1. Chương Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch
3.2.4. Nguyễn Bá Học (1858 – 1921)
Nếu như Nguyễn Trọng Thuật là bậc thầy của nền tiểu thuyết mới thì Nguyễn Bá Học là nhà văn đã đi tiên phong trong thể loại đoạn thiên tiểu thuyết hay truyện ngắn.
Trong Nam Phong số 10 (tháng 4 năm 1918), độc giả có dịp thưởng thức “Câu chuyện gia đình” là một truyện ngắn được cấu tạo theo quan niệm cũ. Tác giả mượn lời của một cô nàng bán hoa mộc mạc, kể chuyện với một giọng văn diêm dúa để trình bày những ý niệm đạo lí. Thời đó cách trình bày như vậy rất được hoan nghênh.
ông cũng có quan niệm tuyệt đối chính thống, tôn trọng tinh thần Khổng giáo. Trước hết ông muốn là một nhà đạo đức, như ông đã tâm sự qua những dòng dưới đây:
“Tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, diễn thuyết là những áng văn chương hữu dụng, còn thơ phú, ca dao, có vần có điệu, chỉ dùng để ngâm nga không suy ra thực sự. Chẳng những vô ích mà lại có lúc làm cho mê mẩn cả tình thần, tô điểm sai cả cảnh thực…”(trang 24, “lời khuyên học trò”, Nam
Phong số 24, tháng 6, năm 1919). Đối với thời đại ấy, khái niệm ấy được xem là hẹp hòi, nhưng thái độ can đảm và minh bạch như trên rất giống với Phạm Quỳnh.
Từ năm 1918 đến 1920, Nguyễn Bá Học gửi đăng rất nhiều bài. Nhưng tình cờ văn học sử đã đưa ông lên hàng đầu các nhà văn tiên phong về truyện ngắn. Ông cho ra mắt trong Nam Phong tổng cộng được chín truyện. Trong chín truyện này có hai truyện đang được lưu trong hậu thế :
“Chuyện ông Lý Chắm”, mô tả những phong tục nơi thôn dã (Nam Phong số 13, tháng 7, năm 1918) và “Dư sinh lịch hiểm ký”, ôn lại một cuộc sống
phiêu lưu (Nam Phong số 35, tháng 5 năm 1920). Phạm Quỳnh đã đón nhận và ca ngợi những truyện ngắn ấy như sau :
“Có giá trị nhất là mấy bài đoản thiên tiểu thuyết, toàn là ngụ ý răn đời. Lập ý đã hay, lời văn lại nhã. Mỗi bài in ra, các bạn đọc lấy làm khoái trá vô cùng” (Bài viếng của bản chí chủ bút Nam Phong số 50, tháng 8 năm
1921). Nguyễn Bá Học được nổi danh nhờ ở các đoản thiên tiểu thuyết là một sự tình cờ. Các sáng tác chủ yếu bàn về đạo lý sư phạm, văn chương, phong tục xã hội, mà nhất là về đời sống hương thôn.
Lâm Tấn Phác (1906 – 1969).
Lâm Tấn Phác, bút danh Đông Hồ, ông làm quen với độc giả Nam Phong kể từ số 80, tháng 5 năm 1924 bằng hai bài thơ đường luật nhan đề : “Xuân nhật thi bút” (tạm dịch Ngày xuân khai bút). Ba tháng sau tên ông đã xuất hiện, nhưng với tư cách ‘sao lục” và thu thập các bài “thơ văn cũ Nam
kỳ”, trong Nam Phong số 78, tháng 12 năm 1923.
Bài tản văn đầu tiên của ông “Hà tiên Mạc thị sử” ra mắt trong số 107, tháng 7 năm 1926. Một năm sau nhờ chính nhà văn Đông Hồ giới thiệu trong tạp chí “ Gia đình giáo dục kí” (số 115, tháng 3 năm 1927) mà chúng ta được biết ngôi trường do ông sáng lập tại Hà tiên trùng danh với Hội Khai Trí Tiến Đức thường đăng kỉ yếu và biên bản trong Nam Phong. Trường mang tên “Khai Trí Tiến Đức học xã” do Đông Hồ sáng lập, do chính ông và một số bằng hữu điều khiển.
Trong trường có những biểu ngữ nặng tinh thần, Khổng học được trưng trên tường với những phương ngôn:
“Ba điều đáng tiếc:
Ở đời có ba điều đáng tiếc: - Một là hôm nay bỏ qua - Hai là đời này chẳng học - Ba là thân này lỡ hư”
(Trích Chu hi đời Tống) Và ngay bên là những lời của Phạm Quỳnh :
“ Quốc ngữ quốc gia:
Tiếng là nước, tiếng còn thì nước còn Tiếng mất thì nước mất…
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, Tiếng ta còn, nước ta còn…”
Năm 1928 Đông Hồ phu nhân qua đời ông cống hiến tập hồi kí “Linh phượng” (tên người quá cố), tập lệ kí của Lâm Trác Chi, Phạm Quỳnh có ngợi khen :
“Các bạn thường đọc văn của Đông Hồ Lâm – Lâm Trác Chi, chắc đã biết ông là một tri kỉ với quốc văn và là một người bạn quí của bản chí. Hoặc là khảo về lịch sử Hà tiên, hoặc là thuật cuộc du lịch Phú Quốc, hoặc là bàn luận về văn chương, hoặc là cảm khoái về thời thế, lời văn của ông
bao giờ cũng có giọng thành thực thiết tha mà chứa chan một tấm lòng ưu ái”.
“Gần đây tiếp được tập văn ông gửi ra, tưởng là truyện tiểu thuyết giữa đời, ai đời chính là tập lệ kí chép cái sầu niệu vong của ông vậy. Than ôi! Những nỗi sinh tử biệt ly ở đời, người nào có qua cầu mới biết được cái khổ. Nhưng dẫu khách bàng quang với những tình cảm ấy cũng không cầm lòng được; huống là bạn văn chương, tuy kẻ chân trời người gốc biển mà tinh thần vẫn thường gặp nhau trong mộng tưởng. Tôi đọc luôn một hồi không ngừng, đọc xong càng thấy dao động quả tim, đọc xong như ngậm ngùi thương xót”.
“Đặt quyển vở xuống nghĩ trong bụng rằng: Tình mà đến chí tình như thế, thì lòng nào mà không cảm. Đã cẳm được lòng người thì tình riêng tự nhiên hóa ra tình chung; cái sầu của một người mà hóa ra cái sầu của trăm nghìn người vậy. Nay cái chí tình ấy lại diễn ra cái giọng lâm li ai oán như ttrong tập văn này thì cái sức cảm động lại tăng lên dường nào! Thực vàng thử lửa mới hay, quốc văn ta đã chịu được, đã mang được cái chí tình như thế, thực đã xứng đáng làm một nền văn chương chân chính vậy. Biết đâu đấy? Nước tàu kia có văn khóc của Hàn Thoại Chi, nước Nam ta há không có tập văn khóc vợ của Lâm Trác Chi đó dư…” (“Linh phượng”, Nam
Phong số 128, tháng 4 năm 1928).
Trong tạp chí Nam Phong, Đông Hồ đại diện cho tiếng vang từ miền Nam, cho tiếng nói tinh thần và tâm hồn người miền Nam nước Việt. Trong Nam Phong sáng tác tân văn của ông quan trọng hơn nhiều so sánh với các sáng tác bằng thơ. Ông tiếp tục cộng tác cho Nam Phong đến năm 1934, số 203, với đoạn cuối loạt bài “Hoài cảm” (chương Làng báo trẻ con).
KẾT LUẬN
Có thể nói Nam Phong tạp chí ra đời vào thời điểm ấy và tồn tại cho đến hết giai đoạn giao thời, đã phản ánh đầy đủ mọi diễn biến của đời sống văn học ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Tờ tạp chí này đã dành một mảnh đất rộng lớn cho văn chương và trên đó các thể loại văn học đua nhat phát triển, trong đó đáng lưu ý là sự tiếp nhận những tư tưởng, luồng gió mới từ phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.
Ở lĩnh vực báo chí, với vai trò là một nhà báo, một chủ bút của một tờ tạp chí lớn, có uy tín, Phạm Quỳnh với sự cộng tác đắc lực của những cây bút tên tuổi, đã có những đóng góp quan trọng cả về mặt hoạt động thực tiễn lẫn về phương diện lý luận, góp phần hoàn thiện và phát triển nền báo chí ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Lợi dụng sự đỡ đầu của chính quyền thực dân, Phạm Quỳnh và các cộng sự của ông đã biến tờ báo thành cơ quan truyền bá những tư tưởng học thuật của phương Tây trong nỗ lực xây dựng, chấn hưng văn hóa nước nhà và sự thực đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Về mục đích của báo chí, thông qua việc chủ trương tờ báo của mình, Phạm Quỳnh đã xác định những đặc trưng cơ bản, mang tính lý luận cho báo chí, đó là chức năng thông tin, tuyên truyền và giáo dục. Về nội dung của báo chí, chính sự phong phú, đa dạng của các mục, các bài
trên Nam Phong, Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí đã góp phần vô
cùng to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển báo chí Việt Nam từ hình thức sơ khai, đơn giản lên trình độ hiện đại, đúng với đặc trưng về nội dung của thể loại này. Một đóng góp quan trọng nữa của Phạm
Quỳnh và báo Nam Phong đối với báo chí Việt Nam đó là về mặt ngôn
ngữ báo chí và cách thức biên tập, đưa tin. Tiếp nối sự nghiệp truyền bá
chữ quốc ngữ của thế hệ trí thức đi trước, Phạm Quỳnh và báo Nam Phong
diễn đạt một cách trong sáng, rõ ràng mọi khái niệm thâm thúy của tư tưởng triết học kim cổ đông tây thông qua việc tổ chức biên dịch, giới
thiệu các tư tưởng ấy trên mặt báo. Những cố gắng ấy của Nam Phong,
đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt , nói chung và ngôn ngữ báo chí, nói riêng. Qua những bài viết được biên tập kỹ càng, với nội dung phong phú, cùng với những cuộc tranh luận công khai về văn học, văn hóa trên mặt báo, thu hút sự quan tâm của công
chúng độc giả, Phạm Quỳnh và Nam Phong đã góp phần tạo nên không
khí sôi nổi cho đời sống ngôn luận thời bấy giờ cũng như phát triển lực lượng độc giả cho báo chí Việt Nam. Về phương diện lý luận, chính Phạm Quỳnh là người đầu tiên cung cấp cho khoa lý luận báo chí Việt Nam những ý kiến quí giá về ý nghĩa của báo chí, cũng như vai trò, nhiệm vụ của người làm báo.
Ở lĩnh vực văn học, công lao lớn nhất của Phạm Quỳnh và các học giả đương thời cần được lịch sử ghi nhận là nỗ lực xây dựng và phát triển
nền văn mới. Trên báo Nam Phong của mình, ông đã mở nhiều chuyên
mục văn học, tạo điều kiện bảo tồn và phục hồi những giá trị văn học cũ; tiếp thu cái hay, cái đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài cũng như khuyến khích phát triển các thể loại văn học mới.
Phạm Quỳnh chính là người mở đường cho ngành lý luận phê bình phát triển. Quan niệm về mục đích và phương pháp lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh là một quan niệm hết sức tiến bộ, có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học đương thời mà cả với nền nghiên cứu lý luận phê bình hiện nay của Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học, với quan niệm tiến bộ và thực tiễn lý luận phê bình của mình, Phạm Quỳnh đã có nhiều đóng góp cho việc phục hồi, đánh giá đúng đắn những giá trị của văn học cổ truyền cũng như định hướng và khuyến khích sự phát triển của
văn học mới.
Ở lĩnh vực dịch thuật, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là một dịch giả lớn của giai đoạn văn học giao thời. Với quan điểm thâu thái tư tưởng học thuật tiến bộ của văn minh Đông – Tây bồi bổ cho nền học nước nhà và phát triển ngôn ngữ dân tộc, Phạm Quỳnh đã có nhiều công trình dịch thuật giá trị. Và qua hoạt động dịch thuật ấy, ông đã đóng góp cho nền dịch thuật Việt Nam những kinh nghiệm và mẫu mực về phương pháp dịch thuật cũng như phát động nên một phong trào dịch thuật sôi nổi và rầm rộ trong văn học nước nhà những năm đầu thế kỷ XX.
Đối với sự bồi bổ, phát triển hoàn thiện chữ quốc ngữ và câu văn quốc ngữ, Phạm Quỳnh là một trong những người ghi công đầu. Chính ông, bằng nỗ lực hô hào, kêu gọi, đề ra những biện pháp cụ thể và trực tiếp tham gia cải tiến câu văn quốc ngữ thông qua các bài diễn thuyết, dịch thuật, biên khảo của mình, đã đưa chữ quốc ngữ từ giai đoạn ấu trĩ sang giai đoạn trưởng thành. Câu văn quốc ngữ đến thời Phạm Quỳnh đã đạt đến sự hoàn thiện, đủ sức diễn đạt một cách trong sáng, rõ ràng mọi khái niệm thâm thúy của các tư tưởng triết học kim cổ đông tây cũng như biểu hiện một cách tinh tế và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm sâu kín của con người.
Về mặt thể loại, bằng hoạt động dịch thuật, khảo cứu và sáng tác, Phạm Quỳnh là người mở đường cho thể tài du ký và là người đầu tiên cung cấp những tri thức mang tính lý luận về các thể loại văn học mới như tiểu thuyết, thơ, kịch, góp phần hình thành và phát triển các thể loại này.
Kế thừa quan niệm “Văn dĩ tải đạo” của văn học truyền thống
trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của văn học phương Tây, Phạm Quỳnh đặc biệt coi trong nội dung tư tưởng của văn học, với sự nhấn mạnh chức năng giáo dục của nó. Nhưng mặt khác ông cũng tha thiết kêu gọi sự phá vỡ những khuôn mẫu, qui phạm cứng nhắc của văn học cổ truyền; đổi mới, cách tân về hình thức nghệ thuật.
Tuy nhiên, với tình hình văn hóa, văn học Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, như đã phân tích ở trên, gạt qua những hạn chế tất yếu về tư tưởng, cái công của Phạm Quỳnh đối với văn hóa, văn học nước nhà là rất lớn, cần phải được ghi nhận một cách công bằng và xứng đáng.
Vấn đề về Phạm Quỳnh là một vấn đề phức tạp. Tiềm năng nghiên cứu vẫn còn rất phong phú. Những gì mà luận văn chúng tôi thực hiện chỉ là kết quả khiêm tốn bước đầu. Bởi cho dù với tham vọng muốn tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, nhưng do nhiều nguyên nhân, bước đầu chúng tôi chỉ có thể tiến hành nghiên cứu một vài khía cạnh nhỏ trong sự nghiệp đồ sộ của bậc trí giả này. Mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn, về mặt khoa học, ít nhiều cũng góp một tiếng vào nỗ lực chung nghiên cứu về hiện tượng Phạm Quỳnh một trong những con người đặc biệt trong bối cảnh của lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nửa đầu thế kỷ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tác phẩm của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong.
1. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, Nxb. Văn hóa thông tin và Trung tâm văn hóa Đông Tây, Hà Nội.
2. Phạm Quỳnh (2004), Pháp du hành trình nhật ký, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Phạm Quỳnh (2006), Thượng Chi văn tập, Nxb. Văn học, Hà Nội. 4. Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian từ
năm 1922 đến năm 1933, Nxb. Tri thức và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
5. Tạp chí Nam Phong.
B. Tài liệu nghiên cứu về Phạm Quỳnh và báo Nam Phong.
6. Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long (2005), “Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam Phong tạp chí”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (Số2).
7. Nguyễn Đình Chú (2007), “Thượng Chi bàn về tiểu thuyết trên tạp chí Nam Phong”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4).
8. Dương Quảng Hàm, (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ quốc gia giáo dục tái bản 1956, Nxb. Trung Việt, Sài Gòn.
9. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
10. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, (bản in lần thứ ba), Hà Nội.
11. Maurice Durant và Nguyễn Trần Huân (1969), Văn học Việt Nam dẫn luận (Introduction à la litératureVietnamienne), Maison neulve et la rose, Paris.
đôi chân trần, Nxb.
A. Các tài liệu khác .
.1. Trần Ngọc Vương (1998). Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Vương (2001). Lí luận phê bình văn học miền Trung thế kỉ XX (viết chung). Nxb Đà Nẵng.
3. Trần Ngọc Vương (2006) Tuyển tập Trần Đình Hượu (2 tập, viết tựa).
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, Nxb. Lao động.
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư
tuyển chọn, dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà nội.
3. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng
dụng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,