Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

1.7.3.Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi

Nguyên tắc nơi thực hiện hành vi là khi một hành vi được thực hiện ở nước nào thì pháp luật nước đó sẽ điều chỉnh hành vi này. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa

đổi bổ sung năm 2010 nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 điều 103: “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau

tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Vậy khi kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài hoặc giữa những người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam, họ không chỉ tuân theo quy định của nước họ mang quốc tịch mà còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nơi họ thực hiện hành vi.

Như vậy, những nguyên tắc nêu trên điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài luôn gắn bó chặt chẽ bổ sung cho nhau, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của đương sự, góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh đa dạng, việc giải quyết các xung đột pháp luật trở thành yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các nước trên thế giới có nhiều cách hiểu về kết hôn có yếu tố nước ngoài, ở Việt Nam quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 14 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 để khẳng định sự phát triển về lý luận của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ này.

Ở Chương này, Người viết nêu lên cơ sở pháp lý, những quy định cụ thể của pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua các văn bản: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thông tư 22/2013/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013, một số văn bản khác có liên quan.

Kết hôn là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, muốn xác lập hai bên nam nữ phải tiến hành thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật. Ở đề tài này Người viết tìm hiểu về điều kiện kết hôn, trình tự thủ tục giải quyết việc kết hôn, thẩm quyền giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam và tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. 2.1. Điều kiện kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam việc chọn luật áp dụng và điều kiện kết hôn được quy định

khoản 1 điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình: “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Điều 103 quy định về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài và dẫn chiếu đến việc chọn luật áp dụng, như vậy sẽ áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam mà điều kiện về kết hôn đối với công dân Việt Nam được quy định tại điều 9 và điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, vậy khi kết hôn người Việt Nam sẽ tuân theo quy định của Việt Nam, người nước ngoài sẽ tuân

theo quy định của người nước ngoài về điều kiện kết hôn, tuy nhiên, việc kết hôn tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn ngoài việc tuân theo quy định của nước mà đương sự mang quốc tịch còn phải tuân theo quy định của nước mà đương sự tiến hành kết hôn tại đó.

Điều kiện kết hôn là những chuẩn mực pháp lý quy định, thừa nhận việc kết hôn giữa nam và nữ, chỉ khi nào đáp ứng đủ các điều kiện thì hôn nhân đó được coi là hợp

pháp, được pháp luật bảo vệ. “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”17. Sự kết hợp căn bản và tất yếu giữa điều kiện cần và điều kiện đủ cho một quan hệ kết hôn hợp pháp.

2.1.1. Điều kiện về độ tuổi kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Tuổi kết hôn là điều kiện đầu tiên cho kết hôn. Một người chỉ được kết hôn khi đã đạt được một độ tuổi nhất định. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung

năm 2010 quy định tại khoản 1 điều 9: “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này “không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm về điều kiện kết hôn”18. Khi nam và nữ đạt đến độ tuổi trưởng thành họ sẽ có thể tự lựa chọn và quyết định việc kết hôn đảm bảo sự tự nguyện của nam nữ khi kết hôn. Một số nước trên thế giới quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn như Tây Ban Nha, Chi lê, một số bang của Mỹ: tuổi kết hôn đối với nam là 14, đối với nữ là 12; Hà Lan, Pháp: tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 16; ở Anh tuổi 16 là tuổi kết hôn cho cả nam và nữ; Trung Quốc: tuổi kết hôn đối với nam là 22, nữ là 20…

Vậy các điều kiện về độ tuổi kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

Thứ nhất, người Việt Nam kết hôn với nhau ở cơ quan đại diện của Việt Nam ở

nước ngoài thì nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Thứ hai, công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài trước cơ quan có

thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài thì độ tuổi kết hôn là nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Thứ ba, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, người nước ngoài kết

hôn với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ theo những quy định của nước mình về độ tuổi kết hôn mà còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn: nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

17

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, điều 8, khoản 2.

18

Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, mục 1, điểm A.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2015 quy định về độ tuổi là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Quy định phù hợp với kinh tế, đồng thời quy định này cho thấy sự nhất quán giữa các quy định. Khi kết hôn chưa đủ tuổi sẽ sinh ra nhiều hệ lụy, cho nên việc quy định độ tuổi tròn (đủ) là cần thiết. Với quy định độ tuổi theo luật hiện hành là không có sự nhất quán giữa các luật có liên quan, gây cản trở cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật. Các luật Việt Nam về năng lực hành vi luôn quy định độ tuổi tròn chỉ có Luật Hôn nhân và gia đình là quy định độ tuổi bước sang. So với pháp luật một số nước, độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam tương đối cao nhưng điều này thể hiện được trình độ văn hóa, phát triển của xã hội, nhận thức của con người giữa các nước khác nhau là khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngoài

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đều

quy định: “việc kết hôn do nam nữ tự nguyên quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”, khoản 2 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”, quy định hành động “lừa dối” là quy định mới so với trước bởi tình hình thực tế khi

kết hôn có nhiều mục đích vụ lợi nên việc quy định như thế hạn chế đi nhiều.

Sự tự nguyện kết hôn là hai bên nam nữ tự quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí thành vợ chồng với nhau, không bị tác động bởi bất kì ai, bởi một hành động nào khiến họ kết hôn trái với ý chí, không đúng nguyện vọng. Sự tự nguyện là cơ sở vững chắc cho một cuộc hôn nhân lâu dài và hạn chế được những vụ ly hôn không đáng có.

Để xác định sự tự nguyện trong hôn nhân, pháp luật quy định: “Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ.”19, “khi phỏng vấn, cán bộ Sở Tư pháp cần làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn của cả hai bên”20, và

“lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản

19

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 10, khoản 1, điểm a.

20

Thông tư 22/2013/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghj định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 7, khoản 2.

chính Giấy chứng nhận kết hôn21.”. Qua đó điều kiện về sự tự nguyện trong quan hệ kết

hôn có yếu tố nước ngoài rất quan trọng.

Quyền kết hôn là quyền nhân thân không thể chuyển giao, vì vậy pháp luật quy định không thể đại diện đăng kí kết hôn, không cho phép sự vắng mặt của hai bên nam nữ nhằm đảm bảo cho ý chí và tình cảm của họ khi kết hôn. Để bảo vệ hôn nhân không bị

gượng ép, lừa dối “người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”22.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài không phải là trường hợp ngoại lệ, vấn đề này lại càng thắc chặt hơn. Đa phần các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài họ không có sự tự nguyện trên cơ sở là tình yêu và mục đích xây dựng gia đình mà sự tự nguyện này được xây dựng trên mục đích vụ lợi, vì vậy dù có sự tự nguyện nhưng sự tự nguyện đó không vì mục đích xây dựng gia đình thì sẽ không được pháp luật công nhận.

Quy định về sự tự nguyện trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã phần nào hạn chế được tình trạng hôn nhân vụ lợi, sự áp đặt của cha mẹ như trong thời kì phong kiến trước đó, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, thế hệ tương lai được giáo dục hoàn thiện hơn.

2.1.3. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn

Ngoài những điều kiện được phép kết hôn, có những trường hợp không được phép kết hôn quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, những quy định trong điều này là những điều kiện quan trọng trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài lẫn quan hệ kết hôn trong nước.

Điều kiện về tình trạng hôn nhân

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”23. Theo tinh thần chung của Hiến pháp thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 khẳng định nguyên tắc trên.

Điều 4 và khoản 2 điều 10 của Luật này: “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”24, việc

21

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 11, khoản 2.

22

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, điều 146.

23

Hiến pháp năm 2013, điều 36.

24

chung sống như vợ chồng bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người vợ hay chồng hợp pháp kia, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 35)