Nguyễn Bá Trác (1881 – 1845) – Lối văn ‘ám chỉ” và “hàm

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 80 - 82)

1. Chương Nam Phong tạp chí với những bước thăng trầm của lịch

3.2.1. Nguyễn Bá Trác (1881 – 1845) – Lối văn ‘ám chỉ” và “hàm

Nguyễn Bá Trác, bút danh Tiêu Đẩu, giữ vai trò là chủ bút phần Hán tự. Tuy nhiên trong thực tế dường như ông có nhiều ảnh hưởng đối với phần quốc ngữ. Ông xuất thân từ một gia đình văn tự, là một nhà cách mạng chính hiệu. Sau nhiều năm bôn ba để tìm đường chiến đấu, ông sánh vai với các nhà cách mạng quốc gia yêu nước. Sau đó ông bỏ cuộc trở về quê hương.

Năm 1917, Nguyễn Bá Trác là đồng sáng lập viên và đồng chủ bút Nam Phong với Phạm Quỳnh. Là một nhà văn hữu hạng, ông sử dụng thật tài tình lối diễn tả hàm súc, là một nghệ thuật rất thịnh hành trong giới văn nhân thời đó. Lối diễn tả nói ít hiểu nhiều hoặc hàm ý nói một đàng họ giả hiểu theo một kiểu khác…

Những sáng tác chính của ông bằng chữ Hán – Việt và quốc văn : ­Âu Châu chiến sử.

­Hãn mạn du kí.

­Hoàng Việt giáp tý niên biểu (Bản dịch ra Việt ngữ đã được Viện

khảo cổ Sài Gòn ấn hành 1963)

Qua quá trình sáng tác tản văn, độc giả thấy ở Ông một thái độ chán chường và hoài nghi vốn dĩ là tập quán của nhà nho. Một nhà cách mạng hối tiếc, như đứa con hoang toàng trở về với gia đình, đang cởi mở tâm tư, ông cảm thấy tâm hồn thơi thới vì đang đi đúng đường. Như vậy vào năm 1917, bên cạnh và đối với Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác quả thực đóng vai trò đàn anh, vì tuổi tác, vì danh vị đỗ cử nhân, và nhất là uy tín của một quá khứ mạo hiểm khiến ông nổi danh và được kính trọng.

Muốn hiểu Nguyễn Bá Trác, ta đọc “Bài tự tình với Sông Hương” trong Nam Phong số 2. Qua bài tản văn ngắn ngủi dài vừa 37 dòng. Ông sử dụng nghệ thuật tinh vi lối “ám chỉ”, “hàm súc” làm cho độc giả hiểu rõ ý

nghĩa sâu xa của mình khi qui thuận. Trước đây là một nhà cách mạng quốc gia, ông đã sống ẩn náu bên Trung Hoa, khi xa quê ông nặng lòng nhớ nước. Khi về Kinh, ông tả cảnh Huế thời đó, khả ái, phồn vinh, cổ kính trong ý chí canh tân:

“…Non Ngự Bình hãy còn xanh, nước Hương Giang hãy còn trong, đình ta lâu đài mỗi ngày mỗi đẹp, công nghiệp, bản triều, gây dựng trang nghiêm rực rỡ biết là bao..”

Ông ôn lại những kỉ niệm tháng năm thời thơ ấu, một cuộc đối thoại với cây đa :

“…Đến bây giờ cũng thuyền ấy, cũng bến ấy, cũng quen quen, lạ lạ mấy ả hữu tình, mà cung đàn giọng hát biết lựa làm sao, có cụm bồ đề đấy ta xin hỏi :

“ Mấy năm nay hát bài nào?

Trăng làm sao? Nước làm sao? Hỡi chàng? Bồ - đề nói:

Mấy năm nay tôi ở chốn này, Khi nồng khi lạnh, khi đầy khi vơi, Mừng nay êm gió tạnh trời.”

Tản văn tình cảm, nên thơ, nhịp nhàng như điệu nhạc, đầy hàm súc, ám chỉ sâu xa. Ông cho rằng lịch sử chỉ là một chuỗi thăng trầm ‘Khi nồng khi lạnh, khi đầy khi vơi”.

Sau này trong nhiều bài viết bằng Việt văn đăng trong Nam Phong, Nguyễn Bá Trác còn trở lại với các bài viết “ Hãn mạn du kí” ( Nam Phong từ số 39 – 43).

Nguyễn Bá Trác từ giã tạp chí vào khoảng tháng 9 năm 1919, để vào Huế nhận nhiệm vụ do triều đình giao phó. Cuối đời ông hưởng cuộc sống an nhàn nơi quê nhà thuộc phủ Điện Bàn. Năm 1945 ông bị bắt và không quay trở về.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)