Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 51 - 56)

Mở đầu:

Nhà trường luôn quan tâm đến việc xác lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, Ban đại diện CMHS. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ từ phía Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhiều năm nay đã và đang được phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác vận động xã hội hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ dạy học, hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu hằng năm... Ngoài ra, mối quan hệ giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền ở địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn ngày càng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của nhà trường trung học sơ sở Hiệp Phước huyện Nhà Bè trong những năm qua.

4.1. Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

50

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4.1.1. Mô tả hiện trạng:

a) Vào đầu mỗi năm học, thông qua Đại hội cha mẹ học sinh của các lớp được tổ chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã được thành lập theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh được Phòng Giáo dục và Đào tạo chuẩn y ra quyết định công nhận, hoạt động theo đúng Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H1-1- 03-08].

Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã xây dựng qui chế hoạt động và làm việc cụ thể và hằng năm được phổ biến rộng rãi đến tất cả cha mẹ học sinh toàn trường [H4-4-01-01].

b) Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động [H1-1-03-08].

c) Hằng năm, nhà trường tổ chức các cuộc họp đột xuất và định kỳ vào đầu năm, sau học kỳ 1 và cuối năm học để trao đổi với phụ huynh về công tác giáo dục học sinh và để tiếp thu các ý kiến đóng góp về công tác quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện giải quyết các kiến nghị hợp lý của cha mẹ học sinh [H4- 4-01-01].

4.1.2. Điểm mạnh:

Ban đại diện cha mẹ học sinh của Nhà trường hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT; hoạt động tích cực, nhiệt tình, dành thời gian và công sức cho công tác vận động học sinh ra lớp và luôn đồng hành với trường trong các

51 hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục học hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục học sinh.

4.1.3. Điểm yếu:

Hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ dừng lại ở nhiện vụ hỗ trợ cho trường.

4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả hơn, củng cố và nâng cao trách nhiệm của cha mẹ học sinh, tạo mọi điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực đề xuất các biện pháp giáo dục học sinh.

4.1.5. Tự đánh giá: Đạt

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4.2.1. Mô tả hiện trạng:

a) Trong từng năm học, nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất để phát triển nhà trường [H4-4-02-01]; [H4-4-02-02].

52 b) Nhà trường đã ký kết với Công an xã Hiệp Phước – huyện Nhà Bè trong b) Nhà trường đã ký kết với Công an xã Hiệp Phước – huyện Nhà Bè trong việc gìn giữ an ninh trật tự trên địa bàn xã, phối hợp với xã Đoàn trong các phong trào hội diễn văn nghệ, hội thi, tham gia trồng cây xanh theo kế hoạch “Ngày cuối tuần của tôi”… [H4-4-02-03].

c) Nhà trường huy động các nguồn lực tự nguyện từ Ban Đại diện cha mẹ học sinh thực hiện khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc, thực hiện trao tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H1-1-03-08]; [H4-4-02-04]; [H4-4-02-05].

4.2.2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.

4.2.3. Điểm yếu:

Huy động nguồn lực tự nguyện còn hạn chế và gặp khó khăn do tình hình kinh tế tại địa phương chưa cao.

4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để góp phần xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục ngày phát triển hơn.

4.2.5. Tự đánh giá: Đạt

4.3. Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

53

4.3.1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường kết hợp với cựu chiến binh của xã Hiệp Phước, cán bộ xã Hiệp Phước để xây dựng kế hoạch “viếng và chăm sóc nhà bia tưởng niệm Hiệp Phước” nhằm để để tuyên truyền, giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, Văn hoá dân tộc [H4-4-03-01]; [H4-4-03-02].

b) Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa ở địa phương (Nhà bia tưởng niệm Hiệp Phước) [H4-4-03-01]; [H4-4-03-02].

c) Trong các cuộc họp với cha mẹ học sinh, họp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, nhà trường luôn tuyên truyền nội dung về đổi mới phương pháp dạy học, về các biện pháp phối hợp quản lý và giáo dục học sinh giữa gia đình, nhà trường và địa phương [H1-1-03-14].

4.3.2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã phối hợp hiệu quả với các tổ chức ban ngành, đoàn thể của địa phương trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện tốt việc chăm sóc di tích lịch sử .

4.3.3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa thể hiện rõ tuyên truyền về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và các biện pháp của cha mẹ học sinh cần làm để cùng với nhà trường giáo dục học sinh qua biên bản họp cha mẹ học sinh.

4.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục phối hợp hiệu quả với các tổ chức ban ngành, đoàn thể của địa phương trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện tốt việc chăm sóc di tích lịch sử .

Nhà trường triển khai đến giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và các biện pháp của cha mẹ học sinh cần làm để cùng với nhà trường giáo dục học sinh trong các lần họp cha mẹ học sinh định kỳ.

54

Kết luận về tiêu chuẩn 4:

Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã có sự gắn bó tốt trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc theo đúng Điều lệ trường trung học cơ sở. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm có biện pháp để giáo dục học sinh.

Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương; huy động nguồn lực mạnh thường quân để hoàn thiện hơn cơ sở vật chất và xây dựng môi trường giáo dục toàn diện hơn; huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh.

Số tiêu chí đạt: 3/3

Số tiêu chí không đạt: 0/3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)