Thực trạng kinh doanh dược phẩm trong nước hiện tại rất khó để có thể có được những con số thống kê một cách chính xác nhất vì con số có thể thay đổi hằng ngày, hằng giờ các hoạt động kinh doanh dược phẩm đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sôi nổi. Bên cạnh những gì đã đạt được thì tình hình kinh doanh dược phẩm đang diễn biến phức tạp và có hướng sẽ tiếp tục phát triển, nhưng kèm theo sự phát triển này sẽ phát sinh một số hệ lụy không như các hiện tượng vi phạm, lách luật để nhằm trục lợi bất chính vẫn đang diễn ra.
Trong khi nền kinh tế cả nước đang phát triển chậm lại ở hầu hết tất cả các ngành nghề thì dược phẩm vẫn ghi nhận một tốc độ tăng trưởng rất cao. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 thì ngành công nghiệp dược phẩm chiếm 1,5% GDP doanh thu toàn ngành đạt 1,11 tỷ USD và có tốc độ tăng trung bình là 16,52%. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng đều tăng trung bình lên tới 18,8%/năm. Do sự phát triển của xã hội và cũng do bản chất của dược phẩm là một sản phẩm không thể thay thế và nhận thức ngày càng cao của con người về việc chăm sóc sức khỏe đã tạo được điều kiện thuận lợi cho ngành dược phẩm phát triển mạnh. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2013 lên tới 3,31 tỷ USD tăng trưởng 18,78%, xuất khẩu đạt 100,04 triệu USD và nhập khẩu là 2,15 tỷ USD. Dự toán tăng trưởng ngành dược phẩm giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 là sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 15,51%/năm và góp khoảng 2,2% GDP. Theo một số thống kê của Ngân hàng Thế giới thì ở Việt Nam năm 2012 thì chi phí sức khỏe chỉ vào khoảng 95USD/người và con số này thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như Singapo 2,286USD/người, Malaysia 346USD/người.29 Có thể thấy rằng ngành dược phẩm vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu chưa đủ khả năng tự chủ được sản phẩm mà vẫn phải phụ thuộc vào những quốc gia khác.
Số lượng dược phẩm được tiêu thụ ở Việt Nam thông qua hình thức bán lẻ ở các quầy thuốc chiếm tới hơn 50% thậm chí là vào khoảng 60%. Mạng lưới quầy
thuốc tư nhân đều được mở rộng qua các năm đến năm 2012 thì cả nước có tới 57,000 quầy thuốc và tương đương với cứ 10,000 dân sẽ có 6,3 quầy thuốc.30 Số lượng quầy thuốc ở Việt Nam năm 2009 là 41,849 quầy thuốc như vậy chỉ sau 3 năm thì số lượng quầy thuốc bán lẻ tăng lên tới gần 16,000 quầy thuốc. Một con số tăng trưởng rất mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng qua các năm hiện tại vẫn chưa có cơ sở nào thống kê đầy đủ số lượng quầy thuốc đang hoạt động đến thời điểm hiện tại.
Trong suốt những năm qua, hoạt động kinh doanh dược phẩm đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động chăm sóc sức khỏe, đã hình thành mạng lưới rộng khắp các địa bàn trong toàn tỉnh. Cũng đến lúc, các cơ quan quản lý từ tỉnh đến cơ sở cần mạnh tay chấn chỉnh lại hoạt động của những cơ sở vi phạm bằng các hoạt động như: Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm, hướng dẫn cho các cơ sở này hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Bằng các hình thức khác nhau như: kiểm tra, củng cố kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên cho chủ các cơ sở kinh doanh dược phẩm, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân để chủ cơ sở sớm nắm bắt thông tin và thực hiện, cần có sự vào cuộc tích cực của tất cả cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân, không phó mặc trách nhiệm cho riêng ngành Y tế, nhân dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý các cơ sở hành nghề. Chủ cơ sở hành nghề cần được cập nhật kiến thức. Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định, đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các thủ tục pháp lý, thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng mức độ vi phạm, hình thức xử phạt đề nhân dân biết, nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm. Đồng thời tuyên truyền biểu dương các cơ sở kinh doanh dược phẩm thực hiện tốt quy chế chuyên môn để người dân lựa chọn cho mình các cơ sở kinh doanh dược phẩm và cung cấp thuốc tin cậy và phù hợp.
Hiện tại vẫn còn tồn tại các quầy thuốc đang hoạt động chui, không có giấy phép, ý thức của chủ cơ sở hành nghề và người dân cố tình vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý vẫn đang diễn ra. Tại Tỉnh Gia Lai thì khi Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành thanh-kiểm tra tại 54 cơ sở hành nghề dược thì có tới 27 cơ sở vi phạm cho thấy rằng tỷ lệ vi phạm chiếm tới gần 46,2% và Đoàn thanh tra liên ngành đã thực hiện hình thức xử phạt bổ sung gồm: tước chứng chỉ hành nghề, tước
quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với 9 cơ sở, đình chỉ hoạt động 1 cơ sở và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc đã hết hạn sử dụng đối với 4 quầy thuốc vi phạm quy định của pháp luật.31 Như vậy vi phạm vẫn đang diễn ra trong số 24 cơ sở vi phạm có tới 4 cơ sở bán thuốc đã hết hạn và tước quyền sử dụng giấy phép đối với 9 cơ sở như vậy có thể thấy rõ ràng rằng các cơ sở này đã vi phạm nghiêm trọng và tỷ lệ lên tới 37% một con số quá đáng để báo động về hành vi vi phạm nghiêm trọng trong kinh doanh dược phẩm, ngoài ra tại thời điểm kiểm tra thì toàn tỉnh Gia Lai có tới 493 cơ sở hành nghề y dược tư nhân nhưng chỉ tiến hành kiểm tra được 54 cơ sở tỷ lệ chỉ là khoảng 1,1% như vậy với tỷ lệ nhỏ như vậy thì đã có thế đánh giá các vi phạm đang diễn ra như thế nào mà vẫn chưa bị xử lý. Tại tỉnh Hải Dương Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra 87 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, phát hiện 16 cơ sở vi phạm, đình chỉ 9 cơ sở và phạt tiền 16 cơ sở với số tiền phạt trên 96 triệu đồng. Các vi phạm thường gặp là: quầy thuốc, nhà thuốc không đủ điều kiện về diện tích, cơ sở vật chất, vệ sinh kém, không giấy phép hành nghề, không đủ điều kiện hành nghề, cơ sở không thực hiện đúng quy chế kê đơn đã gây nhiều phiền hà cho người dân, nhất là bệnh nhân nghèo.32 Tại thời điểm tiến hành kiểm tra thì toàn tỉnh Hải Dương có tới 1541 cơ sở hành nghề y dược tư nhân được cấp phép nhưng chỉ kiểm tra dược 87 cơ sở tỷ lệ kiểm tra chỉ khoảng 0,56% với tỷ lệ nhỏ như vậy thì có thể đánh giá một cách thực khách quan và chính xác được các hành vi phạm đang diễn ra, có thể thấy rằng các Thanh tra Sở Y tế ở các tỉnh gần như bất lực với việc triển khai kiểm tra và quản lý,
Các hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên nhất là các hành vi như là: Người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật, hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, bán thuốc không rõ nguồn góc, cơ sở vật chất không đảm bảo, thậm chí một số cá nhân không có chứng chỉ hành nghề vẫn vô tư bán thuốc cho người dân khi người quản lý chuyên môn vắng mặt, vẫn còn nhiều cơ sở hoạt động mà không có giấy phép, thuê mướn bằng cấp để lên đời nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, các cơ sở vẫn còn vi phạm nhiều về tiêu chuẩn, cách sắp xếp, phân loại nhóm thuốc, tủ thuốc chưa khoa học, một số cơ sở bán thực phẩm chức năng không có chứng chỉ công nhận đảm bảo an toàn
31
Đức Phương, Hoạt động y, dược tư nhân: thực trạng và giải pháp – Tìm giải pháp siết chặt công tác quản lý, TIN GIA LAI, http://tingialai.com/news/Gia-Lai/Hoat-dong-y-duoc-tu-nhan-Thuc-trang-va-giai-phap-Tim-giai- phap-siet-chat-cong-tac-quan-ly-3-15318/, [truy cập ngày 05/11/2014].
32Phạm Văn Tám, Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về hành nghề dược tư nhân, Trang thông tin điện tửSở
Y tế tỉnh Hải Dương,
http://soyte.haiduong.gov.vn/ThongTinChuyenNganh/KhamChuaBenh/Pages/%C4%90%E1%BA%A9ym%E1 %BA%A1nhc%C3%B4ngt%C3%A1cqu%E1%BA%A3nl%C3%BDNh%C3%A0n%C6%B0%E1%BB%9Bcv %E1%BB%81h%C3%A0nhngh%E1%BB%81yd%C6%B0%E1%BB%A3ct%C6%B0nh%C3%A2n.aspx, [Truy cập ngày 05/11/2014].
thực phẩm, bán thuốc không gắn hạn sử dụng, các hoá đơn chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc không rõ ràng, thậm chí không có. Những vi phạm thường xảy ra ở các cơ sở phần lớn là do ý thức của người mua, mua thuốc không theo đơn của bác sĩ, mua theo quảng cáo hoặc sự chỉ bảo của người khác và xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội và bản thân những người hành nghề chưa thấy hết vai trò quan trọng của các thủ tục pháp lý mà họ phải tuân thủ nên có thái độ xem nhẹ vai trò của pháp luật.