Quyết toán và chuyển giao công trình

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư (ppp) trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam (Trang 58 - 59)

Vấn đề quyết toán được QĐ 71/2010 của Chính phủ quy định rõ như sau:

“Trong vòng sáu tháng kể từ ngày hoàn thành công trình nhà đầu tư lập hồ sơ theo quy định của pháp luật trong vòng sáu tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhà đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng”39.

Ở đây quyết toán được hiểu là việc tổng kết trên cơ sở tổng hợp tất cả các khoản thu chi để làm rõ tình hình thực hiện dự án nhận vốn và sử dụng vốn của công trình xây dựng đó. Như vậy, sau khi hoàn thành công trình trong vòng sáu tháng nhà đầu tư sẽ lập hồ sơ quyết toán để tổng kết tất cả về vốn đầu tư lẫn giá trị của việc kinh doanh công trình đó để Nhà nước nắm rõ tình hình phục vụ cho việc giao công trình.

Việc chuyển giao công trình được thực hiện khi hết thời hạn kinh doanh công trình dự án đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nghĩa vụ nhà đầu tư đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng dự án nên hoàn toàn không phải là trưng mua, trưng thu hay quốc hữu hóa.

Việc chuyển giao này phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, tùy từng hợp đồng mà việc chuyển giao thực hiện theo đặc thù của từng hình thức hợp đồng đó. Theo đó nhà đầu tư chuyển giao công trình cho Nhà nước không có bồi hoàn, việc chuyển giao phải kèm theo tài liệu liên quan đến quá trình khai thác, vận hành hay những tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện dự án này, tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh từ dự án, ngoài việc chuyển giao

tài sản theo QĐ 71/201040 Chính phủ quy định doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao cả công nghệ, đào tạo, và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để đảm bảo điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án. Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên, trước khi bàn giao nhà đầu tư phải thông báo công khai về việc chuyển giao công trình cho Nhà nước cùng với trình tự, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng công trình để xác định các hư hại và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì và làm thủ tục chuyển giao. Ngoài việc tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết, khi bàn giao công trình, còn phải đáp ứng các yêu cầu về: thực trạng của công trình khi chuyển giao, danh mục các tài sản chuyển giao, kể cả các tài liệu liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng. Đồng thời, với việc tiếp nhận công trình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn bị bộ máy để sau khi chuyển giao công trình có thể họat động bình thường. Nhìn chung, các quy định về thủ tục và điều khoản bàn giao công trình dự án tại quy chế hiện hành đã tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch cho nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự ổn định so với các văn bản pháp luật cũ.

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư (ppp) trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)