Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh
3.2.1. Ngôn từ trang nhã, uyên bác
Tô Thức sáng tác theo chủ trương "lấy thơ làm từ", làm cho từ trở nên nhẹ nhàng, trang nhã. Bản thân ngôn ngữ qua thi ca đã có sự gọt giũa và phát triển rất lớn nên khi Tô vận dụng phương thức "lấy thơ làm từ" đã làm cho ngôn ngữ của từ được tiến lên gần với ngôn ngữ thơ, được bay bổng tự do hơn.
Tô Đông Pha sử dụng những điển cố để làm cho từ có tính hàm súc và uyên bác hơn.
Hoa Tư mộng đoạn nhân hà xứ Thính đắc oanh đề hồng thụ Kỷ điểm tường vi hương vũ Tịch mịch nhàn đình hộ.
(Hoa Tư mộng dứt người đâu tá Chỉ thấy oanh kêu cây đỏ Mưa ngát tường vi mấy đóa Vắng lặng buồn sân ngõ).
[Đào Nguyên ức cố nhân]
Trong đoạn trên, Tô Thức sử dụng điển cố "Hoa Tư". Hoa Tư là nước của họ Hoa Tư, tương truyền nơi đây không có vua mà vẫn được thanh bình, thịnh vượng, người dân đều hưởng hạnh phúc ấm no. Theo điển cố trong sách "Liệt sử", Hoàng Đế nằm ngủ trưa mơ thấy đi đến nước Hoa Tư. Điển cố này là dùng để chỉ cảnh thái bình. Có lẽ đây là ước mơ mà Tô muốn hướng đến để mong đất nước được thái bình, thịnh trị, người dân sẽ được ấm no, hạnh phúc.
Tửu lan bất tất khán thù du Phủ ngưỡng nhân gian kim cổ. (Rượu tàn đừng ước thù du
57
[Tây giang nguyệt]
Điển tích "thù du" tức là một loài cây có hoa đẹp. Người xưa quan niệm rằng, vào ngày trùng cửu, hái một cành thù du giắt lên ngực áo rồi lên núi uống rượu hoa cúc sẽ tránh được những tai họa xảy ra. Câu này ngụ ý tác giả muốn nói đến cuộc đời không may mắn, gặp nhiều tai họa của mình, số phận long đong hết bị đày từ nơi này rồi đến nơi khác.
Hay một điển tích khác trong bài "Vĩnh ngộ lạc"
Yến tử lâu không Giai nhân hà tại?
(Lầu én vắng tanh Giai nhân đâu tá?).
[Vĩnh ngộ lạc]
"Yến tử lâu" theo điển tích có nghĩa là có một nàng ca nữ tên là Miện Miện lấy Trương Kiến Phong sinh sống cùng nhau, đến khi Trương chết nàng không chịu lấy ai nữa, chỉ sống một mình trên lầu Yến tử hơn mười năm để tưởng nhớ người xưa cho đến khi qua đời. Bạch cư Dị đời Đường cũng có bài thơ tựa là "Yến tử lâu" với ý nghĩa như trên.
Trong bài "Vọng Giang Nam" cũng có sử dụng điển tích
Hàn Thực hậu Tửu tỉnh khước tư ta Hựu đối cố nhân tư quốc Thả tương tân hỏa thí tân trà Thi tửu sấn niên hoa.
(Qua Hàn Thực
Tỉnh rượu buồn diết da
Chớ gặp người xưa nhớ quê cũ Hãy đem thử lửa mới pha trà Thơ rượu tuổi xuân qua).
[Vọng Giang Nam]
Điển tích được Tô Thức sử dụng trong đoạn trên là "Hàn Thực". Tiết Hàn Thực là ngày ăn nguội không dùng lửa nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch. Chuyện kể rằng Tấn Văn Công ở nước Tấn vì lo việc đánh giặc phục quốc cho nên nhiều lần ông bị thiếu ăn đói đến lả
58
người. Đầu bếp là Giới Chi Thôi thấy vậy liền cắt thịt đùi của mình nấu dâng lên cho Tấn Văn Công. Mãi đến 19 năm sau, Tấn Văn Công về nước được lên ngôi, công danh rạng ngời. Trong lúc phong thưởng cho những người cùng đi theo và có công với ông, ông quên mất Giới Chi Thôi. Giới Chi Thôi cũng không muốn nhắc nhở vì không muốn bon chen danh lợi, vừa hận thói đời đen bạc cho nên ông dẫn mẹ vào rừng Miên Sơn ở ẩn và không muốn nhắc đến chuyện xưa nữa. Tuy nhiên, sau đó có người nhắc lại, Tấn Văn Công nhớ đến chuyện xưa và cho người đi mời Giới Chi Thôi trở về. Ông không chịu về, Tấn Văn Công cho người đốt rừng nhưng ông vẫn nhất quyết không ra và chịu chết cháy trong rừng cùng với mẹ. Sau đó, Tấn Văn Công hối hận cho nên ra lệnh cấm dùng lửa vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ đến công ơn của Giới Chi Thôi và việc đó đã trở thành tục lệ Hàn Thực hằng năm.
Cố lũy tây biên
Nhân đạo thị Tam quốc Chu Du lang Xích Bích Loạn thạch xuyên không
Kinh đào phách ngạn. (Nghe nói phía tây lũy cũ
Xích Bích xưa lừng lẫy tiếng Chu Du Đá chọc mây mù
Bờ gầm sóng hãi).
[Niệm nô kiều]
Do Tô Thức ra chơi ngoài sông Xích Bích nên nhớ lại ngày xưa vào thời Tam Quốc, Tào Tháo đem quân đánh giặc ngô. Nước Ngô có tướng Chu Du cũng tài trí không thua kém gì Tào Tháo, Chu Du dùng kế đốt lửa để phá tan quân Tào ở ngay trên dòng sông Xích Bích. Tô Đông Pha muốn dùng điển cố này để hoài niệm về những người anh hùng đánh giặc lừng lẫy như Chu Du mà nay nhìn lại thời đại của ông thì chỉ toàn là tham quan, vua thì ăn chơi sa đọa làm ông không khỏi đau lòng.
Với việc dùng điển cố làm cho những tác phẩm của Tô Thức có tính hàm súc cao, gây tò mò cho người đọc, khi hiểu rõ được những điển cố ấy chắc chắn đọc giả sẽ cảm thấy những tác phẩm ấy rất hay rất hứng thú. Điều đó góp phần mở rộng nhiều con đường cho từ
có sự phát triển ngày càng phong phú hơn và thoát khỏi sự bó buộc cứng nhắc truyền thống.