Chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh (189 2 1945)

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 73 - 79)

1. Chương Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch

3.1.Chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh (189 2 1945)

(Bút danh: Thượng Chi; Hồng Nhân; Hoa Đường; Lương Ngọc). Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, số nhà 17 phố Hàng Trống, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892 năm Nhâm Thìn theo âm lịch. Gia đình khi đó từ biệt làng Lương Ngọc để lên Hà Nội lập nghiệp, và Phạm Quỳnh đã ra đời, khôn lớn và học hành tại Hà Nội.

Nguyên quán họ Phạm này vốn ở làng Lương Ngọc, phủ Bình Giang, nay là xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thân phụ là Phạm Hữu Điển đỗ tú tài nho học, thân mẫu là Vũ Thị Đoan. Phạm Quỳnh mồ côi mẹ từ khi mới chín tháng tuổi, và đến năm 9 tuổi, lại mồ côi cha, sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc dạy dỗ của bà nội từ nhỏ. Năm 1908, Phạm Quỳnh tốt nghiệp thủ khoa Trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat), ra làm thông ngôn tại Trường Pháp quốc Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội (École Française d’Extrême­Orient). Một năm sau, năm 1909, kết duyên với cô Lê Thị Vân, sinh cùng năm 1892, nguyên quán làng Thọ Vực, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Có lẽ, với tài năng, tư chất của một người đỗ “thủ khoa” và đã có những năm tháng làm việc ở nơi viện sách Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, được tiếp cận với bao nhiêu sách vở, tri thức Đông Tây kim cổ, Phạm Quỳnh sớm trở thành một người có học vấn uyên bác? Trí thức Bắc Hà thời đó đã suy tôn “Tràng An tứ hổ”, gồm bốn học sinh xuất sắc nhất trường Thông ngôn Hà Nội là: “Vĩnh – Quỳnh – Tố – Tốn”. (“Vĩnh – Quỳnh – Tố – Tốn”: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn).

Hiện nay có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu viết chi tiết về cuộc đời của Phạm Quỳnh. Trong khuôn khổ bài luận văn này,

chúng tôi chỉ trình bày những đóng góp của ông trong công cuộc tiếp nhận

văn hóa, văn học Pháp với tư cách là chủ bút Tạp chí Nam Phong.

Năm 1917 Nam Phong chào đời, đối với Phạm Quỳnh tạp chí trở thành một phương tiện khả dĩ giải thoát ông khỏi vòng vây của cô đơn. Cũng như lịch sử cổ kim đã từng chứng tỏ khía cạnh này của nghề làm báo. Giữa các độc giả và Phạm Quỳnh, một sợi dây cảm thông được tạo nên, dưới hình thức một cuộc đối thoại (kể từ số 26 tháng 4 năm 1919, Nam Phong đã đặt ra mục “thư cho người bạn”). Ông nhận thấy mỗi cuộc bút chiến đã dạy cho ông biết phải làm thế nào để truyền bá tư tưởng và truyền cảm tâm tư.

Có thể nói Nam Phong chẳng khác nào một trường học, qui tụ một số môn sinh. Trong môn phái đó, một tiếng nói Việt Nam tiến bộ được rèn luyện, một nền văn hóa canh tân được chủ trương.

Trọn đời Phạm Quỳnh không hề sáng tác một bài thơ hay một cuốn tiểu thuyết. Mặc dù tự học về chữ Nho, ông rất khắt khe trong việc áp dụng những khuôn phép cổ truyền, hơn các vị khoa bảng xuất thân từ các kỳ thi hương hội. Ông không chấp nhận “nghệ thuật vì du hí” mà cũng không tán thành “nghệ thuật vì nghệ thuật”. Phần khác do văn hóa Pháp đào tạo, ông không chủ trương nền văn chương sáo ngữ, chứa đầy những dẫn văn hay hình bóng vay mượn trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. Tác luyện một nền văn hóa mới thuần túy Việt Nam, rèn luyện sao cho tiếng nói của đất nước có đủ khả năng diễn tả những tư tưởng mới và những kiến thức mới. Đó là những tôn chỉ giáo huấn mà Phạm Quỳnh chủ trương trên Nam Phong.

Từ năm 1917 đến năm 1932, Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm kiêm chủ

bút tạp chí Nam Phong, phụ trách lớp dạy về Ngôn ngữ và văn chương

Hán Việt tại Trường cao đẳng Hà Nội từ năm 1924 đến năm 1932. Ông là người sáng lập và là Tổng thư ký Hội Khai trí tiến đức tại Hà Nội, Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ từ năm 1925 – 1928, Phó Hội trưởng Hội địa dư

Hà Nội năm 1931 và Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ Xã hội Bắc kỳ năm 1931­1932. Ngày 11 tháng 11 năm 1932, Phạm Quỳnh được Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm chức Thượng thư kiêm Ngự tiền Văn phòng, rồi đến ngày 02 tháng 5 năm 1933, được bổ nhiệm chức Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo

dục, kết thúc thời kỳ làm chủ bútTạp chí Nam Phong từ số 198 năm 1932. Chức vụ chủ bút Nam Phong tạp chí lúc đầu chuyển giao cho Nguyễn

Trọng Thuật, rồi tiếp đến Lê Văn Phúc và sau cùng được chuyển sang tay người con rể của ông là Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng, một người rất giỏi tiếng Pháp và am hiểu văn hóa Tây phương. Bên cạnh đó, là sự trợ giúp của các nhà Hán học nổi tiếng: Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Lê Dư, Bùi Kỷ, Nguyễn Tường Tam… Nhưng cho dù ai chủ nhiệm, quản trị và dù có cố gắng thế nào đi nữa, thì sự nghiệp

của Nam Phong tạp chí cũng đành phải dừng lại ở tháng 12 năm 1934, với

210 số! Bởi vì, về chủ quan, hành trình 17 năm 6 tháng cho “cuộc đời” của một tạp chí ở vào giai đoạn trước Cách Mạng Tháng Tám, cũng là một

hành trình khí dài, trí cũng cùng và lực đã kiệt. Song, dù sao Nam Phong

tạp chícũng đã đi trọn con đường lịch sử của nó. Bằng vào những bài viết

của Phạm Quỳnh thuộc nhiều lĩnh vực nói chung và phần văn học nói riêng, về cơ bản chúng tôi đánh giá cao vai trò của Phạm Quỳnh và tạp

chí Nam Phong trong việc xây dựng nền quốc học và quốc văn cho nước

nhà hồi đầu thế kỷ XX…Đọc văn Phạm Quỳnh ta “đọc” được tư tưởng, tình cảm và lòng khát khao của ông về việc xây dựng một nền quốc học, quốc văn mới cho nước nhà những năm đầu thế kỷ XX. Trước đây, vì nhiều lý do khác nhau, đã có những nhận định như những tảng đá nặng đè lên cuộc đời và văn nghiệp của Phạm Quỳnh. Không nên lật ngược lại hoàn toàn điều đó, nhưng cũng không nên quá “ám ảnh” vào những điều đó. Vấn đề là, đến nay chúng ta đã có đủ điều kiện để nghiên cứu trong một không gian rộng lớn, cái nhìn tỉnh táo hơn, thì cần có điều chỉnh và xem xét lại một cách công bằng, khoa học hơn. Khoa học trước sau vẫn

phải được nhìn nhận bằng cái nhìn khoa học… Xét riêng về văn học, thật khách quan để nhìn nhận, những gì Phạm Quỳnh làm được và để lại cho đời, cứ xem vào quá khứ buổi quốc văn còn sơ khai hồi đầu thế kỷ XX cho

đến nay, đều là rất đáng quý. Ảnh hưởng lâu dài của văn trên Nam

Phong và văn nghiệp của Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của nền văn

học nước nhà đã có nhiều người khẳng định. Chúng tôi ghi nhận ở ông chủ bút Phạm Quỳnh, là một người tài hoa, uyên bác, một tấm lòng trải gần 18 năm khát khao “phụng sự cái chủ nghĩa bồi đắp cho nền quốc văn” đầy nhiệt thành của ông. Ông là một nhà văn lớn, một học giả lớn về văn hóa, văn học của nước ta giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tấm lòng của ông, công sức của ông đối với văn hóa, văn học của dân tộc ta ở vào giai đoạn “tìm đường” ấy, là rất đáng được những lớp người của thế kỷ XXI khẳng định,

tôn vinh. “Dạ đài cách mặt khuất lời…” (Nguyễn Du – Truyện Kiều).

Lịch sử văn học Việt Nam đến nay cần nhìn nhận ông như những tác giả khác đầu thế kỷ XX. Đằng sau những bài viết có giá trị học thuật khá cao, mà ở vào giai đoạn bấy giờ ít có người nào có được một tri thức thâm viễn như ông, là hình ảnh của ông. Ông mong ước qua việc kiến thiết vững vàng nền quốc học, quốc văn mà dân trí ta ngày một mở mang, đất nước ta ngày một đi lên, từ đó sẽ dần dần tiến tới tương lai văn minh, tươi sáng cho dân tộc trong những ngày đau thương của đất nước.

Từ những tìm hiểu về quan niệm văn hóa của Phạm Quỳnh, Vương Trí Nhàn đã đi đến kết luận "Phạm Quỳnh đáng được coi là một trong số nhân vật tiêu biểu của quá trình tiếp nhận văn hóa..., ít ra là ở giai đoạn đầu của sự tiếp nhận ấy. Người ta thường chỉ nghĩ đến ông như một trong những người có cơ sở Tây học vững chắc, song sự thực là trong cái môi trường Hán Việt rộng lớn lúc ấy, Hán học đã thấm vào ông, cả hai nền văn hóa Đông Tây kết hợp ở ông khá nhuần nhị. Tiếp nối sự nghiệp của những Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của... ông thuộc loại xây nền đắp móng cho nền văn hóa mới. Không hề có sự chuyển giao chính thức, song ông đã làm

những việc cụ thể để biến ước mơ của các nhà nho đầu thế kỷ, như Phan Chu Trinh và các yếu nhân Đông Kinh Nghĩa Thục trở thành hiện thực. Khốn thay những điều tâm huyết ấy lại được Phạm Quỳnh thực hiện trong vòng tay của kẻ cướp nước". Nhưng cuối cùng với những phân tích mà ông gọi là "công bình, khoa học, cận nhân tình", Vương Trí Nhàn đã "ngần ngại" nói ra một thực tế "Phạm Quỳnh còn yêu nước, và đó là một kiểu yêu nước ở thời của ông, theo cách của riêng ông" rồi đi đến một "kết luận khái quát: khi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hóa, trở thành có đóng góp về văn hóa, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước".

Phạm Quỳnh đã thực hiện đúng chủ trương văn hóa của ông. Chủ trương đó được Phạm Quỳnh trình bày trong "Mấy nhời nói đầu", Nam Phong số 1, tháng 7­1917: "Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một nền học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng cái trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn tư tưởng của Thái Tây, nhất là của nước Đại Pháp, mà không quên cái quốc túy trong nước".

Gắn bó với Phạm Quỳnh ròng rã 18 năm là tạp chí Nam Phong. Tập sách đã đưa ra nhiều bài viết đánh giá về đóng góp của Nam Phong trong lịch sử báo chí Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình phát triển của nền văn học chữ Quốc ngữ trong buổi đầu thế kỷ XX, cung cấp được một cách ngắn gọn "Thư mục tiêu biểu của Phạm Quỳnh trong Nam Phong", tập hợp được một số bài viết và trích đoạn bài viết từng nhận xét về tạp chí Nam Phong từ 1941 đến nay ở cả hai miền Nam Bắc. Có người như Vĩnh Hoàn trong bài viết "Phẩm chất Phạm Quỳnh" đã xem Nam Phong là "sào huyệt" của Phạm Quỳnh và đưa ra một nhận định cũng rất cực đoan "Nói một cách khác, Phạm Quỳnh là Nam Phong". Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" xuất bản năm 1941 cũng từng nhận xét "Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong một thời kỳ, đã thành một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích của ông". Phạm Thế Ngũ trong "Việt Nam văn học sử giản ước tân biên" ra đời năm 1961 ở miền Nam cũng đã đánh giá cao đóng góp của Phạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong trong quá trình hình thành nghệ thuật tiểu thuyết mới của Việt Nam. Trong bài viết "Bới tìm trong kho tư liệu của báo Nam Phong" của Nhân Nghĩa viết năm 1941 đã từng thừa nhận "trong suốt 18 năm trời, từ 1917 đến 1934, với 210 tập báo dày dặn đã chứng minh điều Thiếu Sơn đã nói về báo Nam Phong "Có nhiều người không biết đọc văn Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong vun đúc cũng có được cái tri thức phổ thông tạm đủ sinh hoạt ở đời".

Trong bóng đêm đen tối của lịch sử dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, đặt bên những nẻo đường cứu nước của nhiều chí sĩ cùng thời, đến nay nhin lại, chúng ta cần ghi nhận ở ông một tinh thần dân tộc và một phần công lao không nhỏ của ông bắt nguồn từ một tấm lòng nhiệt thành đối với nền “quốc văn”, “quốc học” của nước nhà, giữ gìn lấy cái tinh hoa của dân tộc giống nòi, đồng thời biết tiếp nhận cái hay của người mà bồi bổ, gây dựng lấy cho mình một nền văn hóa mới, một nền văn học mới.

Tác giả Dương Trung Quốc đã nhận định "Những vấn đề liên quan đến sự lựa chọn thái độ với văn minh phương Tây ­ sự cộng tác hay chống đối sự cai trị của chế độ thực dân luôn là vấn đề sát sườn với giới trí thức cận đại. Những Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký hay Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... luôn là những trường hợp có sự đánh giá trái chiều" và cuối cùng tác giả đã kết luận "Khỏi phải phân tích dài dòng, cùng với thời gian càng ngày chúng ta càng nhận ra, về căn bản những trí thức đều quy tụ về một mối là hướng tới dân tộc bằng cách tiếp cận với văn hóa phương Tây, vì với nền văn hóa ấy, chủ nghĩa thực dân chỉ là một hiện tượng lịch sử, còn những giá trị tiến bộ, giá trị căn bản của một nền văn minh luôn là nguồn lực cho sự phát triển, nhất là với văn minh phương Tây, những giá trị dân chủ là một ưu thế mang tính chất tiên phong".

Tóm lại Phạm Quỳnh là người viết nhiều nhất trong Tạp chí Nam Phong, Nhà văn Vũ Ngọc Phan, năm 1942, khi xuất bản sách Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, 1942, tập 1, tr.125­126), đã dành cho Phạm Quỳnh đến hơn 33 trang sách với hết lời ca ngợi liên quan đến những công trình khảo cứu, dịch thuật, du ký và bình luận:

“Ông là người viết nhiều nhất trong tạp chí Nam Phong. Một điều mà

người đọc nhận thấy trước nhất trong những bài biên tập và trước thuật của ông là ông không cẩu thả… Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo, cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Trong lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong, vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này, cũng phải nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn.” Trong 15 năm chủ trương tạp chí Nam Phong,

Phạm Quỳnh đã xây lắp cho nền móng quốc văn được vững vàng bằng những bài bình luận, khảo cứu hết sức công phu…

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 73 - 79)