Các sửa chữa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Định Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 74 - 77)

b) Hư hỏng cống thoát nước

2.3.5Các sửa chữa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Định Hoá

được sự quan tâm của Đảng và chính phủ, trong năm qua huyện Định Hoá đã được hỗ trợ ngân sách của tỉnh để sửa chữa các tuyến đường tỉnh, đường vào các khu chế biến lâm sản và khu nuôi trồng. Các tuyến đường được áp dụng nhiều biện pháp sửa chữa khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loại hư hỏng như:

- Sửa chữa các khe nứt bằng cách: đun nóng nhựa đường đặc pha dầu bằng các nhũ tương polime (TCVN 8816: 2011) có hàm lượng nhựa cao để rót vào khe nứt. Sau đó rải cát vàng, đá mạt vào khe rồi miết phẳng bề mặt khe. Đợi hỗn hợp nhựa – cát trong khe biến cứng mới cho xe thông qua.

- Sửa chữa các chỗ cập kênh bằng cách: Đục bỏ bê tông xi măng cũ trên mặt tấm thấp trong một phạm vi dài = 100 x h kể từ mép khe nối tại chỗ bị cập kênh (h – chiều cao bậc cập kênh). Chiều sâu đục bỏ bê tông xi măng cũ là 3,0 cm với vách đục thẳng đứng, song song với khe nối và mặt đáy tương đối bằng phẳng;

Thổi sạch bụi, bẩn mặt bê tông xi măng cũ trong phạm vi đục bỏ;

Rải vật liệu bê tông xi măng hạt nhỏ có trộn phụ gia polime để bù phụ trong phạm vi đục bỏ với độ dốc bề mặt 1%.

Rải và đầm nén bê tông và tạo dốc, sau khi bảo dưỡng đạt cường độ bằng 80% cường độ thiết kế mới cho thông xe.

- Sửa chữa rỗng hở đáy tấm, lún tấm: biện pháp sửa chữa đối với trường hợp rỗng, hở, phụt bùn là bơm phụt vữa xi măng để chèn lấp đầy vùng rỗng, hở đáy tấm.

- Sửa chữa trồi đầu tấm bê tông xi măng do sỏi, đá mạt cứng chèn đầy khe bằng cách: làm sạch các khe ngang (đặc biệt phải lấy hết sỏi, đá chèn vào khe làm cho khe không hoạt động), thay thế vật liệu chèn khe mới.

- Sửa chữa ổ gà bằng vữa xi măng như sau:

Làm sạch rác, bụi bẩn lòng ổ gà; Tưới ẩm lòng ổ gà;

Pha trộn đều vữa;

Chèn chặt ổ gà từng lớp bằng vữa và làm phẳng bề mặt; bảo dưỡng, đợi vữa cứng mới cho thông xe.

- Sửa chữa mặt đường bê tông xi măng bị bong tróc, lộ đá bằng cách rải lớp phủ mặt bằng vữa nhựa (ASTM D 3910):

Làm sạch và khô mặt đường bê tông xi măng cũ thật kỹ; Tưới nhũ tương dính bám: 0,3 ÷ 0,5 lít/m2;

Trộn đều hỗn hợp vữa nhựa theo thiết kế;

Dùng máy rải rải vữa nhựa thành lớp đều, lu nhẹ; Chờ đến sau 3 giờ mới cho xe thông qua.

- Thay thế tấm bê tông cũ bị hỏng bằng cách: loại bỏ tấm bê tông cũ hỏng, thay thế bằng tấm bê tông xi măng sản xuất trước ở xưởng rồi đem ra hiện trường lắp ghép.

Hình 2.11 Đường vào UBND xã Tân Dương đang xuống cấp trầm trọng chưa được sửa chữa

2.4 Kết luận chương 2

Trong chương 2 học viên đã:

- Trình bày tổng quan về huyện Định Hoá

- Nêu ra những thực trạng đường GTNT về kết cấu hạ tầng giao thông và các dạng phá hoại phổ biến công trình trên địa bàn huyện Định Hoá

- Một số nhận xét về hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Định Hoá: + Về quy hoạch hệ thống GTNT;

+ Về mặt tổ chức;

+ Về tổ chức quản lý, bảo trì và tổ chức khai thác; + Về kỹ thuật: Bao gồm về thiết kế, thi công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 74 - 77)