Thẩm quyền xử phạt

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 38 - 42)

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm có thứ nhất đối với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền sử phạt là phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 5.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Thứ hai là đối với chủ tich Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt là bao gồm Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 15.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 và nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013. Thứ ba là đối với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm có phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định.

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm có thứ nhất đối với thanh tra viên bao gồm có phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 500.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và

buộc tiêu hủy dược phẩm gây hại cho sức khỏe con người, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Thứ hai là đối với chánh thanh tra Sở Y tế bao gồm có phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định. Thứ ba là đối với chánh thanh tra Bộ và tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cục trưởng Cục Quản lý dược, cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền phạt cảnh cáo. Phạt tiền 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định. Thứ tư đối với trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 70.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định. Thứ năm là đối với trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt là phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định.

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm có thứ nhất là đối với kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền xử phạt bao gồm phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Thứ hai là đối với đội trưởng đội quản lý thị trường có quyền xử phạt bao gồm phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm

hành chính về dược phẩm. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 25.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm các biện pháp là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên dược phẩm. Buộc thu hồi dược phẩm không bảo đảm chất lượng. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật và có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định. Thứ ba là đối với chi cục trưởng cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, trưởng phòng chống buôn lậu, trưởng phòng chống hàng giả, trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền bao gồm có phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đến 50.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định. Thứ tư là đối với cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt bao gồm phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược phẩm. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả mà nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định.

Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm có các cơ quan là Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm thứ nhất là người nào có thẩm quyền xử phạt thì sẽ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Thứ hai là công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo

hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu pháp luật kinh doanh dược phẩm (Trang 38 - 42)