buồn li biệt 22

2.1.2. Nỗi buồn xa quê 27

2.2. Buồn thế sự 32

2.2.1. Nỗi buồn về thời cuộc đất nước 32 2.2.2. Nỗi buồn về hiện thực cuộc sống 37

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 41

3.1. Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh 41

77

3.1.2. Cách tổ chức hình ảnh 48

3.2. Ngôn từ nghệ thuật 53

3.2.1. Ngôn từ trang nhã, uyên bác 54 3.2.2. Ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc 57

3.3. Giọng điệu 60

3.3.1. Giọng triết lý, suy tư, day dứt 60 3.3.2. Giọng cảm thương, ai oán 64 3.3.3. Giọng phóng khoáng, hào sảng 67

KẾT LUẬN 71

Tài liệu tham khảo 72

Mục lục

Phụ lục 1 iii

78

Phụ lục 1

Những hình ảnh Tần số xuất hiện Ví dụ

trăng 30 - Song khê nguyệt

Thanh quang thiên chiếu song hà diệp. (Trăng lên trên suối hai dòng

Sen đôi hàng lá đùa trong ánh vàng). [Song hà diệp] - Đối tửu quyển liêm yêu minh nguyệt. (Nâng chén vén rèm mời trăng sáng). [Thiếu niên du] - Nguyệt hữu âm tình viên khuyết Thử sự cổ nan tuyền.

(Trăng có tỏ mờ tròn khuyết Từ xưa khó trọn đều).

[Thủy điệu ca đầu] - Tân nguyệt dữ sầu yên

Mãn giang thiên.

(Khói buồn lòng ánh trăng non

Trăng soi khói tỏa đầy sông khắp trời). [Chiêu quân oán] - Trì bôi dao khuyến thiên biên nguyệt Nguyện nguyệt viên vô khuyết.

(Ven trời nâng chén khuyên mời nguyệt

Nguyện nguyệt tròn không khuyết). [Ngu mỹ nhân] - Khả tích nhất khê phong nguyệt Mạc giao đạp toái quỳnh dao. (Đẹp thay một dãy trăng êm

Quỳnh dao ngọc ấy chớ đem phũ phàng). [Tây giang nguyệt]

79

- Bất tri thiên thượng cung khuyết Kim tịch thị hà niên?

(Đêm nay nơi thiên cung nguyệt điện Chẳng biết thuộc năm nào?)

[Thủy điệu ca đầu] - Ngã túy phách thủ cuồng ca

Cử bôi yêu nguyệt

Đối ảnh thành tam khách. (Ta say vỗ nhịp hát ngao Nâng chén mời trăng

Với bóng thành ba khách). [Niệm nô Kiều] chén, rượu 25 - Bả tửu vấn thanh thiên.

(Nâng chén hỏi trời cao).

[Thủy điệu ca đầu] - Nhất tôn tửu

Hoàng Hà trắc. (Một chén rượu

Sông Hoàng Hà ngả nghiêng). [Mãn giang hồng] - Hửu hoan năng hữu kỷ nhân tri Đối tửu phùng hoa bất ẩm đãi hà thì. (Vui này biết có mấy ai cơ

Sẵn rượu bên hoa chẳng uống đợi bao giờ) [Ngu mỹ nhân]

- Trung thu thuỳ dữ cộng phong quang, Bả trản thê lương bắc vọng.

(Trung thu ai ngắm áng mây đu Nâng chén buồn trông hướng bắc). [Tây giang nguyệt]

80

- Tửu lan bất tất khán thù du Phủ ngưỡng nhân gian kim cổ. (Rượu tàn đừng ước thù du

Nhìn lên xem khắp thiên thu cõi người). [Tây giang nguyệt]

hoa 22 - Tự hoa hoàn tự phi hoa

Dã vô nhân tích tòng dao trụy. (Tựa hoa lại chẳng phải hoa

Rơi rụng mặc không ai luyến tiếc). [Thủy long ngâm] - Trì thượng mịch tàn xuân

Hoa như tuyết.

(Cố tìm lại mùa xuân đang tàn tạ trên hồ Chỉ thấy hoa bạc như tuyết).

[Mãn giang hồng] - Hoa thoái tàn hồng thanh hanh tiểu. (Hoa lạt cánh hồng, hạnh xanh nở). [Điệp luyến hoa] - Tằng túy ly ca yến

Tự tích phong lưu vân vũ tán. (Dưới hoa nay chỉ một mình

Phong lưu dẫu tiếc bập bềnh mây bay). [Nhất hộc châu]

gió 22 - Thế sự nhất trường đại mộng

Nhân sinh kỷ độ thu lương Dạ lai phong dĩ minh lang. (Việc thế một trường mộng lớn Đời người mấy độ buồn thu Hành lang đêm gió vi vu).

81

- Ngã dục thừa phong qui khứ Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ Cao xứ bất thăng hàn.

(Ta muốn bay về theo gió

Chỉ sợ lầu quỳnh gác ngọc Cao thẳm rét nhường bao).

[Thủy điệu ca đầu] - Xuân vị lão

Phong tế liễu tà tà. (Xuân chưa muộn Gió nhẹ liễu la đà).

[Vọng giang nam]

- Tiện dục thừa phong Phiên nhiên qui khứ. (Muốn nhân cơn gió

Phơi phới bay đi).

[Niệm nô kiều] xuân 12 - Trì thượng mịch tàn xuân.

(Cùng em tìm vết xuân tàn).

[Mãn giang hồng] - Kim niên xuân tận

Dương hoa tự tuyết Do bất kiến hoàn gia. (Năm nay xuân hết Hoa dương bay tựa tuyết Vẫn chưa trở lại quê hương). [Thiếu niên du] - Liệu tiễu xuân phong xuy tửu tỉnh. (Heo hắt gió xuân, men rượu tỉnh). [Định phong ba]

82

sương 12 - Mấn vi sương Hựu hà phương. (Tóc đốm sương Truyện coi thường).

[Giang thành tử] - Tảo sinh hoa phát

Nhân gian như mộng. (Tóc vội sương lồng Cõi đời như mộng).

[Niệm nô kiều] - Siêu ngạn sương hoa tận

Giang triều tuyết trận bình.

(Bờ cỏ sương gieo đẫm Nước triều tuyết phủ băng). [Nam ca tử]

núi 10 - Thiên nhai quyện khách

Sơn trung qui lộ. (Chân trời khách mệt Núi cũ tìm về).

[Vĩnh ngộ lạc]

- Sơn đầu tà chiếu khước tương nghinh. (Mặt trời chếch núi đón chào người). [Định phong ba] - Sơn hạ lan nha đoản tẩm khê Tùng gian sa lộ tĩnh vô nê.

(Dưới núi chồi lan tưới nước trong Đường đi không bụi giữa hàng thông). [Cán kê sa]

tuyết 9 - Kinh đào phách ngạn Quyển khởi thiên đôi tuyết. (Bờ gầm sóng hãi

83

Bọt ngầu lên nghìn đống tuyết to). [Niệm nô Kiều] - Phi tuyết tự hoa dương.

(Tuyết rải tựa hoa dương).

[Thiếu niên du] - Do tự đới: Mân Nga tuyết lãng Cẩm giang xuân sắc.

(Vẫn mang theo sông Gấm sắc xuân Mân, Nga sóng tuyết).

[Mãn giang hồng] mưa 8 - Hiểu lai vũ quá

Di tung hà tại? (Trận mưa buổi sớm Dấu vết còn đâu?)

[Thủy long ngâm] - Tiêu tiêu mộ vũ tử qui đề.

(Mưa chiều lất phất tiếng quyên lồng). [Cán kê sa]

- Ân cần tạc dạ tam canh vũ

Hựu đắc phù sinh nhất nhật lương. (Đêm qua canh vắng mưa nhiều

Kiếp phù sinh cũng tịch liêu một ngày). [Giá cô thiên]

sóng 8 - Điểm điểm lâu đầu tế vũ

Trùng trùng giang ngoại bình hồ. (Trong mưa lác đác đầu cung

Ngoài sông hồ nước điệp trùng sóng đưa). [Tây giang nguyệt] - Chiếu dã my my thiển lãng

Hoành không ẩn ẩn tằng tiêu. (Ánh vàng như sóng đầy vơi

84

Lớp mây thấp thoáng ngang trời nhẹ bay).

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)