Cách tổ chức hình ảnh

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 48 - 55)

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật 3.1 Cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh

3.1.2.Cách tổ chức hình ảnh

Kết cấu của từ gồm 2 phiến đoạn. Nghe qua có thể giống như sự phân chia của hình thức thơ tuyệt cú nhưng lại có những điểm khác biệt nhau. Thứ nhất là "số câu chữ trong một phiến đoạn của bài từ lớn hơn khá nhiều so với số câu chữ trong hai câu đầu/ cuối của bài

49

tuyệt cú" [1, tr. 53]. Thứ hai là đối với từ cần có sự chuẩn bị trước cho diễn đạt ý tưởng còn đối với luật thi thì thường tuân theo những nguyên tắc nhất định về trình tự gãy gọn trong mô hình đề, thực, luận, kết. Do đó, cấu trúc phiến đoạn của từ thường có những dạng sau:

Đầu tiên là phiến 1 tả cảnh, phiến 2 tả tình. Giữa hai phiến này luôn có sự tương đồng với nhau. Ở phiến 1, tác giả tả cảnh để khơi gợi cảm xúc của người thưởng thức hay cũng có thể mượn cảnh để so sánh, làm nền cho việc miêu tả cho tình ở phiến hai, tình ở đây có nghĩa là tâm trạng của chủ thể trữ tình. Điển hình như điệu từ "Chiêu quân oán", phiến 1 tả cảnh thiên nhiên có trăng, sông nước hữu tình, có cả khói tỏa mây bay làm nên một phong cảnh đẹp nhưng đượm màu sắc u buồn, tiếc nuối thời gian trôi nhanh của nhân vật trữ tình ở phiến 2, những cánh hoa rụng tựa như tuổi xuân đang trôi qua nhanh không thể dừng lại nhưng đó vẫn là một quy luật muôn thuở không thay đổi được

Thuỳ tác Hoàn Y tam lộng, Kinh phá lục song u mộng. Tân nguyệt dữ sầu yên, Mãn giang thiên.

Dục khứ hựu hoàn bất khứ, Minh nhật lạc hoa phi nhứ. Phi nhứ tống hành chu, Thuỷ đông lưu.

(Ai làm ba khúc Hoàn Y

Phá tan giấc mộng sầu bi khuê phòng Khói buồn lồng ánh trăng non

Trăng soi khói toả đầy sông khắp trời Sắp đi chân chẳng muốn dời

Mai kia hoa rụng tơ rơi gió đùa Tơ bay tống tiễn thuyền trôi

Theo dòng nước chảy đi hoài về đông).

[Chiêu quân oán]

Hay như trong bài "Bốc vận toán nguyên", phiến 1 cũng tả cảnh đất Thục Ngô đẹp rạng ngời làm nổi bật lên tâm trạng nhân vật trữ tình ở phiến 2 tiếc nuối tuổi thanh xuân khi

50

tuổi đã về chiều, và điều đó được khắc sâu qua hình ảnh "Ưng thị dung nhan lão"(Dung nhan như đã già hơn năm rồi)

Thục khách đáo Giang Nam, Trường ức Ngô sơn hảo.

Ngô Thục phong lưu tự cổ đồng, Quy khứ ưng tu tảo.

Hoàn dữ khứ niên nhân, Cộng tạ Tây Hồ thảo.

Mạc tích tôn tiền tử tế khan, Ưng thị dung nhan lão.

(Khách Thục về đất Giang Nam

Núi Ngô cảnh đẹp rạng quang nhớ hoài Thục Ngô phong nhã từ xưa

Khiến lòng khách muốn trở về sớm hơn. Cùng người cũ tỏ nguồn cơn

Hồ Tây cây cỏ mơn man bên người Nhìn nhau chuốc chén rượu đời Dung nhan như đã già hơn năm rồi).

[Bốc vận toán nguyên]

Tiếp theo là phiến 1 tả tình, phiến 2 tả cảnh. Vẫn là sự tương đồng giữa hai phiến nhưng hoàn toàn ngược lại với kết cấu ý tưởng ở trên. Ở dạng này cảnh vật ở phiến 2 được miêu tả nhằm khắc sâu nội tâm nhân vật ở phiến một và người đọc thường hay có xu hướng quay trở lại nghiền ngẫm phiến 1 khi đã lĩnh hội được đầy đủ ý nghĩa ở phiến 2. Điệu từ

"Lâm giang tiên" là một ví dụ cụ thể

Dạ ẩm Đông Pha tinh phục túy Qui lai phảng phất tam canh Gia đồng tỵ tức dĩ lôi minh Xao môn đô bất ứng

Ỷ trượng thính giang thanh Trường hận thử thân phi ngã hữu

51

Hà thì vong khước doanh doanh Dạ lai phong tĩnh hộc văn bình Tiểu chu tòng thử thệ

Giang hải ký dư sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đêm vắng Đông Pha say với tỉnh Trở về chừng độ canh ba

Ngủ ngon lũ trẻ gáy ran nhà Gõ cửa dựng gậy đợi

Lắng nghe tiếng sông xa Giận nỗi thân này đâu của lão Bao giờ rũ sạch vinh hoa

Canh khuya gió lặng sóng im tờ Thuyền con đi tít tút

Sông biển gửi đời thừa).

[Lâm giang tiên]

Phiến 1 miêu tả nội tâm của Tô Thức khi ông đang say và thao thức trong đêm vì nỗi buồn thời thế. Qua phiến 2 cảnh được miêu tả với canh khuya, sóng, gió, để khắc sâu nội tâm đang đấu tranh dữ dội vì ước nguyện góp công giúp nước chưa thành cộng thêm hình ảnh "Giang hải ký dư sinh"(Sông biển gửi đời thừa) ở phiến 2 càng làm nhấn mạnh thêm nội tâm buồn bã của tác giả.

Một dạng tiếp theo là cả hai phiến đều tả xen kẽ tình và cảnh một cách tương đồng để in sâu được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ví dụ

Sơn hạ lan nha đoản tẩm khê (cảnh)

Tùng gian sa lộ tĩnh vô nê (cảnh)

Tiêu tiêu mộ vũ tử qui đề (cảnh)

Thùy đạo nhân sinh vô tái thiểu (tình)

Môn tiền lưu thủy thượng năng tê (cảnh)

Hưu tương bạch phát xứng hoàng kê (tình) (Dưới núi chồi lan tưới nước trong

52

Mưa chiều lất phất, tiếng quyên lồng Ai bảo đời người không trẻ lại

Nước sông trước cửa chảy ngược dòng Bạc đầu hát khúc rạng trời đông).

[Cán khê sa]

Ở dạng này thường thì phiến 1 nặng cảnh mà nhẹ tình, còn phiến 2 nặng tình mà nhẹ cảnh. Tình và cảnh đan xen nhau với mục đích nhấn mạnh sự lạc quan của tác giả, không buồn vì tuổi già vì đó là quy luật tự nhiên.

Đối lập với sự tương đồng giữa phiến 1 và 2 thì còn có sự tương phản của hai phiến. Ví dụ như sự đối lập ngày xưa tương phùng mà nay đã ly biệt vì công việc

Khước thông thông Huề thủ giai nhân.

(Hôm xưa đất trích tương phùng Mà nay tất bật vô cùng việc công).

[Giang thành tử]

Hay hình ảnh đối lập giữa năm xưa còn ở quê hương mà năm nay vẫn chưa trở về được nơi làng quê yêu dấu vì còn nặng nợ công danh sự nghiệp chưa thành công, còn đường về quê thì xa diệu vợi

Khứ niên tương tống Dư hàng môn ngoại. Kim niên xuân tận Do bất kiến hoàn gia.

(Năm qua tiễn biệt Ngoài cửa Dư Hàng Năm nay xuân hết

Vẫn chưa trở lại quê hương).

53

Đối lập giữa mộng và thực trong điệu "Vĩnh ngộ lạc" là sự đối lập trong mơ thì cảnh vật lung linh huyền ảo như một bức tranh thủy mặc, còn thực tại khi tỉnh giấc thì đêm tối quây quanh, là sự bế tắc trong tâm hồn

Minh nguyệt như sương Hảo phong như thủy Thanh cảnh vô hạn Khúc cảng khiêu ngư Viên hà tả lộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảm ảm mộng vân kinh đoạn Dạ mang mang

Trụng tầm vô xứ

Giác lai tiểu viên hành biến.

(Trăng sáng như sương Gió mát như nước Bầu trời trong suốt Cá nhảy bờ ngòi Sương rỏ lá sen Tỉnh dậy lòng se sắt Đêm mịt mùng Tìm đâu ra chốn

Lần bước vườn con quanh quất Chân trời khách mệt).

[Vĩnh ngộ lạc]

Nhìn chung, yếu tố cảnh và tình trong những bài từ có sự tổ chức ngay từ khi bắt đầu sáng tác, điền từ xen giữa cảnh và tình, tình và cảnh có vẻ rời rạc nhưng thực chất đó chính là điều khác biệt của từ với thơ, từ liên kết chủ yếu về chiều sâu và liên kết về nội dung chứ không đơn thuần là liên kết một cách mạch lạc về mặt hình thức trên văn bản.

Ở một khía cạnh khác đó là về mạn từ, cấu tứ trong mạn từ thường có những tâm trạng đan xen từ quá khứ rồi quay về hiện tại rồi từ hiện tại chuyển về quá khứ hay từ tình chuyển sang cảnh và từ cảnh quay ngược lại tình, kể cả không gian và thời gian cũng được miêu tả

54

với sự đan xem phức tạp gắn liền với tình cảm con người. Do đó, độc giả có thể hiểu lầm rằng những dòng tâm trạng đó rời rạc, không có sự liên kết mạch lạc thế nhưng đó chính là sự khác biệt của từ với thơ, những chỗ ngắn quãng đó chính là do từ nhân cố ý tạo nên để trong khoảng nhịp điệu ngân nga không lời đó người ta có thời gian để thưởng thức và cảm nhận rõ rệt từng câu, từng chữ và cả tình cảm mà tác giả gửi gắm trong từng lời ca của từ điệu, điều đó phản ánh đúng tâm trạng con người giống như nội dung của một số quyển tiểu thuyết thường đan xen quá khứ, hiện tại, tình và cảnh vào nhau để làm nổi bật lên tâm trạng của chủ thể trữ tình. Điển hình như điệu từ "Mãn giang hồng"

Thanh Dĩnh đông lưu, Sầu mục đoạn.

Cô phàm minh diệt. Hoạn du xứ,

Thanh sơn bạch lãng, Vạn trùng thiên điệp.

Cô phụ đương niên lâm hạ ý, Đối sàng dạ vũ thính tiêu sắt. Hận thử sinh.

Trường hướng biệt ly trung, Thiêm hoa phát.

Nhất tôn tửu, Hoàng Hà trắc. Vô hạn sự, Tòng đầu thuyết.

Tương khán hoảng như tạc, Hứa đa niên nguyệt.

Y thượng cựu ngân dư khổ lệ, Mi gian hỉ khí thiêm hoàng sắc. Tiện dữ quân.

Trì thượng mịch tàn xuân, Hoa như tuyết.

55

Buồn trông ẩn hiện cánh buồm xa xa Đổi đi khắp chốn xa nhà

Núi xanh sông bạc bước tha hương chùng Năm xưa rừng thẳm mịt mùng

Đêm nghe mưa khóc não nùng tiếng tiêu Kiếp này khổ hận đã nhiều

Tương phùng không có lắm điều biệt ly Tóc xanh bạc sớm cũng vì

Rượu nồng vừa uống mấy ly

Mà sông Hoàng đã lững lờ ngã nghiêng Cuộc đời rắc rối muôn niên

Gặp nhau như ở một miền chiêm bao Mắt nay ướt dấu lệ xưa

Mừng vui không xóa nét thừa quầng thâm Cùng em tìm vết xuân tàn

Hoa như tuyết muộn bạc tràn hồ xanh).

[Mãn giang hồng] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắt đầu là tả cảnh cánh buồn ẩn hiện trên dòng sông Dĩnh, xen vào đó là nỗi buồn của nhân vật trữ tình khi bị đày đi nhiều nơi và cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống rày đây mai đó. Đột nhiên nhân vật nhớ về kỉ niệm của ngày xưa rồi trách số phận, quay lại hiện tại thì đã uống rượu say để quên đi những phiền muộn và nhân vật lại tiếp tục trách cuộc đời sao nhiều phong ba, muốn gặp người thân sao khó quá, nhân vật chỉ biết viết thư gửi cho em trai để nhớ về những kỉ niệm xưa cũ của hai anh em và đúc kết lại toàn bộ câu chuyện là thời gian, tuổi xuân trôi qua thật nhanh hãy trân trọng những khoảnh khắc bên nhau đừng để tuổi xuân trôi qua đi trong tiếc nuối.

Tóm lại, cách tổ chức hình ảnh trong từ rất đa dạng và phong phú trong nghệ thuật của Tô Thức, do bản chất hứng tác của từ nên Tô đã phá vỡ những nguyên tắc truyền thống làm nên nét riêng trong từ Tô so với các từ nhân khác.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ của tô thức (Trang 48 - 55)