Giọng cảm thương, ai oán

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 66 - 69)

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh

3.3.2. Giọng cảm thương, ai oán

Cuộc đời luôn gặp trắc trở triền miên của Tô Thức, đôi khi làm cho ông không khỏi xuống tinh thần và điều đó lí giải tại sao trong một số bài từ điệu của ông không tránh khỏi giọng điệu cảm thương, ai oán cho số kiếp đen đủi của ông.

Tuổi xuân đang trôi thật nhanh qua dòng đời, khi nhìn lại thì chợt nhận ra rằng

Xuân sắc tam phân Nhị phân trần thổ Nhất phân lưu thủy Tế khán lai

Bất thị dương hoa

Điểm điểm thị ly nhân lệ. (Xuân sắc ba phần

Một phần nước trôi Hai phần bụi đất Nhìn kĩ ra

Đâu phải hoa dương

Từng chấm, từng chấm giọt lệ ly biệt). [Thủy long ngâm]

Sức sống của tuổi xuân không còn gì bởi nước đã cuốn trôi và tan vào bụi đất giúp nổi bật lên giọng cảm thương, ai oán cho thân phận của chính ông. Ông còn cảm thấy chán nản bởi "Ruột nẫu tơ vò", ông không muốn làm gì nữa cả và dường như muốn buông xuôi tất cả song ông chỉ biết trách bản thân mình chứ cũng không dám trách ai, kẻo lại mang vạ vào thân và đâu đó có giọng ai oán được cất lên trong lòng từ nhân

Bất hận thử hoa phi tận

67

(Chẳng giận hoa kia bay hết

Giận vườn tây cánh hồng rụng không tài nào chấp được). [Thủy long ngâm]

Ta cũng bắt gặp giọng cảm thương người vợ quá cố của ông qua điệu từ "Giang thành tử"

Thập niên sinh tử lưỡng mang mang Bất tư lường

Tự nan vương Thiên lý cô phần Vô xứ thoại thê lương.

(Mười năm sống chết cách đôi đường Gạt nhớ thương

Vẫn tơ vương

Ngàn dặm nấm mồ côi Xiết nỗi thê lương).

[Giang thành tử]

Nấm mộ cô đơn của vợ ông nằm lẻ loi một mình không người thăm viếng, điều đó xiết nỗi thê lương và điều đó làm bật lên giọng cảm thương của ông đối với người vợ biết bao yêu thương của ông, ông thương cho vợ và cũng thương cho ông biết bao năm phiêu bạt xa nhà nhưng chưa bao giờ được trở về thăm, giọng điệu ấy khiến người đọc đồng cảm với ông một cách sâu sắc và ngưỡng mộ một tình cảm thật đẹp, thật đáng trân quý.

Ân cần tạc dạ tam canh vũ,

Hựu đắc phù sinh nhất nhật lương. (Đêm qua canh vắng mưa nhiều

Kiếp phù sinh cũng tịch liêu một ngày). [Giá cô thiên]

Bên cạnh đó, Tô Đông Pha còn thương cho những kiếp phù sinh nhỏ nhoi giống như cuộc đời nhỏ nhoi, buồn bã của ông. Hay ông còn cảm thương cho người dân, những hình ảnh chen lấn giữa người với người chỉ để được xem quan phủ như thế nào, đối với những người dân họ rất sợ quan phủ nên phải đứng chào mỗi khi quan phủ đi qua. Với những từ ngữ

68

chế giễu này là ẩn bên trong với chất giọng thương xót cho người dân cũng vì tham quan mà cuộc sống của họ khốn khổ, ông thương cho dân giống như thương chính bản thân ông vậy

Tuyền mạt hồng trang khan sứ quân Tam tam ngũ ngũ cức ly môn

Tương bài đạp phách thiên la quần. (Trang điểm ra xem quan phủ qua Bên rào túm tụm đứng năm ba Chen nhau dẫm rách cả quần là).

[Hoán kê sa] hay

Tam niên đông phong hạn Đào hộ liên khi đốn Lão nông thính lỗi thán Lệ nhập cơ trương thống. (Ba năm hạn miền Đông Người đi nhà xiêu đổ Lão nông bỏ cày bừa Nuốt lệ khổ vào lòng).

[Trừ dạ đại tuyết lưu Duy Châu]

Không những thương cho mình mà Đông Pha còn thương cho người dân vì thời tiết không mưa mà cuộc sống trở nên lao đao, lận đận. Thấy dân khổ ông cũng đâu vui sướng gì, ông cảm thấy bất lực khi chỉ biết đứng trơ mắt nhìn mà không thể giúp được gì. Điều duy nhất Tô làm được là chỉ có thể dùng ngòi bút của mình để nói lên cái khổ mà dân phải hứng chịu. Đâu chỉ có yếu tố khách quan do thiên nhiên mà còn có cả yếu tố chủ quan do con người

Tọa đối bì manh cánh tiên thùy. (Ngồi trước dân lành lại dùng roi).

[Hý tử do]

Thử hỏi yếu tố khách quan như vậy đã quá đủ để dân lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vậy mà còn có cả những cực hình do quan phủ dành cho người dân như vậy thì sao

69

họ có thể chịu đựng nỗi. Do đó, Tô đã viết lên những tác phẩm mang giọng điệu cảm thương, thông cảm với người dân cùng khổ.

Giọng điệu cảm thương, ai oán xuất hiện trong những sáng tác của Tô Thức đã làm cho từ khúc của ông mang một chiều sâu tình cảm và mở rộng được đối tượng thưởng thức vì họ tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn qua những từ điệu ấy khiến sáng tác của Tô càng trở nên gần gũi và không xa rời thực tế.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)