Các dạng hư hỏng phổ biến công trình đường GTNT huyện Định Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 63 - 65)

15 MITSUBISHI CANTER

2.2.2Các dạng hư hỏng phổ biến công trình đường GTNT huyện Định Hoá

2.2.2.1 Sụt trượt nền đường và taluy

Qua khảo sát thực tế trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh và một số các vùng lân cận hiện tượng sạt lở mái ta luy âm và mái ta luy dương diễn ra rất phổ biến, đặc biệt vào mùa mưa lũ hàng năm có rất nhiều các vị trí sụt trượt gây ách tắc giao thông cục bộ và thiệt hại lớn về kinh tế.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra sụt trượt nền đường và mái taluy:

- Hiện nay công tác thiết kế đưa ra giải pháp chưa đầy đủ, đặc biệt là khâu đánh giá khảo sát địa chất, địa chất thủy văn chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến đề ra các giải pháp thiết kế chưa được chính xác. Nhiều đoạn tuyến vẫn thiết kế taluy đào với mái dốc lớn, thiết kế taluy một mái mà chưa phân bậc và thu nước ở các bậc dễ gây sạt trượt taluy đường vào những mùa mưa.

Bên cạnh đó do nguồn kinh phí phục vụ thiết kế còn hạn hẹp nên trong hồ sơ thiết kế rất hạn chế các giải pháp kiên cố hóa công trình điển hình là các công trình phòng hộ (kè, tường chắn, ốp mái taluy...), nhiều đoạn tuyến đi qua vùng địa hình phức tạp như đào sâu đắp cao, độ dốc lớn tuy nhiên trong giải pháp thiết không thiết kế cắt cơ giảm tải, ngả mái taluy... thiếu hệ thống rãnh đỉnh, rãnh chân cơ, dốc nước... để thoát nước nhanh ra khỏi phạm vi của đường.

- Hệ thống thoát nước trên mặt đường còn thiếu và kém chất lượng. Hằng năm vào mùa mưa hiện tượng sạt lở mái taluy dương và taluy âm nền đường thường xuyên xảy ra nhất là đối với xã Tân Dương, xã Đồng Thịnh huyện Định Hoá nơi mà tuyến đường đi qua có địa hình rất phức tạp nên tuyến thường phải đào sâu và đắp cao, tuyến có địa chất không đồng nhất địa chất phức tạp nhiều đoạn có cấu tạo chủ yếu là đá phong hóa mạnh đến phong hóa rất mãnh liệt khi gặp trời mưa thường xuyên thì hiện tượng đất đá bị bão hòa, gây suy giảm cường độ gây nên hiện tượng sụt lở mái taluy như hình 2.3 dưới đây.

Hình 2.2 Hiện tượng sạt lở mái taluy dương tại xã Phú Đình

- Hiện tượng nước ngầm gây hư hỏng đường GTNT

Điều kiện môi trường tác động đến sự phong hoá và biến đổi sức chịu tải của đất đá. Đặc biệt, chú ý sự phá hoại của các loại nước: nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Có thể nói đây là kẻ thù số một gây ra mọi loại phá hoại của nền đường ở xã miền núi. Sự phá hoại của nhiều đoạn đường trên địa bàn huyện Định Hoá đều có nguyên nhân do nước trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các công trình đi qua khu vực chịu ảnh hưởng của nước ngầm đặc biệt là nước ngầm trên các vùng taluy dương nền đường làm cho đất đá bão hòa gây ra suy giảm cường độ kháng cắt của đất đá. Đây là một nguyên nhân lớn gây nên hiện tượng sụt trượt nền đường vào những ngày mưa kéo dài trên địa bàn huyện. Một số vị trí có nước ngầm xuất hiện trên sườn mái taluy dương, đất bị ẩm bão hoà nước gây sụt mái taluy. Mực nước ngầm rò rò trên taluy dương gây sạt lở.

Hiện tượng đất đá bị suy giảm cường độ sau nhiều ngày mưa liên tiếp thường xuyên xảy ra trên địa bản các tỉnh miền núi phía Bắc (hình ảnh 2.3 dưới

đây thể hiện rõ nhất hiện tượng sạt lở mái taluy dương do đất đá bị bão hòa làm suy giảm cường độ trên đoạn đường xã Đồng Thịnh). Đặc điểm cơ bản của

tuyến đường nối hai xã này có cấu tạo địa chất phức tạp, các núi được hình

thành bởi địa chất là các loại đá phong hóa mạnh đến rất mạnh do vậy khi có nước ngầm rò rỉ thấm ra các mái taluy dương dần sẽ gây lên sạt lở.

Hình 2.3 Hiện tượng sạt lở mái taluy dương nền đường do hiện tượng nước ngầm tại xã Đồng Thịnh

- Nền đường có hệ số đầm nén thấp, nhiều đường hiện nay vẫn sử dụng tải trọng thiết kế lớn nhưng lại sử dụng hệ số đầm nén nhỏ K=0.9 nên hư hại hệ thống đường.

- Khai thác chưa có hệ thống duy tu bảo dưỡng thường xuyên do đó sau thời gian khai thác không có duy tu bảo dưỡng các công trình phòng hộ, hệ thống thoát nước dẫn đến gây hư hại cho nền đường.

2.2.2.2 Hiện tượng mặt đường

Hiện nay phần lớn kết cấu đường GTNT trên địa bàn huyện Định Hoá chủ yếu là kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa, có kết cấu móng đường mỏng nhưng nhiều tuyến lại có tải trọng trục xe nặng lưu thông có thời hạn sử dụng được 3 đến 5 năm sau thời hạn trên mặt đường sẽ hư hỏng. Tuy nhiên do không có nguồn vốn để trung tu, đại tu dẫn đến các hiện tượng phá hoại mặt đường thường xảy ra ở những dạng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 63 - 65)