5. Bố cục của đề tài
2.4.2. Thẩm quyền đăng kí kết hôn của cơ quan đại diện Việt Na mở
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định: “cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng kí kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng kí, giải quyết đó không trái với pháp luật của nước sở tại; có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”47, tiếp thu và kế thừa những quy định trên điều 3 khoản 6 nghị định 24/2013/NĐ-CP quy định Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm
45
Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, điều 6, khoản 1.
46
Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 3, khoản 1.
47
quyền thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp cụ thể sau: Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài, nếu việc đăng ký kết hôn đó không trái với pháp luật của nước sở tại. Kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, nếu họ có yêu cầu.
2.4.3. Thẩm quyền đăng kí kết hôn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Khi công dân Việt Nam kết hôn với nhau hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài, ngoài việc công dân Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật ở nước mà công dân Việt Nam muốn tiến hành đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
sẽ được công nhận ở Việt Nam theo quy định“việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Trường hợp có vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam”48.
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn
cũng như đăng kí kết hôn “các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”49.
Thẩm quyền giải quyết việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam: nếu đương sự không thường trú ở khu vực biên giới thì thẩm quyền giải quyết đăng kí kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, còn nếu đương sự thường trú ở khu vực biên giới thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã và không được trái với quy định của nước sở tại và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nếu việc kết hôn đã được đăng kí ở cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài thì Việt Nam sẽ công nhận; ngoài ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng kí kết hôn đó là Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
48
Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, mục 3, điều 16, khoản 1.
49