Bất cập trong việc xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 84)

5. Bố cục của đề tài

3.1.3.1.Bất cập trong việc xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố

Điểm b, khoản 2, điều 6 của Thông tư 22/2013/TT-BTP: “công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (đồng thời có quốc tịch của nước ngoài) phải nộp giấy chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Quy định này gây khó cho công dân khi họ có yêu cầu, do quy định không rõ ràng “cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan nào nên công dân có quốc tịch nước ngoài không xin được

giấy chứng minh tình trạng hôn nhân ở nước họ. Thông tư yêu cầu công dân đó phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, nhưng không quy định đó là Uỷ ban nhân dân xã, phường như điều 17 nghị định 158/2005/NĐ- CP và xã phường đó có phải là nơi cư trú ở Việt Nam của công dân ấy trước khi định cư ở nước bạn. Khi thông tư có hiệu lực, nhiều công dân không xin được giấy chứng minh tình trạng hôn nhân. Đến ngày 24/2 vừa qua, Tổng lãnh sự quán ở Hoa Kì chấp nhận việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thực tế công dân Việt Nam định cư ở các nước trên thế giới chứ không riêng ở Hoa Kì, những công dân định cư ở các nước khác sẽ không biết cơ quan nào để họ có thể xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Có một số công dân khi họ nhập quốc tịch nước ngoài nhưng họ vẫn còn giữ lại quốc tịch Việt Nam, khi đó họ mang hai quốc tịch, vậy họ phải xin cả hai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, để tránh mất thời gian đa số họ giấu đi một passport, họ thường giấu là passport

Việt Nam, bởi vì thủ tục xin giấy xác nhận của Việt Nam khó hơn nước bạn.

Bên cạnh đó, việc xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải do công dân đó trực tiếp đi nộp gây ít nhiều khó khăn cho người dân. Một số trường hợp công dân đó học tập, làm việc hoặc vì điều kiện kinh tế mà không thể trực tiếp về nước để xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hoặc họ chỉ vừa ra nước ngoài học tập một thời gian ngắn mà phải quay về nước để xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Quy định của Nghị định 24/2013/NĐ-CP trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp.Trong thời hạn 10 ngày, Sở Tư pháp phải thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu. Thực tế công dân có hộ khẩu tại địa phương, gia đình sinh sống tại địa phương nên có thể nhờ công an khu vực, tổ dân phố...hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh thông tin. Tuy nhiên, Nghị định quy định Sở Tư pháp phải thẩm tra, xác minh là không hợp lý, chỉ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, người dân lại mất công chờ đợi (vì các việc xin ý kiến, thẩm tra, xác minh kéo dài đến 14

ngày).Trong khi Nghị định cũng không quy định rõ quy trình cũng như những trường hợp nào thì Sở Tư pháp phải thẩm tra và điều này gây khó khăn cho chính các cơ quan Tư pháp địa phương.

3.1.3.2. Bất cập trong việc xin giấy xác nhận của tổ chức y tế khi làm thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình tính đến ngày nhận hồ sơ. Pháp luật nước ta không quy định cụ thể là tổ chức y tế nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tức là có quyền xin giấy xác nhận của bất kì tổ chức y tế nào, không quy định sẽ khó khăn trong việc quản lý, vì không biết tổ chức y tế nào có thẩm quyền.

Tổ chức y tế cấp giấy xác nhận phải là tổ chức có thẩm quyền cấp, trường hợp cấp sai thẩm quyền, tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về y tế.

Ở đây chỉ yêu cầu có giấy xác nhận của tổ chức y tế xác nhận về các bệnh không nhận thức điều khiển được hành vi mà không quy định về giấy xác nhận của tổ chức y tế về các bệnh truyền nhiễm như HIV, tuy HIV không phải là trường hợp cấm trong việc kết hôn nhưng nếu không xét nghiệm dẫn đến việc không biết và ảnh hưởng nghiêm trọng đến

3.1.3.3. Bất cập trong việc chờ đợi các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay đã quy định các trường hợp cụ thể phải đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài để tư vấn, Trung tâm sẽ cấp cho Giấy xác nhận và giấy này bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn, quy định cấp giấy xác nhận của Trung tâm là quy định mới của Nghị định 24/2013/NĐ-CP. Khi xây dựng nên những quy định này, chắc chắn các nhà làm luật kỳ vọng nó sẽ là điều kiện then chốt để loại bỏ những cuộc hôn nhân có mục đích, đồng thời bảo hộ quyền lợi cho công dân trong nước.

Theo thống kê, trước khi nghị định 24 và Thông tư 22 có hiệu lực, cả nước có gần 20 Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn đang hoạt động. Khi quy định trên có hiệu lực, các Trung tâm này bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi tên gọi, xin lại giấy phép... tuy nhiên việc này cho đến nay vẫn đang được tiến hành và một số ít Trung tâm đã thực hiện chuyển đổi xong. Công dân thuộc những trường hợp nêu trên phải chờ đợi các Trung tâm hoàn tất thủ tục pháp lý để được cấp giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, chỉ với số ít Trung tâm thì vấn đề đặt ra là với những địa phương không có Trung tâm thì không thể giải quyết nhu cầu cho người dân, như vậy, người có yêu cầu họ cư trú ở một nơi lại bắt họ phải đến một nơi khác có Trung tâm để xin hỗ trợ, tư vấn và cấp giấy xác nhận. Điển hình như cô dâu L.ở Hậu Giang và chú rể Đài Loan

chênh lệch nhau hơn 20 tuổi nên họ phải đến Cần Thơ để được tư vấn ở Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chiều 21/2/201475. Đây cũng là một vấn đề để các cơ quan quản lý phải tính đến làm sao người dân không bị làm khó.

Nhiều tỉnh thành có Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài là nhờ dự án của nước ngoài hỗ trợ thành lập và chỉ tư vấn cho các cô dâu Việt chuẩn bị lấy chồng tại đất nước đầu tư dự án, chẳng hạn, Cần Thơ chỉ tư vấn về văn hóa, phong tục, hiểu biết về đất nước, con người Hàn Quốc, Đài Loan. Vậy, nếu cô dâu Việt lấy chồng ở Malaysia, Hoa Kì,… thì tư vấn có lẽ là mang tính chất hình thức, bởi năng lực, trình độ am hiểu của cán bộ về phong tục, tập quán, văn hóa và pháp luật của các nước còn hạn chế nên đây là một vấn đề rất khó thực hiện.

3.2. Giải pháp hoàn thiện về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Từ những bất cập nêu trên Người viết có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài như: tạo điều kiện để mọi người nâng cao ý thức, tuyên truyền những tác hại của kết hôn không đúng mục đích, mở rộng việc ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, quy định cụ thể giấy xác nhận của tổ chức y tế trong khi làm thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài, thành lập các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

3.2.1. Tạo điều kiện để mọi người nâng cao ý thức, tuyên truyền những tác hại của kết hôn không đúng mục đích

Như đã phân tích, nhiều công dân nước ta có trình độ văn hóa thấp, nhận thức chưa đầy đủ về hôn nhân và cuộc sống gia đình mà chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế cho cuộc sống nên việc nâng cao ý thức, công tác tuyên truyền để mọi người hiểu đúng về mục đích của hôn nhân rất quan trọng.

Công tác tuyên truyền giáo dục góp phần hạn chế những suy nghĩ lệch lạc về kết hôn có yếu tố nước ngoài, giúp người dân nhận thức đúng đắn về xây dựng gia đình hạnh phúc theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, giúp những cô gái có ý thức tự bảo vệ mình trước những khó khăn trong cuộc sống gia đình, đồng thời tôn lên vẻ đẹp của con người Việt, tự khẳng định vị trí của nước Việt ra tầm quốc tế.

Tạo điều kiện để người dân có việc làm và thu nhập ổn định, khi đời sống thoải mái người dân họ sẽ không còn gánh nặng về cơm áo gạo tiền và không còn nghĩ đến việc kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế, trang trải cuộc sống.

75

Nghi Anh – Vũ Châu, Báo phụ nữ, cơ quan ngôn luận của hội liên hiệp phụ nữ thành phố HCM, 2014,

http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-lung-tung-duoi-theo-thong- tu/a114083.html, ngày truy cập: [16/8/2014].

Tăng cường hợp tác với các nước để chia sẻ kinh nghiệm về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, cần mở rộng các quan hệ song phương hoặc đa phương hoặc kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hôn nhân và gia đình, cần có các thỏa thuận giữa các nước về nguyên tắc có đi có lại để đảm bảo cho quyền và lợi ích của công dân Việt Nam trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Chúng ta nên tạo điều kiện để mở lớp học về phong tục tập quán, học ngôn ngữ Việt Nam cho người nước ngoài trước khi kết hôn với cô dâu Việt, đồng thời các con lai cũng được học tiếng mẹ đẻ để hài hòa giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài.

Bên cạnh đó, biên soạn các tài liệu và phổ biến cho người có nhu cầu, cô dâu, chú rể về các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài, thực hiện giúp người dân ở những vùng nông thôn nhận thức về những lợi ích cũng như những tác hại trước mắt và lâu dài của kết hôn thông qua môi giới.

3.2.2. Mở rộng việc ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân

Như đã phân tích, việc đăng kí kết hôn không được ủy quyền cho người khác đảm nhận mà phải trực tiếp, việc xác nhận tình trạng hôn nhân phải do đương sự trực tiếp đi xác nhận. Do đó dẫn đến một số khó khăn cho công dân.

Ở một số nơi việc xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài, đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (kể cả công dân Việt Nam học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài) để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong các trường hợp nêu trên vẫn có thể ủy quyền theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên khi Nghị định 24/2013/NĐ-CP được ban hành thì việc ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân trở nên khó khăn, theo quy định đương sự phải trực tiếp đi xác nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điển hình như anh Nguyễn Tuấn Ngọc (ngụ ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) là du học sinh ở Bồ Đào Nha, anh muốn kết hôn với bạn gái ở bên đó nên anh làm giấy ủy quyền (có xác nhận của đại sứ quán Việt Nam ở Bồ Đào Nha) cho cha mình đang cư trú ở Thành phố Hồ Chí Minh xin xác nhận tình trạng hôn nhân để anh đăng kí kết hôn với có bạn nước ngoài đó76, nhưng khi cha anh mang hồ sơ đến quận Tân Bình thì bị từ chối vì theo nghị định 24/2013/NĐ-CP việc xác nhận độc thân cho công dân Việt Nam

76

Bình An, Thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài cần thông thoáng hơn, Báo Pháp luật Việt Nam, 2014,

http://baophapluat.vn/su-kien/thu-tuc-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-can-thong-thoang-hon-183603.html, ngày truy cập: [16/8/2014].

đang sinh sống ở nước ngoài để làm thủ tục kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải do công dân đó trực tiếp nộp hồ sơ.

Mở rộng việc ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân là cần thiết, xác nhận tình trạng hôn nhân không phải là bí mật riêng tư và dù cho có ủy quyền cho người khác cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng, do vậy người thân trong gia đình có thể đi xác nhận tình trạng hôn nhân nếu có giấy ủy quyền, và cán bộ hộ tịch chỉ cần căn cứ vào dữ liệu lưu trữ hộ tịch ở địa phương thì có thể xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu. Do đó, mở rộng việc ủy quyền giúp cho đương sự không mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc vì phải về nước để trực tiếp xác nhận.

3.2.3. Quy định cụ thể giấy xác nhận của tổ chức y tế trong khi làm thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài

Không quy định là tổ chức y tế nào tức là công dân có quyền xin cấp giấy xác nhận của bất kì tổ chức y tế nào nhưng sẽ không biết được cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền nên nếu xin giấy xác nhận nhằm cơ quan thì dẫn đến mất thời gian của người có yêu cầu. Cần quy định cụ thể tổ chức y tế nào là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận để không phải cấp sai thẩm quyền

Để hạn chế việc cấp giấy xác nhận của tổ chức y tế sai thẩm quyền và để thực hiện thống nhất trong phạm vi địa phương và có cơ sở hướng dẫn đương sự đến đúng tổ chức y tế có thẩm quyền lấy giấy xác nhận, tại mỗi địa phương (cấp tỉnh), cơ quan quản lý nhà nước là Sở Tư pháp và Sở Y tế cần trao đổi với nhau để lập Danh sách các tổ chức y tế trên địa bàn tỉnh có thẩm quyền cấp giấy xác nhận y tế. Trường hợp đương sự sử dụng giấy xác nhận do tổ chức y tế thuộc địa bàn tỉnh/thành phố khác cấp thì có thể xác định tính hợp lệ của giấy xác nhận thông qua trao đổi với Sở Tư pháp tỉnh/thành phố đó.

Bên cạnh đó cần xét nghiệm về các bệnh truyền nhiễm của hai bên đương sự để hạn chế trường hợp lừa dối trong kết hôn.

3.2.4. Thành lập các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Có quá ít Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Hầu hết các Trung

tâm này hoạt động chủ yếu với chức năng tư vấn, còn chức năng giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và người nước ngoài tìm hiểu các vấn đề khác có liên quan mà các bên có nhu cầu thì dường như chưa thực sự khả quan, có điều đáng quan tâm là khi công dân có

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 84)