5. Bố cục của đề tài
1.6.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Khoản 1 điều 100 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm
2010: “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.”. Điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên hơn pháp luật quốc gia trong trường hợp Việt
Nam kí kết hoặc tham gia vào điều ước quốc tế mà qui định của điều ước quốc tế có khác so với pháp luật quốc gia thì áp dụng điều ước quốc tế.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ điều 146 đến điều 152 tùy theo mức độ nghiêm trọng của các tội danh mà có
các khung hình phạt khác nhau. Điều 146 của Bộ luật hình sự Việt Nam: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.
Việc quy định pháp luật hình sự liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình là những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự an ninh xã hội đảm bảo cho việc thực thi về quan hệ hôn nhân và gia đình một cách nghiêm chỉnh.
Ngoài các biện pháp xử lý hình sự nêu trên thì Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định ra đời có những quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật, mức xử phạt, hình thức xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt nhằm phân định rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Việc phân định rõ nhằm tránh được tình trạng bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật mà không bị xử lý. Các bên