Thứ nhất: chia sẻ rủi ro với mô hình hợp tác công – tư, Nhà nước có thể đưa vốn tư nhân vào giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư tư nhân thông qua các hoạt động hai bên đã ký kết.
Thứ hai: giúp giảm chi phí, đó có thể là chi phí đầu tư hay chi phí vận hành bảo trì công trình, chẳng hạn như kết hợp việc thiết kế và xây dựng trong cùng một hợp đồng giúp rút ngắn thời gian hay tạo hiệu quả nhanh hơn cho dự án.
Thứ ba: sự có mặt tham gia của bên tư nhân đã tháo gỡ khó khăn rất nhiều cho khu vực Nhà nước. Đầu tiên là về vốn, hợp đồng PPP là mô hình thu hút nguồn vốn
của tư nhân rất mạnh, giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn mà Nhà nước khó có thể giải quyết được một mình, bên cạnh đó có thể sử dụng được các kỹ năng, công nghệ hiện đại và hoạt động hiệu quả của khu vực tư nhân buộc khu vực công cộng phải chú trọng đầu ra và lợi ích.
Thứ tư: làm tăng các mối quan hệ, mô hình PPP mang nhiều lợi ích kinh tế, chẳng hạn như làm tăng mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân, từ đó kích thích khu vực tư nhân tham gia cùng Nhà nước nhiều dự án công trình khác kéo gần hơn mối
quan hệ công - tư.
Thứ năm: hợp tác công - tư còn là một cách thức mới và hiệu quả giúp giải quyết vấn đề quá tải cơ sở hạ tầng, một trong những nút thắt cơ bản trong nền kinh tế hiện nay.