1. Chương Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch
2.2.2. Văn học có những thay đổi mới
2.2.2.1. Thơ
Sự khác nhau trong quan niệm về thơ giữa phương Đông và phương Tây.
Thơ ta thơ Tây là bài khảo luận thể hiện tập trung nhất kiến giải của
Phạm Quỳnh về sự khác nhau giữa thơ phương Đông và thơ phương Tây. So sánh sự khác nhau trong quan niệm về thơ giữa phương Đông và phương Tây, Phạm Quỳnh cho rằng với phương Đông, mà cụ thể là Trung Hoa và Việt Nam, thơ là một thú chơi tao nhã, là sự thể hiện những tình cảm, ý tưởng cao cả bằng những ngôn từ đẹp đẽ, có âm hưởng, tiết tấu nhằm tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ cho người thưởng thức. Quan niệm về thơ của người Trung Hoa và Việt Nam được ông nhận xét như
sau: “Ta coi thơ tức là vẽ, mà vẽ tức là thơ; thơ là vẽ bằng lời, bằng thanh
âm, vẽ là thơ bằng hình, bằng màu sắc. Nên bức tranh sơn thủy tức là bài thơ tả cảnh hiển hiện ra cho mắt ta trông; mà bài thơ tả cảnh tức là bức tranh sơn thuỷ cất tiếng lên cho tai ta nghe vậy”.
Với quan niệm thơ là “vô hình họa”, “hữu thanh họa”, nên trong thơ
Trung Hoa và thơ của ta thời Trung đại, mà nhất là lối thơ Đường luật, đòi hỏi phải tuân theo qui tắc nghệ thuật hết sức chặt chẽ, chú trọng làm thế nào chỉ với một khuôn khổ câu chữ tối thiểu nhưng truyền thần được cái hồn của cảnh, cái tình của người một cách tối đa. Thơ là tiếng nói tự
nhiên của tâm hồn con người, “là tiếng kêu tự nhiên của con tâm”.
Người Trung Hoa định luật nghiêm cho thơ là muốn gia công cho tiếng kêu ấy hay hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều khi làm cho thơ mất đi cái vẻ tự nhiên đáng ra phải có.
Thơ, đối với người phương Tây là nghệ thuật lại cũng vừa là triết lý, đề cao hình thức nhưng càng coi trọng nội dung, bởi thế mà hình thức
của thơ cốt làm sao thể hiện nội dung cảm xúc, nội dung triết lý cho hết sức tự do, phóng khoáng. Cùng một đối tượng phản ánh, một đề tài thể hiện, thơ Trung Hoa, thơ ta sẽ có những nét bút phong nhã, thanh tao, rất khéo nhưng kém sinh động, thiếu tự nhiên vì nặng về phần gia công gọt dũa. Trong khi đó, thơ phương Tây tuy có thể không được khéo bằng nhưng lại có nét bút đậm đà, lời lẽ thắm thiết, hùng hồn, sinh động.
Nhằm củng cố luận giải của mình và cũng giúp độc giả có tư liệu để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa hai lối thơ, Phạm Quỳnh đã công phu
phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và Buổi
chiều chơi núi (Soir en montagne) của Léonce Depont. Qua sự phân tích
của ông, người đọc thấy hiện lên rõ ràng bức tranh trong Qua đèo Ngang
là một tuyệt bút, đủ cả đất trời, mây nước, núi non, cây cỏ, đá hoa, chim kêu vượn hú…lại thêm chút tình của kẻ lữ thứ một mình đối diện với trời cao đất rộng trong cảnh chiều tà. Tất cả được thể hiện bằng một lối ngôn từ chải chuốt, giọng điệu êm ái trong khuôn khổ nghiêm ngặt của thể thơ Đường luật gồm tám câu thơ với 56 chữ. Nhưng theo ông, đó là bức tranh gia công trong các lọ sứ Tàu. Ngược lại, bức tranh trong bài
thơ Soir en montagne không có được cái gọt dũa, chải chuốt, gọn ghẽ
nhưng tình cảm dồi dào, tư tưởng siêu việt hơn hẳn.
Kết luận về sự khác nhau trong quan niệm, thể thức của “thơ ta” và
“thơ Tây”, Phạm Quỳnh nói một cách đầy hình ảnh như sau:
“Cứ so sánh hai lối thơ ấy thì biết hai cái tinh thần khác nhau là dường nào. Một bên thì vụ bề nhân công, một bên thì chuộng về thiên phú. Vụ bề nhân công thì chủ lấy cực kỳ tinh xảo, làm bài thơ như trạm một hòn ngọc, uốn một cái cây, sửa cái vườn cảnh, thế nào cho trong cái giới hạn nhất định, thêu nên bức gấm trăm hoa. Chuộng vẻ thiên phú thì nhà thơ tự coi mình như cái phong cầm, tùy gió thổi mà nên tiếng:
Lời thơ phải tùy theo lớp sóng trong lòng là khi dài khi ngắn, khi thấp khi cao, không thể cầm giữ trong phạm vi nhất định”
Khi khuyến khích nền tản văn mới nảy nở, Nam Phong tạo căn bản cho một nền văn học quốc gia đổi mới. Ngay năm 1917 chủ bút Phạm Quỳnh đã luận bàn về thơ Pháp và Âu Châu có thể ảnh hưởng đến thơ Việt
Nam :
“Ngày nay ta bắt chước cái thể, cái luật, cái hình thức của thơ Tàu
rồi, thì nên quay về Âu châu mà đón lấy cái luồng tư tưởng, gió cảm hứng mới. Cái cảm hứng của thơ Tây thật là có lắm vẻ ly kỳ, tuyệt thú, xưa nay ta chưa từng biết bao giờ. Người Tây dùng nhời thơ vẽ được hết cái cảnh vật trong giời đất, diễn được hết cái tâm lí trong người ta…” (Nam Phong
số 6, tháng 121917, trang 368 “Pháp văn thi thoại” “Bạch Đức Lai tiên
sinh”).
Nguyễn Mạnh Bổng đăng trong “Từ khúc mới” giới thiệu về thơ mới như sau:
“Cái lối văn vần nước ta thực đã chen vai làm cho văn đàn lắm nỗi vẻ
vang, nhiều thú vị. Nhưng ở cái buổi đời này, muôn sự muôn vật đều cần thêm mới luôn, thì lối văn ta cũng nên nghĩ ra cho thêm nhiều lối mới. Nhân nghĩ thế, bỉ nhân có theo những từ khúc Tàu các bậc phong lưu đời trước nay hãy làm để tạo tình tả cảnh, mà đàn ra quốc văn, hãy đăng vào mục “văn uyển” này ít nhiều, đôi khi cũng đặt ra vài lời mới nữa, mong rằng các đồng chí sửa cho” (Nam Phong, số 9, tháng 31918, trang 167).
Nhà thơ Nam Thảo, một nhà thơ ít tên tuổi, cho ra mắt tập “Dây đàn
đau đớn” (1919), Phạm Quỳnh đã viết bài bình phẩm khe khắt cho tập thơ
này, vì ông cho rằng tác giả quá ư táo bạo:
“Tập thơ Nôm này là của một ông Tây học, thuộc dòng Lý-Đỗ, học
nghề làm thơ, không đề rõ tên, chỉ đề hiệu là Nam Thảo. Ông không đề tên phải vì ông muốn thí nghiệm một sự khí bạo quá, mà sự thí nghiệm ấy chắc là hỏng. Ông muốn đem vần điệu tây mà làm thơ ta thời thể sao được?
Ông há lại không biết rằng thanh âm của nước nào là riêng cho nước ấy, không thể tự tiện biến đổi được. Và ngay như các tiếng Âu Châu là những tiếng liên vần, có chữ ít vần, có chữ nhiều vần âm hưởng tiết tấu không nghiêm lắm mà có người “xướng” ra cái lối “tự do” không theo thi pháp cũ, cũng còn không được thay; huống chi là tiếng độc vận như tiếng mình, mỗi chủ là mỗi vần, phải xếp đặt có tiết tấu thời âm hưởng mới thanh thoát, đặt hơi chênh lệch là khổ độc ngay; như vậy mà làm thơ muốn phá lề lối cũ theo âm điệu Tây, thời còn nghe sao được? Thử đọc những câu:
“Hỡi các người chết; ta kính trọng, Các người như là còn sống…(!) Ngồi xe điện, xe điện chạy, Mau mau mở bảy.
Cô trông nẻo xa, Mong chóng đến đấy…(!) Tình nọ cảnh kia ở đâu đâu,
Kéo đến trong lòng đông nghìn nghịt…(!) Thú nào bằng thú vợ chồng,
Bấy lâu cách mặt mà nay cùng giường…(!)”
Không biết có ai cho là thơ từ gì không, chớ đọc nó khổ tai quá. Không những khổ tai mà buồn cả trí nữa, vì cái tư tưởng nó cũng tầm thường lắm.
“Dám khuyên ông Nam Thảo (chẳng biết ông là ai) đừng nên làm cái lối thơ kỳ quặc ấy nữa, mà uổng công vô ích, lại để người ta cười” (“Giới thiệu sách mới”, Nam Phong số 23, tháng 51919, trang 424).
Sau Nam Thảo dường như báo hiệu Phan Khôi sẽ ra mắt làng văn, với
tác phẩm “Tình Già” là khuôn mẫu hoàn hảo nhất về :”Thơ mới”. Thơ
mới được hiểu theo chiều hướng tức là bỏ hết thảy những qui tắc cũ về niêm luật đồng thời còn mới ở cách chọn đề tài, cũng như từ ngữ. Phan
Khôi đã tả tình của một đôi lứa “nhân ngãi” về già, bằng một thể thơ tự do
4, 5, 6,7 chữ hay nhiều hơn thế. Ngoài ra còn có tác phẩm “Từ khúc mới”
của Mân Châu cũng đã từng có thái độ đi tìm sự mới mẻ này.
Sự thành công của “thơ mới” theo năm tháng càng được khẳng định. Bài thơ “Khuê phụ thán” đăng trong Nam Phong số 21, tháng 3 năm 1919,
(trang 229230) được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Phạm Quỳnh đã coi
như khuôn mẫu, ông dịch ra Pháp văn rồi phê bình trong cuốn “La po’esie
annamite”. Thơ gồm 10 bài liên tiếp, mỗi bài có 8 câu, câu cuối của bài
trên được trích hay để nguyên làm câu đầu cho bài dưới. Phê bình bài thơ này, Phạm Quỳnh đã để lại thiên “truyền ký” lan khắp trong dân chúng, những người yêu thơ:
… “bài thơ bi ai sầu thảm này đã truyền tụng sâu rộng ở miền Trung và ngay ngoài Bắc cũng có nhiều người biết; tác giả có lẽ là bà chánh phi của cựu hoàng Thành Thái thời là thân mẫu của cựu hoàng Duy Tân. Xa chồng và con bị đi đày đảo Resunion sau vụ âm mưu 1916, vị hoàng phi này bị truất phế đã ký thác nỗi đau thương phiền muộn vào những vần thơ buồn thảm. Qua những lời thơ nhỏ lệ, người ta có cảm tưởng như sống lại trong luồng gió mạnh trận phong ba, tấn bi kịch đã diễn ra trong triều đình cổ kính, và nỗi u sầu ngột ngạt bao trùm kinh đô tiếc thương của nhà
Nguyễn. Tuy nhiên sau 13 năm, trong Nam Phong số 169 đã công bố sự
thực về tác giả. Thi nhân đã tế nhị khéo léo khóc than giùm cho thiếu phụ xa chồng và hiền mẫu xa con là một nhà Nho ở Vĩnh Long tên là Thượng Tân Thị. Bài thơ thể hiện lòng yêu nước trung quân, làm cho đề tài trở nên cao cả, cộng thêm những tình cảm sâu đậm khiến công chúng sẵn sàng cảm thông rung động. Trường hơp của Thượng Tân Thị thật đặc biệt hiếm có, vì khi một bài thơ ra mắt công chúng, không dễ gì có sự trùng hợp của các yếu tố thiên thời đến như vậy.
Hòa chung dòng chảy đổi mới canh tân của nền văn học nước nhà chịu sự chi phối của văn học phương Tây, đối với tầng lớp thi nhân Việt Nam mà nói, bất kỳ sự việc nào cũng nên thơ cả, một chi tiết nhỏ về đời sống hàng ngày, một nhận xét tối thông thường, một sự kiện bình thường hay những biến cố quan trọng, những xúc động kinh hoàng hay những cảm tưởng hiếm có và sâu sắc. Tất cả đều là cơ hội cho thi sĩ sáng tác nên những tứ tuyệt hay bát cú. Thời đó ta cũng bắt gặp một loại văn gọi là “thi thoại” (nói chuyện về thơ) từ lâu đã bắt rễ chặt trong tập quán. Về thể loại này một số văn sĩ nổi tiếng như Chương Dân Phan Khôi; Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến; Sở Cuồng Lê Dư…đều là những thi sĩ cừ khôi trong thi
giới. Vì thế mà trong 17 năm trời, mục “văn uyển” trong Nam Phong
thường là nơi hẹn hò hay gặp gỡ của các thi sĩ và người yêu thơ.
Nhìn chung, hàng mấy chục nhà thơ trong nhóm Nam Phong, với
hàng mấy ngàn bài tứ tuyệt, bát cú, hay theo các thể thơ khác nữa đã cống hiến cho độc giả và lưu truyền hậu thế cả một kho tàng phong phú, gồm những danh từ, từ ngữ chọn lọc trong ngôn ngữ bình dân hay văn chương HánViệt. Dẫu rằng khi nhìn lại những trang báo xưa, ta cảm giác như một mảnh vườn cũ bị bỏ hoang, các bài thơ có vẻ lỗi thời, tàn úa, bị gò bó phát triển trong một khung cảnh bất biến, vay mượn câu từ, lối văn hóa phương Tây, nhưng nguồn thi hứng đó vẫn duy trì được vẻ xinh tươi, năng động để tạo nên muôn vàn sắc thái, nhưng biểu hiện một cách dè dặt kín đáo. Tất cả đóng góp không nhỏ cho tiếng nói nước nhà.
Bên những sáng tác về thơ, mục “văn uyển” trên Nam Phong còn
cống hiến cho các độc giả những câu đối, những bài hát ả đào, những bài phú, văn tế, những bài dân ca hát xẩm do những ca sĩ mù biểu diễn. Vì thực tế thơ Việt Nam gồm nhiều thể loại khác biệt. Mỗi thời đại, thơ có sự diễn đạt, thể hiện khác nhau, nhưng tựu trung, đích thực là thơ chân chính thì nó phải làm cho đời sống con người được phong phú, góp phần
hình thành và phát triển nhân cách, góp phần xây dựng cuộc đời.
Về thơ ca, tuy không đưa ra một hệ thống lý thuyết tương đối đầy
đủ, nhưng Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong đã thể hiện rõ quan niệm
của mình về việc tiếp thu, cải tiến và phát triển thơ ca dân tộc. Quan trọng hơn nữa là tác giả đã thể hiện một quan niệm hết sức tích cực về vai trò, ý nghĩa của thơ đối với cuộc sống con người. Đây là một quan niệm hết sức hiện đại, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa việc kế thừa những tinh hoa của văn học dân tộc với việc tiếp thu những yếu tố tiến bộ của văn học thế giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển của nền thơ hiện đại còn non trẻ của Việt Nam trong giai đoạn đầu.
2.2.2.2. Đoản thiên tiểu thuyết và truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí.
Trong hơn 17 năm, Nam Phong đã giới thiệu 49 truyện và chùm truyện ngắn dịch từ nước ngoài, trong đó có 25 truyện và chùm truyện ngắn Trung Hoa và 24 truyện ngắn phương Tây, trong đó có 22 truyện ngắn của Pháp. Riêng Phạm Quỳnh là người dịch nhiều nhất, chiếm hai phần ba (16/24 truyện) các tác phẩm dịch phương Tây. “Truyện ngắn nước ngoài trên tạp chí Nam Phong có đóng góp nhất định trong việc giới thiệu văn học phương Tây, văn học Trung Quốc và rèn luyện câu văn Quốc ngữ ở buổi đầu hình thành nền văn học mới…góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà trên lĩnh vực văn
xuôi…Nam Phong thực sự trở thành vườn ươm các truyện ngắn có giá trị
đâm chồi nẩy lộc” (Từ điển văn học. Bộ mới – NXB Thế giới 2004).
Trong hệ thống các thể loại văn xuôi nghệ thuật, tiểu thuyết có vị trí hết sức quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một nền văn học. Thể loại tiểu thuyết, hiểu theo quan niệm của văn học hiện đại, chỉ mới manh nha ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX. Tác phẩm
của Nguyễn Trọng Quản, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1887. Sang đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam thực sự khởi sắc với những đóng góp sáng tạo của các nhà văn đi tiên phong như Hồ Biểu Chánh ở trong Nam; Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khiêm…ngoài Bắc. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều sáng tác phẩm thì lý thuyết về thể loại văn học
này cũng dần dần được quan tâm, buổi đầu thường thể hiện qua những Lời
tựa, Lời giới thiệu cho mỗi tiểu thuyết mới được xuất bản. Chẳng hạn,
trong Lời tựa cuốn tiểu thuyết Thầy Lazaro Phiền nhà văn Nguyễn
Trọng Quản phát biểu suy nghĩ của ông về việc viết tiểu thuyết như sau:
“Đã biết rằng dân ta xưa nay chẳng thiếu chi thơ phú văn truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước trước mặt ta luôn, như thế thì sẽ có nhiều người lấy làm vui lòng mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây” (Dẫn theo Mã
Giang Lân, 40, 302).
Như vậy, Nguyễn Trọng Quản quan niệm tiểu thuyết là “bày đặt
chuyện đời”, tức là một thể loại hư cấu dựa trên một cảm hứng về thế sự.
Hồ Biểu Chánh thì quan niệm ông viết tiểu thuyết là nhằm viết chuyện
nước mình cho người mình đọc: “Người mình mà biết truyện bên Tàu
không bổ ích cho bằng biết truyện trong nước mình” [Mã Giang Lân,
Sđd]. Những quan niệm như trên chỉ như là suy nghĩ chủ quan của những