Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 45)

5. Bố cục của đề tài

2.1.3. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn

Ngoài những điều kiện được phép kết hôn, có những trường hợp không được phép kết hôn quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, những quy định trong điều này là những điều kiện quan trọng trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài lẫn quan hệ kết hôn trong nước.

Điều kiện về tình trạng hôn nhân

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”23. Theo tinh thần chung của Hiến pháp thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 khẳng định nguyên tắc trên.

Điều 4 và khoản 2 điều 10 của Luật này: “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”24, việc

21

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 11, khoản 2.

22

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, điều 146.

23

Hiến pháp năm 2013, điều 36.

24

chung sống như vợ chồng bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người vợ hay chồng hợp pháp kia, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.

Quy định nhằm chống lại sự ảnh hưởng từ lối sống của xã hội tư sản trong hôn nhân, chống lại chế độ đa thê, đa phu trong thời kì phong kiến. Dưới thời kì này, với quan

điểm “đàn ông năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, đề cao vai trò của người

đàn ông và hạ thấp vai trò của người phụ nữ. Qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, vai

trò của người đàn ông và người phụ nữ được cân bằng “cấm lấy vợ lẽ” và do đó hôn

nhân càng hoàn thiện và lấy cơ sở là tình yêu để xác lập hôn nhân và lấy tình yêu vợ chồng để duy trì mối quan hệ. Theo nguyên tắc này chỉ những người chưa kết hôn hoặc những người đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng của họ đã chết hoặc đã ly hôn thì họ mới có quyền kết hôn, nghĩa là những người đang có vợ hoặc chồng sẽ bị cấm kết hôn với nhau và bị cấm kết hôn với những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng.

Trước Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ban hành, pháp luật chấp nhận trường hợp nam nữ lấy nhau, không đăng kí kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng là hôn nhân thực tế bởi tùy thời gian mà họ kết hôn để xác định tính hợp pháp của hôn nhân.

Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, tình trạng hôn nhân được xem là điều kiện quan trọng, nếu thiếu bằng chứng về tình trạng hôn nhân thì không được quyền kết hôn. Tình trạng hôn nhân là kiểm tra hai bên nam và nữ vẫn còn độc thân, để sau đó cơ

quan có thẩm quyền tiến hành xem xét đăng kí kết hôn. “giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng”25, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chỉ cần cho người Việt Nam mà cả người nước ngoài cũng cần có loại giấy tờ chứng minh này.

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”26. Việc pháp luật đưa ra các quy định này không chỉ nhằm bảo vệ các bên đương sự tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà còn bảo vệ các nguyên tắc pháp lý của Việt Nam đồng thời phù hợp với mối quan hệ hữu quan giữa các nước trên thế giới.

25

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 7, khoản 2.

26

Điều kiện về sức khỏe

Người mất năng lực hành vi dân sự là “khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”27. Khi xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự phụ thuộc vào các yếu tố: người đó bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; phải có người yêu cầu tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự; phải có kết luận của tổ chức giám định, lúc này tòa án sẽ quyết định là có tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hay không.

Khi kết hôn, giữa nam và nữ sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân, phát sinh các mối quan hệ khác, trách nhiệm của vợ chồng đối với xã hội. Những người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không điều khiển được hành vi, họ không ý thức được trách nhiệm cũng như sự tự nguyện của mình. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bệnh tâm thần là căn bệnh di truyền, do đó rất cần thiết khi quy định những người này họ không được kết hôn nhằm đảm bảo cho thế hệ sau này khỏe mạnh và phát triển tốt.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cấm kết hôn khi “đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình; đang mắc bệnh hoa liễu”28. Kế thừa và phát huy những quy định trước, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được kết hôn.

“Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”29, việc xác nhận về tình trạng sức khỏe đương sự về năng lực hành vi dân sự rất quan trọng. Điển hình: tháng 7 năm 2010, một vụ án mạng xảy ra khi cô dâu Việt Nam Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc có tên là Jang Du-hyo có tiền sử bệnh tâm thần sát hại chỉ 8 ngày sau khi cưới. Chính phủ Hàn Quốc ra nhiều quy định mới về việc kết hôn với phụ nữ nước ngoài. Theo Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc, việc khám sức khỏe đối với cả chú rể và cô dâu tương lai là bắt buộc30.

27

Bộ luật dân sự năm 2005, điều 22.

28

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, điều 7, điểm b.

29

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 7, khoản 1, điểm c.

30

Ngọc Sơn, Chồng cô dâu Việt bị buộc tội giết người, báo VN Express, 2011, http://vnexpress.net/tin-tuc/the- gioi/nguoi-viet-5-chau/chong-co-dau-viet-bi-buoc-toi-giet-nguoi-2195915.html, [ngày truy cập: 9-8-2014].

Tuy pháp luật quy định về điều kiện sức khỏe khi kết hôn, trên thực tế hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau để xác định tình hình sức khỏe đã khó, trong khi đó kết hôn có yếu tố nước ngoài muốn xác định và kiểm tra vấn đề này càng khó hơn, do đó pháp luật nước ta cần có những quy định cụ thể rõ ràng hơn trong việc xác định tình trạng sức khỏe để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Điều kiện về quan hệ dòng họ hoặc quan hệ thân thuộc

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ được giải quyết theo phong tục tập quán”31, tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình năm 1989 đã thu

hẹp phạm vi chỉ cấm kết hôn “trong phạm vi ba đời”, kế thừa và phát huy những quy

định trước Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định cấm

kết hôn “giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”32. Khoản 12 và khoản 13 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 giải thích: “những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, me đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha lầ đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Dựa trên những cơ sở khoa học đã chứng minh, nếu những người này họ kết hôn với nhau, con cái khi sinh ra sẽ không bình thường và mang nhiều bệnh tật. Pháp luật quy định cấm nhằm bảo vệ giống nòi của một thế hệ tương lai và về luân thường đạo lý. Quy định cấm kết hôn giữa những người đã từng có mối quan hệ gia đình như cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng nhằm duy trì một nền văn hóa của gia đình Việt, góp phần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực như lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để cưỡng ép hôn nhân. Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, những trường hợp cấm kết hôn được nêu trên cũng được đặt ra nhằm đảm bảo một trật tự xã hội và phù hợp với truyền thống của người Việt Nam.

31

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, điều 9.

32

Điều kiện không cùng giới tính

Quyền lập gia đình là một trong những quyền căn bản của con người. Nam, nữ khi đến tuổi trưởng thành đều có quyền lập gia đình. Nhưng trên thực tế hiện nay có những người họ cùng giới tính với nhau nhưng họ lại chung sống với nhau như vợ chồng. Kết hôn giữa những người cùng giới tính là người nam và người nữ không có cảm xúc tình cảm giữa những người khác giới mà lại có tình yêu giữa những người cùng giới tính với họ và lại kết hôn với nhau.

Pháp luật trước đây không có quy định về hiện tượng kết hôn đồng giới. Xã hội phát triển cùng với sự ảnh hưởng của các nước, quyền dân chủ và quyền con người được mở rộng nên hiện tượng này phổ biến, khi đó pháp luật nước ta quan tâm tới vấn đề này và được quy định trong khoản 5 điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Khoản 1 điều 7 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010: “các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, như vậy, khi một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà giữa những người

cùng giới với nhau pháp luật nước ta không công nhận.

Hà Lan là nước đầu tiên công nhận kết hôn đồng giới, cho phép họ kết hôn với nhau như những đôi nam nữ bình thường khác. Một số nước không công nhận kết hôn đồng giới nhưng cho phép họ lập hội và được hưởng những quyền như công dân bình thường (luật của Pháp cho phép người đồng tính luyến ái lập hội từ tháng 10/1999).

Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhằm đảm bảo đạo đức xã hội và truyền thống gia đình Việt, duy trì nòi giống để phát triển đất nước. Trước đây chưa có văn bản nào điều chỉnh vấn đề giới tính, Nghị định 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại giới tính đối với những người bị khiếm khuyết về mặt giới tính đã giải quyết được khó khăn. Nghị định này không ủng hộ kết hôn đồng giới mà là văn bản hướng dẫn điều 36 quyền xác định lại giới tính Bộ luật dân sự 2005. Về việc xác định giới tính chỉ công nhận hai trường hợp: người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính và người có giới tính chưa

được định hình chính xác. “Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật; Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính”33.

33

Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính, điều 2, khoản 1, khoản 2.

Hiện nay ở nước ta có những ý kiến khác nhau về hôn nhân cùng giới. Quan niệm của xã hội về đồng tính cũng như hôn nhân cùng giới chưa được thay đổi đáng kể. Quan điểm về sự gắn kết của cặp đôi đồng tính, mối quan hệ đồng giới vẫn chưa thực sự được hiểu, cảm nhận phổ biến tại Việt Nam và dường như vấn đề này cũng ảnh hưởng đến việc luật hóa quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không cấm kết hôn đồng giới nhưng không thừa nhận.

Khoản 1 điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010

quy định: “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)