Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh
3.1.1. Cách lựa chọn hình ảnh
Do tài liệu hạn chế nên chúng tôi chỉ khảo sát những bài từ nổi tiếng của Tô Thức được nhiều người biết đến, chúng tôi thống kê được một số hình ảnh thường xuất hiện trong tổng số 38 bài từ của Tô Thức (xem ở phần phụ lục 1).
Tô Đông Pha lựa chọn những hình ảnh đó gần gũi với cuộc sống đời thường, phù hợp với việc miêu tả tâm trạng của từ nhân. Đó không phải là những hình ảnh khoa trương, bóng bẩy, cầu kì mà Tô Đông Pha lựa chọn chính những hình ảnh như trăng, gió, hoa, rượu,... những hình ảnh này gần với tâm trạng buồn của từ nhân và đó cũng chính là đặc trưng riêng của từ.
Tô Thức viết theo trường phái phóng khoáng, ông đã đem từ phát triển thành một mảng nghệ thuật trữ tình độc đáo. Những danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước, cuộc sống thanh bình, nhàn nhã hay cuộc sống khó khăn của nhân dân qua ngòi bút của ông đều trở thành đề tài của từ, làm cho từ được bước trên những con đường đẹp, đi sâu vào cuộc sống của quảng đại quần chúng nhân dân.
Theo thống kê, Tô Thức sử dụng những hình ảnh phù hợp với việc miêu tả tâm trạng của tác giả, như hình ảnh "trăng" được tác giả sử dụng nhiều nhất, điển hình:
Tân nguyệt dữ sầu yên Mãn giang thiên.
(Khói buồn lồng ánh trăng non
Trăng soi khói toả đầy sông khắp trời).
[Chiêu quân oán]
hay
Song khê nguyệt
43
(Trăng lên trên suối hai dòng
Sen đôi hàng lá đùa trong ánh vàng).
[Song hà diệp]
Hình ảnh trăng tượng trưng cho đêm khuya vì chỉ khi đêm khuya mới có ánh trăng xuất hiện mà đêm vắng lại là thời gian mà người ta dễ giãi bày niềm tâm sự, những tâm sự chồng chất. Ở đây, tác giả muốn mượn hình ảnh ánh trăng để nói lên tâm sự không thể nói thành lời của mình
Ngã túy phách thủ cuồng ca Cử bôi yêu nguyệt
Đối ảnh thành tam khách. (Ta say vỗ nhịp hát ngao Nâng chén mời trăng
Với bóng thành ba khách).
[Niệm nô kiều]
Thế là Tô Thức chỉ còn biết làm bạn với trăng vàng để giãi bày niềm tâm sự và ông chỉ biết dùng chén rượu để giải sầu cho quên hết những sự vật đang tồn tại xung quanh ông. Bên cạnh đó, rượu là một hình ảnh rất đặc trưng của những từ khúc đời Tống, các tác giả thường dùng rượu để quên đi những nỗi buồn đang ngự trị trong lòng. Hễ buồn là hầu như các tác giả lại tìm đến rượu, họ có thể vui say cùng kỹ nữ hay uống rượu một mình cùng với trăng vàng để gặm nhấm nỗi buồn đang chiếm trọn tâm hồn
Trung thu thuỳ dữ cộng phong quang, Bả trản thê lương bắc vọng.
(Trung thu ai ngắm áng mây đu Nâng chén buồn trông hướng bắc). [Tây giang nguyệt] hay
Hữu hoan năng hữu kỷ nhân tri Đối tửu phùng hoa bất ẩm đãi hà thì. (Vui này biết có mấy ai cơ
44
[Ngu mỹ nhân]
Tìm đến với rượu như một giải pháp không thể thiếu và Tô Thức cố vui với hiện tại dù là những giây phút ngắn ngủi ông cũng chấp nhận, những giây phút ngắn ngủi ấy có thể giúp ông quên đi những việc xảy ra không may trong đời ông cũng như những việc quan trường khiến ông nhiều mệt mỏi. Khi uống rượu vào có cảm giác lâng lâng và lúc ấy mong muốn được giãi bày lại càng tăng lên gấp bội, những tâm sự ấy không thể thổ lộ cùng ai thì tác giả cố tìm chỗ để chứa đựng những tâm sự ấy và thế là khi lâng lâng bay bổng Tô bắt đầu sáng tác những từ khúc, chính những ca từ ấy là nơi để tác giả bộc bạch những điều mà chỉ có từ
mới chuyển tải hết được ý của Tô Thức chứ thơ không thể nào nói hết được.
Nhất tôn tửu Hoàng Hà trắc. (Một chén rượu
Sông Hoàng Hà ngả nghiêng).
[Mãn giang hồng]
Ông muốn dùng rượu để quên đi trời đất, quên cả không gian thời gian. Nhưng nào có quên được vì khi "Tỉnh rượu buồn diết da" (Vọng Giang Nam). Khi uống rượu ông ngẫu hứng làm rất nhiều bài từ nói lên những bức xúc của ông trước thời đại, đó cũng chính là cảm xúc thật nhất trong lòng ông vì sinh thời ông là một người sống ngay thẳng, nghĩ gì nói đó, cũng chính vì vậy mà một số người rất ghét ông.
Sương cũng là hình ảnh mà Tô lựa chọn, ông thường dùng sương với ý nghĩa là mái tóc đã điểm sương nghĩa là tóc đã bạc mà tóc bạc cũng đồng nghĩa với việc ông đã lớn tuổi, hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn khi về già của ông. Một người lớn tuổi mà cô đơn hẳn là buồn, đau đến tột cùng cộng thêm những hoài bão giúp nước vẫn còn đang dở dang thì có lẽ sẽ càng chạnh lòng hơn
Tảo sinh hoa phát Nhân gian như mộng. (Tóc vội sương lồng Cả đời như mộng).
45
Tô Thức rất thường lui tới các kỹ viện để nghe những người ca kỹ đàn hát cho mình nghe những từ khúc và ông sáng tác những từ khúc dành cho họ để họ hát phục vụ ông. Vì thế mà ông chợt nhận ra rằng thân phận của ông cũng không khác gì với những thân phận của những người ca kỹ, trôi nổi khắp nơi, từ đó ông có một sự đồng cảm sâu sắc đối với họ. Chính vì vậy Tô thường dùng hình ảnh hoa với ẩn ý là nói về những người ca kỹ nhưng bên trong đó lại mang dáng dấp thân phận của chính ông
Tự hoa hoàn tự phi hoa
Dã vô nhân tích tòng dao trụy. (Tựa hoa lại chẳng phải hoa
Rơi rụng mặc không ai luyến tiếc). [Thủy long ngâm]
Tằng túy ly ca yến
Tự tích phong lưu vân vũ tán. (Dưới hoa nay chỉ một mình
Phong lưu dẫu tiếc bập bềnh mây bay). [Nhất hộc châu]
Hoa là tượng trưng cho sự mỏng manh, dễ vỡ. Một cánh hoa sao có thể chịu đựng lâu dài được trước những phong ba, bão táp của cuộc đời. Hình ảnh đó gắn liền với cuộc đời của những người kỹ nữ, họ cũng là những thân phận yếu đuối như những cánh hoa song đối với Tô cuộc đời ông cũng đâu khác gì họ. Cuộc đời của Tô Thức cũng chịu đựng nhiều những đau khổ, thân phận của ông cũng như cánh hoa trôi dạt khắp nơi. Sử dụng hình ảnh hoa để thông qua đó nói lên cuộc đời, nói lên sự đau khổ triền miên của ông quả là một sự tài hoa, uyên bác.
Mùa xuân cũng là hình ảnh mà tác giả nhắc đến nhiều trong những sáng tác từ của ông. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, vạn vật nẩy lộc đâm chồi, là mùa của yêu thương đoàn tụ nhưng tác giả sử dụng hình ảnh mùa xuân ở đây lại biểu hiện cho sự cô đơn, nỗi buồn vô hạn bởi mùa xuân sắp hết rồi mà Tô Thức còn đang ở nơi xa xôi nơi góc biển chân trời, biết bao giờ mới có thể trở lại quê hương để không còn cô đơn lẻ loi với những ngày tháng buồn tẻ nơi xa xôi hẻo lánh và nỗi buồn cứ lớn dần mãi theo thời gian
46
Dương hoa tự tuyết Do bất kiến hoàn gia. (Năm nay xuân hết Hoa dương bay tựa tuyết Vẫn chưa trở lại quê hương).
[Thiếu niên du]
Mùa xuân mà tác giả dùng còn mang ý nghĩa là tuổi xuân của tác giả, mỗi mùa xuân gắn với một tuổi.
Trì thượng mịch tàn xuân. (Cùng em tìm vết xuân tàn).
[Mãn giang hồng]
Ông tiếc nuối tuổi xuân trôi qua đi một cách nhanh chóng mà chưa làm được gì cho đất nước, cũng chưa được trở về thăm người em trai thương mến và ông chỉ biết viết thơ gửi Tử Do để nhắc nhớ về những ngày tháng xưa cũ khi anh em còn ở chung một mái nhà, tìm lại một chút hơi ấm của ngày xưa để bớt cô độc nơi đất khách.
Nếu mùa xuân là biểu hiện cho sự đơn độc, lẻ loi thì tuyết là hình ảnh nói lên sự xót thương cho thân phận của từ nhân
Phi tuyết tự dương hoa ...
Dương hoa tự tuyết. (Tuyết rải tựa hoa dương ...
Hoa dương bay tựa tuyết).
[Thiếu niên du]
Hình ảnh hoa tuyết rơi rơi từ trên cao xuống có lẽ sẽ lạnh lẽo vô cùng, mùa đông thì mới có tuyết rơi, mùa đông đã lạnh mà có sự xuất hiện của tuyết lại càng băng giá hơn, giống như sự cô đơn lạnh giá trong tâm hồn tác giả. Những cánh hoa tuyết giống như thân phận của tác giả không biết sẽ rơi đến nơi nào, từ những cánh hoa tuyết bay bay trên nền trời đông lạnh lẽo, người đọc sẽ cảm thấy xót xa cho thân phận của tác giả.
47
Quyển khởi thiên đôi tuyết. (Bờ gầm sóng hãi
Bọt ngầu lên nghìn đống tuyết to). [Niệm nô kiều]
Song song đó, mưa cũng là hình ảnh tạo nên sự tủi thân trong lòng Tô Thức
Đối sàng dạ vũ thính tiêu sắt Hận thử sinh
Trường hướng biệt ly trung.
(Đêm nghe mưa khóc não nùng tiếng tiêu Kiếp này khổ hận đã nhiều
Tương phùng không có lắm điều biệt ly).
[Mãn giang hồng]
Hễ cứ mỗi khi trời mưa chắc hẳn là mỗi người sẽ có tâm trạng buồn nao nao trong lòng, vậy mà trong bài này mưa vào lúc ban đêm lại càng làm cho tâm hồn con người ta tê tái và cô đơn hơn bao giờ hết. Không những vậy, trong đêm mưa còn pha lẫn tiếng tiêu "não nùng", mưa rơi từng giọt từng giọt hòa vào tiếng tiêu sẽ tạo thành một bản nhạc mang màu sắc ảm đạm không lời, sẽ làm cho tác giả nhớ nhà, nhớ quê hương đến quặn thắt. Giọt mưa đang rơi ngoài trời hay trong lòng tác giả đang khóc
Vi vấn đông phong dư như hứa Xuân tổng tại
Dữ thuỳ đồng.
(Lệ rơi hái đóa hồng tàn trao ai Gió đông mấy dặm thổi dài
Đem mùa xuân đến tóc cài sương mây). [Giang thành tử]
Giọt mưa cũng không khác gì với giọt lệ, hình ảnh đó tạo nên sự xót xa vô bờ bến, có lẽ lệ cũng biểu hiện cho sức chịu đựng quá giới hạn của tác giả, khi đau khổ vượt quá giới hạn thì ai cũng phải rơi lệ mà thôi. Những giọt mưa còn xót lại đọng trên cành liễu rơi từng giọt xuống đất khiến tác giả liên tưởng đến giọt lệ và nghĩ đến thân phận chìm nổi, đơn độc của mình
48
Bất thị dương hoa
Điểm điểm thị ly nhân lệ.
(Nhìn kĩ ra đâu phải hoa dương
Từng chấm từng chấm giọt lệ ly biệt).
[Thủy long ngâm]
Bên cạnh đó, núi cũng là không gian mà tác giả thường dùng trong các tác phẩm từ để ám chỉ về quê hương thân yêu. Tủi cho thân phận chìm nổi như cánh hồng của mình bị những "đợt sóng xa" của triều đình làm cho xa xứ, phiêu bạt khắp nơi, lúc này ông nhớ nhà da diết bởi con người ta khi bế tắc trước cuộc sống luôn nghĩ về gia đình đầu tiên. Gia đình là nơi để ta tựa vào những khi cảm thấy mệt mỏi nhất và không bao giờ bỏ rơi ta cho dù có bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, đó vẫn là điểm tựa vững chắc nhất mỗi khi ta yếu lòng
Tân tác song hộ thấp thanh hồng Trường ký bình sơn đường thượng Kỳ chẩm Giang Nam yên vũ Diểu diểu một cô hồng.
(Dưới mây hồng nhà mấp mé nước xanh Còn nhớ mãi vách nhà trên núi
Nghiêng gối nhìn mây khói Giang Nam Đợt sóng xa cánh hồng chìm nổi).
[Thủy điệu ca đầu]
Tóm lại, những hình ảnh tác giả đã dùng trong những từ khúc rất phù hợp với tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một người sinh ra không hợp thời thế nên bị vùi dập, đau khổ triền miên. Tuy vậy, các từ nhân khác cũng dùng những hình ảnh đó rất nhiều vì đó là một đặc trưng riêng của từ, từ thường gắn với nỗi buồn thân phận, buồn thời thế, buồn ly biệt,... và thông qua đó tác giả phản ánh được những điều muốn nói mà thơ không thể nào nói lên hết được những nỗi lòng của họ.