Nguyễn Trọng Thuật (1993 – 1940)

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 86 - 87)

1. Chương Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch

3.2.3. Nguyễn Trọng Thuật (1993 – 1940)

Nguyễn Trọng Thuật, bút danh Đồ Nam, ông là một trong những cây bút cốt cán của Nam Phong. Ông ra mắt độc giả vào khoảng tháng 12 năm 1919, bài đầu tiên nhan đề “Dư luận”, đăng trong Nam Phong số 30, bàn về “Chấn chỉnh quan trường của quan tổng đốc Thân Trọng Huề”.

Nguyễn Trọng Thuật cống hiến cho độc giả nhiều biên khảo và phiên dịch có giá trị. Năm 1925 danh tiếng của ông nổi như cồn với phần thưởng văn chương mà Hội Khai Trí Tiến Đức dành cho ông nhờ cuốn “Quả dưa đỏ”. Có thể nói ông là một trong những bậc thầy của nền tiểu thuyết viết bằng quốc ngữ.

Lịch sử đã cung cấp đề tài cho tác giả Quả dưa đỏ”, liên quan đến những trào lưu văn chương đề cao nghị lực và tình thương trong khuôn khổ lễ giáo Khổng học. Vì bị vu cáo hoàng tử Mai An Tiêm bị vua trừng phạt sống cuộc đời đầy ải trên một hoang đảo. Nhưng không hề sờn lòng nản chí, cố gắng vượt qua khó khăn. Hoàng tử và công chúa sau khi khám phá ra một loại quả dưa có ruột màu đỏ, bèn gia công trồng trọt đại qui mô. Rất

nhiều dưa được vứt xuống biển khiến hòn đảo được nhiều người biết đến, trở nên phồn thịnh và nổi tiếng. Vua Hùng vương nghe tin bèn triệu về kinh, phục hồi chức tước cho hoàng tử đã bị hàm oan.

Đề tài mượn tích truyện xưa đã được Nguyễn Trọng Thuật phóng tác dưới một hình thức trang trọng cổ truyền. Tuy vậy vẫn hợp với trào lưu mới nhờ những đoạn tả cảnh, tả tình sinh động và chân thực đến mức tỉ mỉ. Chính vì vậy “Quả dưa đỏ” được coi như một trong những cuốn tiểu thuyết tiên phong viết bằng chữ quốc ngữ, với một nguồn cảm hứng sâu rộng về nội dung cũng như thể văn.

“Quả dưa đỏ” được trình diện các độc giả Nam Phong trong mười kỳ liên tiếp (từ số 103 đến số 113, và từ tháng 3 năm 1926 đến tháng 1 năm 1927) chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động rất phong phú của Nguyễn Trọng Thuật, vì ông còn là tác giả của nhiều biên khảo, phân tích, phê bình…

Nguyễn Trọng Thuật còn sáng tác khoảng 100 bài thơ ngụ ngôn và tình cảm có đăng trong Nam Phong. Có thể nói rằng Nguyễn Trọng Thuật là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho Nam Phong, thành công trong nhiệm vụ dung hòa lòng tôn sùng quá khứ với sự hoan nghênh tiếp đón nền văn hóa mới.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)