Kinh phí cho bảo trì (nguồn vốn bền vững cho bảo trì):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 116 - 120)

b) Hư hỏng cống thoát nước

3.3.3Kinh phí cho bảo trì (nguồn vốn bền vững cho bảo trì):

Qua công tác chuẩn bị, thực hiện giao thông nông thôn cho thấy các xã vẫn có thể cân đối nguồn vốn cho bảo trì khi xét thấy có lợi. Việc phân tích hiện trạng cho thấy làng, xã vẫn có thể bảo trì tốt khi tài sản do tự họ bỏ vốn ra. Do đó sách lược Cam kết bảo trì có ưu điểm, tạo cho người hưởng lợi cân nhắc lợi ích, tự điều chỉnh nguồn vốn và sáng tạo ra những hình thức để khai thác lâu dài, hiệu quả. Tuy nhiên việc bắt buộc địa phương phải cam kết bảo trì toàn bộ mạng đường GTNT trong huyện sẽ tạo gánh nặng cho huyện. Huyện sẽ chia sẻ phần này cho các xã. Thực chất phần mà huyện cần cam kết sẽ chỉ là đường liên xã, trong đó trách nhiệm của xã là chính. Trách nhiệm hỗ trợ của huyện sẽ đáp ứng sửa chữa đột xuất, một phần cho sửa chữa định kỳ.

Các khả năng tạo nguồn vốn cho giao thông ngoài ngân sách chính phủ và vốn vay còn là các hình thức huy động từ người được hưởng lợi và người làm từ

thiện. Đề xuất nguồn cho bảo trì đường tập trung vào hướng huy động đóng góp của người được hưởng lợi và từ thiện thông qua việc lập quỹ bảo trì đường. Tuy nhiên còn rất nhiều điều chưa rõ ràng về nguồn đến ổn định và việc khẳng định độ lớn của quỹ là bao nhiêu để đảm bảo bảo trì bền vững mạng lưới đường trong một phạm vi địa giới hành chính. Việc huy động đóng góp hàng năm cho giao thông từ người hưởng lợi hiện nay đã được huyện quy định rất rõ ràng. Nhưng phần này bị giới hạn bởi mức thu có thể cho một suất và cơ chế thu chi. Việc giao cho thôn xóm bảo trì đoạn đường thôn xóm hoàn toàn là khả thi, chỉ trong trường hợp bị tác động ngoài gây hỏng đột xuất như thiên tai, con người thì họ sẽ cần hỗ trợ từ cấp trên.

Hiện nay, những người được hưởng lợi từ đường mới chỉ trong phạm vi những người sống trong địa bàn và các thành phần có sử dụng phương tiện vận chuyển. Mức thu được phân thành hai loại là bổ theo đầu người có xét đến khả năng thu nhập của họ và theo phương tiện.

Xã hội hóa rộng rãi công tác quản lý, khai thác bảo trì đường nhằm thu hút đầu tư. Nhưng trong phần này cần nghiên cứu nghiêm túc mô hình quản lý theo hướng tạo ra ban chuyên quản lý khai thác công trình công cộng của huyện, trong đó có đường nông thôn, nhằm giảm gánh nặng quản lý không cần thiết cho chính quyền huyện, đặc biệt là phòng Kinh tế và Hạ tầng.

Đánh giá toàn diện việc cấp vốn cho bảo trì cho thấy:

- Ngân sách của Chính phủ trong các cấp hoàn toàn có thể được dành lại một phần cho bảo trì đường trong việc cân đối lại tỷ lệ giữa vốn xây dựng và bảo trì.

- UBND huyện cần có biện pháp tích cực hơn để tạo thêm nguồn thu và kích cầu kinh tế vùng phát triển có thể hướng tới việc xã hội hóa công tác khai thác – bảo trì đường như: Phân bổ lại lệ phí cao hơn cho những người ở trực tiếp cạnh đường và phát triển cho thuê đất, cửa hàng cạnh đường để kinh doanh hay sản xuất, tài nguyên này do chính quyền sở tại quản lý và chỉ dùng cho mục đích bảo trì đường.

Chiến lược bảo trì trong giai đoạn trung hạn đến dài hạn cần thực hiện được 3 nhiệm vụ:

1 Bảo trì đường nông thôn theo kế hoạch trở thành quốc sách của chính phủ, ngành và bắt buộc thực hiện trong mọi cấp: thôn xóm, xã, huyện, tỉnh và trung ương. Nói cách khác là thực hiện bảo trì đường theo kế hoạch trên quy mô cả nước

2 Xây dựng thói quen bảo trì đường trong toàn dân

3 Phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì đường

Trong GTNT, bảo trì đường là một công tác có tầm quan trọng cần được đặt ngang như công tác xây dựng, nâng cấp cải tạo vì nó đem lại hiệu quả sử dụng đường hay chính là một phần trong việc tăng hiệu quả của vốn đầu tư theo thời gian.

Mục đích của bảo trì theo kế hoạch là nhằm giảm thiểu tốc độ hư hỏng của đường trong thời gian khai thác, tránh cho các hư hỏng nhỏ phát triển thành các hư hỏng lớn để sử dụng đường trong tình trạng khai thác tốt càng lâu càng tốt.

Bảo trì theo kế hoạch thể hiện tính liên tục và tần suất của công tác này. Nội dung tác nghiệp kỹ thuật của bảo trì bao gồm các công đoạn bảo dưỡng (chăm sóc đường thường xuyên), bảo trì định kỳ và theo chu kỳ.

Hệ thống bảo trì đường có hiệu quả bao gồm việc:

- tổ chức quản lý bảo trì đường với một tổ chức được phân định rõ ràng, phương thức quản lý có hiệu quả và có trách nhiệm;

- Các biện pháp liên quan đến việc sử dụng đường;

- Những nguồn cấp vốn đầy đủ và bền vững, an toàn cho công việc bảo trì đường;

- Tham gia nhiệt tình của cộng đồng trong công tác bảo trì đường bộ.

Ngoài ra cần dành một khoản kinh phí cho công tác bảo đảm giao thông thường xuyên như: nạo vét rãnh dọc, duy tu, kè, sửa chữa biển báo hiệu, phương tiện thiết bị, phòng chống bão, lũ đột xuất.

3.4. Kết luận chương 3

Trong chương 3 học viên đã nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng thi công đường GTNT huyện Định Hoá như:

- Giải pháp về mặt quy hoạch đồng bộ đường GTNT. - Giải pháp về mặt tổ chức.

- Giải pháp về mặt quản lý.

- Giải pháp về mặt thiết kế và tổ chức thi công bao gồm:

+Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT mới TCVN 10380:2014. + Nâng cao công tác khảo sát.

+ Nâng cao công tác lập hồ thiết kế thi công.

+ Nâng cao công tác quản lý chất lượng nguồn vật liệu sử dụng trong quá trình thi công.

+ Nâng cao công tác tổ chức thi công.

- Giải pháp nâng cao công tác bảo trì sửa chữa đường GTNT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải pháp trong tổ chức quản lý xây dựng và khai thác đường GTNT.

Tuy nhiên do công tác xây dựng đường là tổng hợp nhiều công tác khác nhau nên trong giới hạn của luận văn này chỉ nêu những phương pháp tổng quan để nâng cao chất lượng xây dựng đường GTNT. Do vậy để áp dụng các giải pháp tổng quan nêu trong chương này thì ta phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng công trình mà áp dụng cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 116 - 120)