Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh
3.2.2. Ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc
59
Theo quan niệm của Tô Thức là "lấy văn làm thơ" và "lấy thơ làm từ", áp dụng văn và thơ vào từ đã tạo nên cho từ có những câu dài ngắn khác nhau, chuyển tải được trọn vẹn ý mà tác giả muốn hướng đến, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao khi dùng ngôn ngữ một cách tự do mang nhiều hình ảnh và truyền tải được nhiều cảm xúc hơn tới người thưởng thức.
Điển hình như trong bài "Giang thành tử" có rất nhiều ngôn từ được Tô Thức sử dụng mang nhiều hình ảnh và cảm xúc
Bất tư lường Tư nan vương ...
Thiên lý cô phần Vô xứ thoại thê lương. (Gạt nhớ thương Vẫn tơ vương ... Nhìn mặt nín thinh Chỉ nhỏ lệ ngàn hàng). [Giang thành tử]
Sử dụng những từ ngữ nhớ thương, lệ thường gợi lên nhiều cảm xúc cho người đọc. Khi đọc đến đó người đọc sẽ cảm thấy được tình cảm của Tô dành cho vợ ông rất nhiều, tình cảm yêu thương chan chứa của ông đối với nghĩa vợ tình chồng mà nay đã xa cách đôi nơi. Chỉ còn có thể gặp vợ trong mơ nhưng cũng không thể chuyện trò cùng nhau mà chỉ biết khóc thương cho phút tương phùng ngắn ngủi ấy, có lẽ đối với cả hai người chỉ cần nhìn nhau là đủ cho niềm thương nỗi nhớ. Tác giả sử dụng những ngôn từ đó khiến người đọc có sự đồng cảm sâu sắc với ông và có sự ngưỡng mộ tình cảm mà ông dành cho người vợ yêu, tình cảm đó thật đáng quý biết nhường nào.
Xiếu diểu cô hồng ảnh Kinh khởi khước hồi đầu Hữu hận cô nhân tỉnh
Giản tận hàn chi bất khẳng thê. (Bóng hồng mờ cô quạnh Bay vút, ngảnh nhìn về
60
Mối hờn riêng canh cánh
Chọn hết cành sương chẳng đậu nào).
[Bốc toán tử]
Từ hận cũng được Tô Đông Pha sử dụng để gợi cảm xúc mạnh trong bài từ. Cánh chim hồng có lẽ là hiện thân của tác giả với nỗi hận trong lòng, hận nhiều thứ mà không thể nói ra thành lời được, từ hận có nghĩa nhấn mạnh nhưng ở đây tác giả sử dụng có cảm giác nhẹ nhàng chứ không hề nặng nề, đó như là nỗi giận của tác giả với cuộc đời với thời thế. Đó còn là thời than thở về cuộc đời nhiều sóng gió của ông
Hận thử sinh.
Trường hướng biệt ly trung ...
Vô hạn sự tòng đầu thuyết.
Tương khán hoảng như tạc hứa đa niên nguyệt. Y thượng cựu ngân dư khổ lệ,
Mi gian hỉ khí thiêm hoàng sắc tiện dữ quân. Trì thượng mịch tàn xuân,
Hoa như tuyết.
(Kiếp này khổ hận đã nhiều
Tương phùng không có lắm điều biệt ly ...
Cuộc đời rắc rối muôn niên
Gặp nhau như ở một miền chiêm bao Mắt nay ướt dấu lệ xưa
Mừng vui không xóa nét thừa quầng thâm Cùng em tìm vết xuân tàn
Hoa như tuyết muộn bạc tràn hồ xanh).
[Mãn giang hồng]
Tô Thức than cho thân phận mình sao lại gặp nhiều khổ hận, rắc rối, hết chuyện này tới chuyện kia, và người đọc cảm thấy thương cho thân phận nhiều đọa đày của ông. Nhiều khổ hạnh đến nỗi ông cảm thấy bi quan trước cuộc đời, không có những điều tương phùng mà lắm điều biệt ly, ông muốn tương phùng cùng em trai nhưng biết bao giờ mới gặp lại
61
được, hai người ở cách nhau không xa nhưng không thể gặp được nhau, muốn gặp nhau giống như nằm mơ mới gặp được vậy, điều đó khiến người đọc càng thương cảm cho ông nhiều hơn, đôi khi những từ ngữ ông dùng đúng với tâm trạng của nhiều người nên họ càng cảm thông với nỗi khổ của ông. Ông đã rơi lệ khi nhớ về những ngày tháng của hai anh em, từ lệ được sử dụng ở đây khiến người đọc hiểu tình cảm bao la của ông dành cho người em trai không gì thay thế được.
Chuyển chu các Đê ỷ hộ
Chiếu vô miên Bất ứng hữu hận
Hà sự trường hướng biệt thì viên? Nhân hữu bi hoan ly hợp
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết Thử sự cổ nan tuyền.
(Qua gác tía Dòm cửa gấm Dọi canh sầu
Chẳng nên oán giận
Cớ sao tròn mãi lúc lìa nhau Người có vui buồn tan hợp Trăng có tỏ mờ tròn khuyết Từ xưa khó trọn đều).
[Thủy điệu ca đầu]
Tô Thức dùng từ sầu để gợi lên nỗi buồn đau, từ sầu cũng có nghĩa là buồn nhưng dùng nó có ý nghĩa nhấn mạnh hơn từ buồn. Sầu nghe da diết và buồn tủi hơn nhiều, ông sầu đến nỗi không ngủ được và phải thao thức từng canh để đếm những giọt sầu, từ đó ta hiểu được tình cảnh của ông, hiểu được phần nào cảm giác của ông. Nhưng ông cũng tự an ủi mình không nên oán hận làm gì, nếu oán hận thì chỉ càng làm ông đau khổ thêm nên ông nghĩ rằng đó là lẽ thường của cuộc đời, nếu có trách có hận, chỉ hận bản thân không may mắn, sinh không hợp thời mà thôi.
62
Tảo sinh hoa phát Nhân gian như mộng
Nhất tôn hoàn loại giang nguyệt.
(Đáng cười con người đa cảm
Tóc vội sương lồng Cõi đời như mộng
Rượu bầu tưới xuống trăng sông).
[Niệm nô kiều]
Đa tình đa cảm nhưng đa bệnh Đa cảnh lâu trung
Tôn tửu tương phùng
Lạc sự hồi đầu nhất tiếu không.
(Đa tình đa cảm còn đa bệnh Đa cảnh lầu trong
Nâng chén tương phùng
Ngoảnh lại ngày vui thấy rỗng không).
[Thái tang tử]
Người ta thường nói những người đa tình, đa sầu, đa cảm rất dễ bị tổn thương và cuộc đời có nhiều trắc trở. Tô Đông Pha dùng từ đa tình, đa cảm rất đúng với cuộc đời của ông, nó lột tả được số phận con người truân chuyên như phận má hồng, gợi lên hình ảnh cuộc đời nhiều biến cố ập đến dồn dập cho Tô Thức, điều đó khiến độc giả không khỏi xúc động.
Những ngôn từ như lệ, sầu, hận, cảm, tích (thống kê ở bảng phụ lục 2) được Tô Thức dùng ở những vị trí thật đắt làm tăng lên nhiều cảm xúc cho người đọc, cảm thấy bài từ sống động, lôi cuốn hơn chứ không đơn thuần như việc miêu tả lại cảm xúc của tác giả. Chính điều đó đã làm nên sự sáng tạo trong từ khúc của ông so với những các tác giả khác, đó là sự đột phá của Tô Đông Pha khi sử dụng những ngôn từ mang nhiều hình ảnh và cảm xúc kể cả những ngôn từ mang tính hàm súc với những điển cố cũng được tác giả sử dụng rất thuần thục đã tạo nên những từ khúc khó quên trong lòng người đọc. Tô Thức đã không chỉ góp phần làm giàu thêm cho hệ thống ngôn ngữ từ trong nhiều phương diện mà còn tạo cho ngôn ngữ từ của ông phù hợp với xu hướng phát triển ngôn ngữ nghệ thuật từ Tống nói chung
63
nhưng vẫn đảm bảo được những sáng tạo độc đáo mang nét riêng biệt trong những tác phẩm của ông.