Giải pháp từ các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 58 - 63)

Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có hạn sử dụng và liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, đồng thời nó cũng là hàng hóa thiết yếu cho mọi người dân. Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong quản lý Nhà nước cần xây dựng dựng đồng bộ chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách cạnh tranh lành mạnh, chính sách tiêu dùng, chính sách

nhập khẩu, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược, chính sách phát triển thuốc đông dược…

Để có thể phát triển dược phẩm trong nước và tăng khả năng cạnh tranh với dược phẩm nước ngoài thì trước hết thì cần phải đề cập đến sự quản lý của các cơ quan Nhà nước bởi ảnh hưởng của sự quản lý này là cực kì lớn: Trên thực tế chỉ có Nhà nước mới có thể đưa ra các chính sách đúng đắn tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành dược, chỉ có Nhà nước mới có khả năng điều tiết thị trường kiểm soát việc nhập khẩu thuốc ngoại vào trong nước và cũng chỉ có Nhà nước mới có thể đầu tư ngân sách giúp các doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư cho phát triển dược phẩm. Muốn vậy thì Nhà nước cũng cần có sự trợ giúp đắc lực từ các cơ quan quản lý chuyên môn đó chính là Bộ Y tế.

Phát triển hệ thống y tế toàn diện, rộng khắp là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, từ mục tiêu làm cho tất cả mọi người được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ đến mục tiêu đạt chất lượng phục vụ cao nhất, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Trong suốt những năm qua, hoạt động y dược tư nhân đã hình thành mạng lưới y tế rộng khắp các địa bàn trong cả nước. Nhưng qua thực tế, hoạt động hành nghề y dược tư nhân phải cần sớm khắc phục những tồn tại để hệ thống y dược tư nhân thực sự trở thành nguồn đóng góp mạnh mẽ vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế-xã hội.

Các cơ quan quản lý từ tỉnh đến cơ sở cần mạnh tay chấn chỉnh lại hoạt động của những cơ sở vi phạm bằng các hoạt động như: Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, hướng dẫn cho các cơ sở này hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Bằng các hình thức khác nhau như: kiểm tra, củng cố kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên cho chủ các cơ sở y tế tư nhân, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân để chủ cơ sở sớm nắm bắt thông tin và thực hiện; cần có sự vào cuộc tích cực của tất cả cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân; không phó mặc trách nhiệm cho riêng ngành Y tế; nhân dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý các cơ sở hành nghề. Chủ cơ sở hành nghề cần được cập nhật kiến thức, duy trì việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn với phòng y tế, bệnh viện địa phương nơi hành nghề. Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định, đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các thủ tục pháp lý, thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập vi phạm các quy định về hoạt động y tế, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt đề nhân dân biết, nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm. Đồng thời tuyên truyền biểu dương các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, khám chữa bệnh thực hiện tốt quy chế chuyên môn để người dân lựa chọn cho mình các cơ sở khám chữa bệnh và cung cấp thuốc tin cậy và phù hợp. Có như vậy thì công tác xã hội hoá hoạt động y tế mới mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Giải pháp từ Chính phủ

Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý hà nước về dược,35 Chính phủ với các chính sách về tài chính tiền tệ, chính sách về thuế, chính sách xã hội phải được xây dựng đồng bộ và có tác dụng hỗ trợ các chính sách về dược phẩm. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần phải tạo điều kiện để xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược.

Ra sức chỉ đạo để Bộ Y tế thực hiện đúng và kịp thời để Bộ Y tế có thể hướng dẫn các Sở Y tế thực hiện đúng chức năng của mình để có thể quản lý các cơ sở kinh doanh dược dược phẩm một cách hiệu quả, Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về để Bộ Y tế có thể phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường toàn diện công tác quản lý nhà nước về hành nghề dược tư nhân hoặc là kinh doanh dược phẩm.

Giải pháp từ Bộ Y tế

Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược,36 Bộ Y tế cần siết chặt công tác quản lý, yêu cầu trước tiên vẫn là tuyên truyền giáo dục Luật Khám bệnh - chữa bệnh, Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật có liên qua đến lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chủ cơ sở hành nghề và người dân. Tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng để quản lý vừa có biện pháp tích cực để khuyến khích người dân phát hiện những vi phạm của chủ cơ sở hành nghề để báo cho cơ quan chức năng biết xử lý. Tiếp đến là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất và xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi vi phạm. Sở Y tế sẽ làm việc với chính quyền các huyện, thị xã, thành phố để có văn bản quy chế phối hợp,

35Luật Dược 2005, điều 6, khoảng 1.

phân cấp rõ ràng hơn trong quản lý hoạt động y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh; nhất là phân công trách nhiệm, quyền hạn của Phòng Y tế trong việc chủ động thực hiện và tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình hành động nhằm quản lý tốt hơn hoạt động y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế cần phải thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường toàn diện công tác quản lý nhà nước về hành nghề dược tư nhân. Bộ Y tế sẽ chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động kinh doanh dược phẩm. Tăng cường quản lý người hành nghề thông qua việc cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với tất cả người hành nghề trong toàn quốc, sử dụng phần mềm tin học quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề để áp dụng trong toàn quốc. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thiện để Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra hoạt động của các cơ sở hành nghề dược tư nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm; đoàn kiểm tra của Bộ Y tế do các đồng chí Thứ trưởng làm trưởng đoàn sẽ đi kiểm tra việc quản lý các hoạt động hành nghề dược tư nhân tại các tỉnh, thành phố. Cục Quản lý khám, chữa bệnh và các Sở Y tế trong toàn quốc công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp và phạm vi hoạt động chuyên môn của những cơ sở này để người dân và xã hội tiện theo dõi, giám sát.

Để quản lý hành nghề y dược tư nhân, Bộ Y tế đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở y tế tư nhân hành nghề khám chữa bệnh. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra hành nghề cũng được tăng cường, theo kết quả thì cho thấy có một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, lạm dụng cận lâm sàng, quảng cáo không đúng hoặc vượt quá phạm vi quy định. Một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không đúng với nội dung đã được xác nhận đăng ký, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết. Công tác quản lý nhà nước về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thiếu sự phối hợp

giữa ngành y tế với chính quyền sở tại; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn; công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế tư nhân đóng trên các địa bàn phường, xã, thị trấn chưa được thường xuyên do đội ngũ thanh tra vừa thiếu, vừa yếu.

Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn công tác tiến hành thanh kiểm tra các hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp phường, xã và cấp quận huyện cũng tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn quản lý. Đồng thời, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp luật về hành nghề y dược để nhân dân biết và cùng theo dõi, giám sát. Tăng cường công tác truyền thông, cung cấp các thông tin cho nhân dân để người dân nêu cao cảnh giác, không sử dụng các dịch vụ hoặc hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép.

Bộ Y tế xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc trong cả nước, đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa để bảo đảm đủ thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.37 Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính căn cứ vào yêu cầu và chủ trương hỗ trợ về thuốc trong từng thời kỳ, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các hình thức, chế độ, chính sách hỗ trợ về thuốc đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng giá thuốc không cao hơn giá thuốc bán tại thị xã miền núi, được miễn, giảm hoặc được trợ cấp tiền thuốc.

Giải pháp từ các Sở Y tế

Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác dược của tỉnh. Xây dựng kế hoạch và biện pháp bảo đảm đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh và phòng chống thiên tai, dịch bệnh tại địa phương. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện những quy định về quản lý dược. Hướng dẫn, kiểm tra hành nghề dược trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thực hiện những quy chế chuyên môn về dược trong sản xuất, bảo quản, cung ứng và xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo dõi, giám sát hoạt động thông tin, quảng

37Nghịđịnh số 01/NĐHN-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Bộ y tế Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Dược 2005, điều 6.

cáo, giới thiệu Thuốc. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phòng chống sản xuất, lưu thông thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc gây nghiệm trong ngành Y tế. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý dược theo quy định của Pháp luật. Thống kê, tổng hợp, báo cáo công tác dược theo quy định.

Sở Y tế cần phải thực hiện tốt các chỉ đạo của Bộ Y tế và phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các Quận, huyện tăng cường toàn diện công tác quản lý nhà nước về hành nghề dược tư nhân. Sở y tế sẽ chỉ đạo thực hiện quyết liệt để các Sở Y tế quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Giải pháp từ ngành Y tế và Ủy ban nhân dân các cấp

Ngành Y tế và các ngành liên quan cần rà soát lại các văn bản quản lý, chức năng quản lý về y, dược tư nhân. Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định trong lĩnh vực quản lý hành nghề y, dược tư nhân. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch có hướng dẫn về quảng cáo dịch vụ y tế một cách cụ thể. Bộ Y tế sớm ban hành bộ tiêu chí xếp hạng cơ sở hành nghề tư nhân, thực hiện 4 công khai với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân về lĩnh vực hoạt động, nhân lực, giá cả, có địa chỉ cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của mình. Sở Y tế các địa phương cần tăng cường đào tạo công tác quản lý cơ sở y, dược tư nhân tại địa phương. Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội tăng cường quản lý người nước ngoài đến tổ chức hành nghề y tế tại Việt Nam.

Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và theo dõi việc triển khai thực hiện các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc, tăng cường thông tin, tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý.38

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 58 - 63)