Giải pháp từ các cơ sở kinh doanh dược phẩm

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 63 - 69)

Các cơ sở kinh doanh dược phẩm cần chuẩn bị cho mình một cơ sở pháp lý vững để có thể theo dõi và từ đó thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng, cam kết đảm bảo thực hiện đúng các quy định các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

38Nghịđịnh số 01/NĐHN-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ y tế Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Dược 2005, điều 7, khoảng 3.

Tăng cường vốn và đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất dược phẩm vì hiện tại thì ngành dược Việt Nam đang rất đáng lo ngại về đầu tư thấp và hiệu quả cũng thấp. Do không đủ vốn đầu tư nên doanh nghiệp không có khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất, kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ dẫn đến chất lượng sản phẩm không thật sự quá chất lượng và khả năng sản phẩm cạnh tranh thua kém so với các sản phẩm nhập khẩu. Vì thế các doanh nghiệp cần phải tạo nguồn vốn và chủ

động huy động vốn đầu tư để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá

thành, nghiên cứu các loại dược phẩm mới hiệu quả hơn, chất lượng hơn để có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các dược phẩm nước ngoài. Từ sự phát triển của các daonh nghiệp sản xuất trong nước sẽ kéo theo đó là nguồn dược phẩm cug cấp cho các hệ thống bán lẻ mà đó chính là hệ thống các cơ sở kinh doanh dược phẩm cũng sẽ có được nguồn được phẩm chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định để dược phẩm Việt Nam có thể cạnh tranh với các sản phẩm hập khẩu nên các doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất để sản phẩm giảm được giá thành khi đến tay người sử dụng.

Xây dựng một hệ thống kinh doanh dược phẩm động bộ một hệ thống phân phối mạnh, sâu rộng bao gồm cả việc tăng cường về số lượng và chất lượng hệ thống đại lý, nhà thuốc, trình dược viên. Với cơ cấu sản phẩm và hệ thống phân phối sản phẩm như hiện nay thì việc mở thêm nhiều các kênh phân phối sản phẩm về khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sẽ góp phần lớn cho sự ổn định của thị trường. Với hệ thống phân phối được đồng bộ thì các tiêu chuẩn về sản phẩm, giá cả, chất lượng và đảm bảo được dược phẩm đến người sử dụng là giá phải rẻ và dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn. Tránh việc phân phối dược phẩm tràn lan không chuyên nghiệp dẫn đến hệ lụy là nạn thuốc giả và việc bán lại sử dụng thuốc hết hạn, bán thuốc với gia cả không được kiểm soát gây thiệt thòi rất lớn cho người dân.

KẾT LUẬN ------

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước không ngừng phát triển và với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược và nổi trội đó chính là sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dược phẩm, với sự phát triển mạnh mẽ và đây cũng là một trong những ngành nghề điều kiện, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và cũng là một trong những ngành nghề tạo ra thu nhập cho rất nhiều lao động và là ngành nghề có lãi rất cao. Với sự hấp dẫn từ thu nhập của các cơ sơ kinh doanh dược phẩm thì hiện tại có khá nhiều các cơ sở kinh doanh dược phẩm vẫn chưa tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật nhằm lẫn tránh và trục lợi bất chính.

Pháp luật kinh doanh dược phẩm đã được quy định rõ rành trong Luật Dược 2005 và được hướng dẫn thi hành bởi nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và được sửa đổi, bổ sung một số điều từ nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, và Luật Dược còn được hướng dân thi hành bởi nghị định số 01/NĐHN-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ y tế Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược 2005. Đến nay thi các quy định của pháp luật kinh doanh dược phẩm đang dần được hoàn thiện các hành vi vi phạm đang được các cơ quan chức năng tiến hành xử lý và đưa ngành kinh doanh dược phẩm trở về trật tự, đảm bảo cho sức khỏe cũng như là sự an toàn cho người dân.

Pháp luật kinh doanh dược phẩm là một trong những hệ thống pháp luật rất phức tạp mang tính đặc thù vì đây là một trong những ngành nghề đặc biệt và chịu sự quản lý rất chặc chẽ của pháp luật. đây là một ngành nghề có tính nguy hiểm rất cao vì có liên quan trực tiếp đến cả tính mạng và sức khỏe của mọi người nên pháp luật về kinh doanh dược phẩm luôn được Nhà Nước quan tâm và xây dựng để không ngừng phát triển hệ thống y tế trong cả nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho toàn thể nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1.Luật Phá sản 2004 2.Luật Dược 2005 3.Luật Thương mại 2005 4.Luật Doanh nghiệp năm 2005 5.Luật Bảo hiểm y tế năm 2008

6.Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009 7.Luật Hợp tác xã 2012

8.Luật Giá năm 2012

9.Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

10.Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định hành nghề y, dược tư nhân

11.Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

12.Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

13.Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp

14.Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh Nghiệp

15.Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

16.Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính Phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

17.Nghị định số 01/NĐHN-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ y tế Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược 2005

18.Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phát vi phạm hành trong lĩnh vực y tế

19.Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ quy định về việc phê duyệt Đề án "Quản lý nhà nước về dược phẩm,an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015"

20.Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ Tướng Chính phủ quy định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

21.Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ Y tế quy định Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

22.Thông tư số 46 /2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế quy định Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”

23.Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ kế hoạch và Đầu tư quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

24.Thông tư số 10 /2013/TT-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Y tế quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

25.Thông tư số 08/TTHN-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tê quy định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

26.Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

27.Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ Y tế quy định về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc"

28.Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31 tháng 08 năm 2007 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ công thương quy định hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người

Danh mục trang thông tin điện tử

29.Ban biên tập cổng thông tin Bộ Y tế. Quản lý thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế,http://www.moh.gov.vn/qa/pages/traloichatvandbqh.aspx?ItemID=10, [truy cập ngày 27/10/2014]

30.Trương Nam Hải, Vài nét về công nghiệp dược và nhân lực dược Việt Nam,

hd.edu.vn/221-Vai-net-ve-Cong-nghiep-Duoc-va-nhan-luc-duoc-Viet-Nam, [Truy cập ngày 12/09/2014]

31.Minh Ngọc, Ngành dược và con đường trở thành ngành công nghiệp triệu

đô, Báo điện tử Sức khỏe và đời sống, http://suckhoedoisong.vn/tin-y-duoc/nganh- duoc-va-con-duong-tro-thanh-nganh-cong-nghiep-trieu-do-20120728100639455.htm, [Truy cập ngày 07/09/2014]

32.Yến Ngọc, Thị trường dược phẩm Việt Nam hấp dẫn hiều nhà đầu tư, Báo điện tử Viet Nam Net, http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/suc-khoe/155524/thi-truong- duoc-pham-viet-nam-hap-dan-nhieu-nha-dau-tu.html, [truy cập ngày 10/09/2014]

33.Đức Phương, Hoạt động y, dược tư nhân: thực trạng và giải pháp – Tìm giải pháp siết chặt công tác quản lý, TIN GIA LAI, http://tingialai.com/news/Gia- Lai/Hoat-dong-y-duoc-tu-nhan-Thuc-trang-va-giai-phap-Tim-giai-phap-siet-chat- cong-tac-quan-ly-3-15318/, [truy cập ngày 05/11/2014]

34.Phạm Văn Tám, Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về hành nghề dược nhân, Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Hải Dương, http://soyte.haiduong.gov.vn/ThongTinChuyenNganh/KhamChuaBenh/Pages/%C4%9 0%E1%BA%A9ym%E1%BA%A1nhc%C3%B4ngt%C3%A1cqu%E1%BA%A3nl% C3%BDNh%C3%A0n%C6%B0%E1%BB%9Bcv%E1%BB%81h%C3%A0nhngh%E 1%BB%81yd%C6%B0%E1%BB%A3ct%C6%B0nh%C3%A2n.aspx, [Truy cập ngày 05/11/2014]

35.Phạm Văn Tiến, Những bất cập cảu hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam, Sức khỏe & đời sống, http://suckhoedoisong.vn/thong-tin-y-duoc/nhung-bat-cap- cua-he-thong-phan-phoi-duoc-pham-o-viet-nam-20081114153916585.htm, [truy cập ngày 17/11/2014]

36.Nguyễn Hoàng Tuấn, Lịch sử phát triển của dược học Việt Nam, Báo điện tử Dược liệu, http://www.duoclieu.org/2012/08/lich-su-duoc-hoc-viet-nam.html, [Truy cập ngày 03/08/2014]

37.Thanh Tùng – Liên Châu, Nhiều bất cập trong quản lý dược, Báo THANH NIÊN ONLINE, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120116/nhieu-bat-cap-trong- quan-ly-duoc.aspx, [truy cập ngày 10/11/2014]

38.Hoàng Hiếu Tri, Báo cáo ngành dược phẩm, Cổng thông tin điện tử FBTS Securities,

http://fpts.com.vn/FileStore2/File/2014/04/25/Bao%20cao%20trien%20vong%20ngan h%20Duoc%20pham%202014.pdf, [Truy cập ngày 15/08/2014]

Danh mục các tài liệu khác

39.Phòng phân tích công ty chứng khoáng ngân hàng ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK, phân tích ngành dược Việt Nam, năm 2007

40.Thông báo số 416/TB-VPCP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý Nhà Nước đối với hành nghề y, dược ngoài công lập

41.Hang T. Nguyen, Báo cáo ngành ViettinbankSc ngành dược phẩm Việt Nam, năm 2014

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 63 - 69)