Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 31)

5. Bố cục của đề tài

1.6.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan

của pháp luật, hoặc trường hợp các chủ thể tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà bị vi phạm thì các chủ thể này có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

1.6.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 100 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010:

“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

4. Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.”

Quy định này quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, vừa là cơ sở pháp lý để Tòa án vận dụng nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể. Nội dung các quy phạm này có một số điểm lưu ý:

Thứ nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thừa nhận, tôn

trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc

tham gia. Có hai trường hợp kết hôn: kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được nhà nước tôn trọng và bảo vệ, tạo điều kiện để công dân có thể kết hôn mà không bị ngăn cản; kết hôn giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam được nhà nước bảo vệ và tôn trọng phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia nếu việc kết hôn của họ không trái với các nguyên tắc hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

Thứ hai, trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa

người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam và được pháp luật bảo vệ, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác: trong một số trường hợp liên quan đến chính sách của Đảng, lợi ích của nhà nước, hoặc để đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia mà người nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân Việt Nam trong quan hệ kết hôn.

Thứ ba, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc kí kết.

Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”. Những năm qua, công tác bảo

hộ công dân Việt Nam có những chuyển biến về chất và đạt được những thành tựu vượt bậc, người Việt Nam ở nước ngoài làm ăn, sinh sống ổn định và có địa vị pháp lý.

Quy định có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất để nhà nước tiến hành bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tăng nhanh về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú. Đến

nay, “đã có hơn 4.5 triệu người Việt đang sinh sống, lao động, học tập tại 109 nước và vùng lãnh thổ”12. Địa vị pháp lý của họ được nước sở tại quy định, quy định trong pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp được thực hiện thông qua cơ quan đại diện ngoại giao.

Điều 18 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước

12

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Kết quả 10 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính

trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Báo KBCHN Online, 2014, http://kbchn.net/ket-qua-10-nam-

trien-khai-nghi-quyet-36-nq-tw-cua-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-doi-voi-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-9053.html, [ngày truy cập: 22/7/2014].

ngoài gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định trong Luật quốc tịch năm 2008: “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”13. Luật quốc tịch quy định người gốc Việt Nam: “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”14. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để những kiều bào đó giữ được các mối quan hệ với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng đất nước, tạo điều kiện để những người mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Khoản 2 điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010

quy định: “cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng kí kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng kí, giải quyết đó không trái với pháp luật của nước sở tại, có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”.Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước

ngoài, nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, bảo vệ và cho công dân nước ngoài những quyền, lợi ích như công dân trong nước phù hợp với những quy định pháp luật trong nước, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Ngoài ra, Việt Nam luôn bày tỏ thái độ kiên trì phòng trừ các hoạt động môi giới hôn nhân, mua bán người trái phép, bốc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và các hoạt động vì mục đích trục lợi khác.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)