Phần tham gia của Nhà nước

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư (ppp) trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam (Trang 40 - 42)

Trong QĐ số 71/2010 Chính phủ đã quy định phần tham gia Nhà nước trong

dự án PPP là tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: “vốn Nhà

nước, các ưu đãi đầu tư các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng mức đầu tư của dự án nhằm tăng tính khả thi của dự án, phần tham gia của Nhà nước có thể bao gồm một hay nhiều hình thức kể trên theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”25. Về phần tổng giá trị tham gia của Nhà nước vẫn đang là

vấn đề khá “nóng” từ khi QĐ 71/2010 quy định tổng giá trị phần tham gia của Nhà

nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án, cho tới nay vấn đề này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục đưa ra lấy ý kiến về dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức PPP. So với trước đó, dự thảo lần này có một bước đột phá khi không

quy định hạn mức tối đa đối với phần tham gia của Nhà nước trong một dự án PPP.

“Thay vào đó, dự thảo chỉ quy định nguyên tắc phần tham gia của Nhà nước được xác định trên cơ sở phương án tài chính của dự án”26, theo dự thảo Nghị định, phần tham gia của Nhà nước được xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể và điều này nhằm hỗ trợ và tăng tính khả thi về tài chính của dự án. Cũng cần phải nhắc lại rằng, trong dự thảo Nghị định được đưa ra từ cuối năm 2013, phần tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP được dự thảo tối đa không quá 50% tổng vốn đầu tư của dự án. Trước đó, theo quy định tại Quyết định 71/2010/QĐ-TTg27 về thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, phần tham gia của Nhà nước chỉ giới hạn ở mức 30% tổng vốn

đầu tư của dự án. Và đây bị coi là một trong những “điểm nghẽn” khiến các dự án

PPP thiếu sức hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, việc dự thảo Nghị định mới không quy định hạn mức tối đa đối với phần tham gia của Nhà nước, tỷ lệ phần tham gia của Nhà nước sẽ dựa vào từng dự án cụ thể để quyết định. Như vậy, phần nào làm tăng khả năng hợp tác, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia góp phần đáng kể tăng tính thương mại, đem lại nhiều lợi nhuận cho các dự án PPP, mô hình mà Việt Nam đang muốn đẩy mạnh để có nguồn lực phát triển hạ tầng cơ sở, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Các quy định về phần tham gia của Nhà nước trong một dự án PPP cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu

25

Khoản 4 điều 2 QĐ 71/2010 về thí điểm theo hình thức đối tác công- tư

26 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

tư tư nhân trong và ngoài nước kể từ khi mô hình PPP bắt đầu được thí điểm tại Việt Nam. Có rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực phát triển hợp tác công - tư đưa ra những đề xuất là cần quy định linh hoạt mức độ hỗ trợ của Nhà nước cho dự án, bởi quy định

30% như trước đây còn rất hạn chế. Các loại hình dự án khác nhau thì có mức độ cần

hỗ trợ khác nhau. Cần xác định nhu cầu hỗ trợ thông qua nghiên cứu khả thi, trong đó chắc chắn phải xác định tỷ trọng lợi ích đồng vốn của Nhà nước, để quyết định xem áp dụng mô hình PPP vào dự án có đem lại giá trị cao hơn mô hình truyền thống hợp tác theo mô hình công - công. Nếu có, mức độ hỗ trợ của Nhà nước cần được tính toán tương ứng, không nên hạn chế. Đề xuất của các nhà đầu tư đã bước đầu được chấp thuận trong các dự thảo Nghị định về mô hình PPP trong năm 2014.

Dự thảo Nghị định mới (2014) cũng quy định rõ, phần tham gia của Nhà nước bao gồm vốn, tài sản Nhà nước, và các nguồn tài chính khác được xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nguồn vốn Nhà nước trong phần tham gia của Nhà nước bao gồm ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)28 và các nguồn vốn khác. Các nguồn lực này được sử dụng để hỗ trợ đầu tư các hạng mục của dự án, công trình phụ trợ tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm hỗ trợ thực hiện dự án. Các bảo đảm, hỗ trợ khác của Nhà nước (như bảo lãnh Chính phủ, bảo đảm cân đối ngoại tệ…) được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi và không tính vào phần tham gia của Nhà nước. Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng đã quy định các điều kiện được sử dụng phần tham gia của Nhà nước, bao gồm dự án có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ thiết yếu thuộc mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và yêu cầu của người sử dụng không có khả năng thu hồi vốn từ nguồn thu hợp lý của người sử dụng hoặc đã xem xét tất cả các phương án nhằm tăng tính khả thi về tài chính của dự án, nhưng không có phương án khả thi nếu thiếu nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, phải phù hợp với đặc điểm, tính chất và hình thức hợp đồng dự án cũng như các điều kiện khác theo yêu cầu của từng dự án cụ thể và được thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Các điều kiện này cũng đã có những khác biệt so với dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức PPP được đưa ra lấy ý

28

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP: vốn ODA là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ

kiến công luận hồi cuối năm 2013. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một Nghị định chính thức nào được ban hành thay thế hay hỗ trợ cho QĐ 71/2010 quy định cụ thể chính xác về vấn đề này, đó vẫn là một lỗ hổng lớn mà pháp luật nước ta cần phải khác phục trong thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư (ppp) trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)