Nhận xét, đánh giá về các tiêu chuẩn thiết kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

15 MITSUBISHI CANTER

1.4.19 Nhận xét, đánh giá về các tiêu chuẩn thiết kế

Trong quá trình nghiên cứu đường GTNT học viên chỉ giới hạn nghiên cứu ở đường xã và đường liên thôn.

Theo Quyết định số 315 QĐ-BGTVT, ngày 23/02/2011 chủ yếu xét về đường giao thông loại A. Là loại đường trục xã, liên xã, đường dùng cho xe ô tô, máy nông nghiệp. Tiêu chuẩn quy định tải trọng tổng cộng không quá 6T hiện nay là không thích hợp. Hiện nay đường vào các đường trục của xã, huyện đã ít dùng tiêu chuẩn đường GTNT loại A mà chuyển thành dùng tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô lấy tương đương với đường cấp VI.

Vì khi nông thôn phát triển lên sẽ trở thành khu vực khai thác công nghiệp, khai thác mỏ, khai thác quặng... do vậy nhiều loại xe có tải trọng trục xe lớn lưu thông trên đường dẫn đến với quy định như tiêu chuẩn thì tải trọng không quá 6T là không phù hợp dẫn đến nếu dùng theo tiêu chuẩn trên thì sẽ gây hư hại kết cấu áo đường và nền đường.

Qua những tiêu chuẩn trên ta thấy có những kết cấu, có những vấn đề cần xem xét lại vì GTNT bây giờ không chỉ dừng lại ở những tải trọng xe nhỏ vì thực ra sản phẩm của nó là chuyển về các chức năng của đường.

Đối với đường GTNT tốc độ không phải là vấn đề xem xét quá quan trọng trong quá trình thiết kế vì tốc độ nó liên quan đến yếu tố kỹ thuật, tuy nhiên đối với đường GTNT miền núi thì vấn đề yếu tố kỹ thuật đường được châm chước rất nhiều như các yếu tố bán kính cong, độ dốc nền đường... vì vậy các trong

tiêu chuẩn nêu trên thì yếu tố hình học không thành vấn đề, nhưng yếu tố tải trọng thiết kế thì là một vấn đề cần được xem xét lại để đảm bảo cho kết cấu áo đường GTNT có thể đạt chất lượng, đủ khả năng chịu lực cho các loại xe tải trọng nặng có thể hoạt động được bình thường. Do vậy đối với đường GTNT thì vấn đề kết cấu áo đường cần được xem xét lại một cách nghiêm túc.

Trong các tiêu chuẩn nêu trên đối với đường GTNT loại A trong một số trường hợp đặc biệt nên áp dụng đường theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI có châm chước (châm chước ở đây chủ yếu là yếu tố hình học, về độ dốc và bán kính), nhưng tiêu chuẩn tải trọng thì vẫn tôn trọng theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI. Nhằm đảm bảo cho kết cấu áo đường được đảm bảo chất lượng.

Đối với đường miền núi thì hệ thống công trình phòng hộ, hệ thống thoát nước trên đường đặc biệt quan tâm. Trong các quy trình thiết kế nêu trên thì khẩu độ nhỏ 0.5m, mác 200 vẫn thường được dùng dẫn đến nhiều công trình bị hư hại, do vậy nếu vẫn dùng những quy định trong tiêu chuẩn trên thì nhiều vùng có lưu lượng xe qua lại với tải trọng xe cộ lớn thì kết cấu cống bị hư hại do vậy đối với những quy định về tải trọng cho thiết kế công trình thì cần phải nâng lên một cấp tải trọng và đối với các công trình cống thì thường dùng cống tiêu chuẩn định hình như đường ô tô.

Với công trình trên đường GTNT thì tần suất 4% cũng không thích hợp, trên thực tế có thể chấp nhận tần suất lên đến 10% và cũng có thể chấp nhận hằng năm bị ngập nhưng ở mức độ chấp nhận được.

Hiện nay mà nói thì đường GTNT có đặc điểm là tiêu chuẩn về hình học không yêu cầu cao nhưng phải đủ rộng nghĩa là tiêu chuẩn về bình đồ, tiêu chuẩn về cắt dọc, độ dốc dọc đường lớn cũng có thể châm chước, bình đồ bán kính cong có thể nhỏ vì địa hình rất phức tạp... Nếu đạt được tiêu chuẩn thì khối lượng và giá thành tăng lên rất nhiều do đó về tiêu chuẩn hình học về bình đồ, trắc dọc có thể châm trước nhưng về kết cấu áo đường, công trình và nền đường cần phải xem xét.

Về nền đường trước đây tất cả nền đường có mái dốc chỉ làm tiết kiệm mái dốc không đánh cấp, có mái taluy dốc lớn. Do đó để đảm bảo nền đường được ổn định thì cần phải tuân thủ theo đúng quy định theo quy trình thiết kế đường ô tô như cần đánh cấp nền đường nếu độ dốc đường tự nhiên >20% và mái taluy cao có thể áp dụng các công trình phòng hộ, ngả mái taluy...Vì đặc điểm miền núi có hai đặc điểm là sụt lở nền đường vào mùa mưa và mặt đường là mặt đường cấp thấp dẫn đến khi vào mùa mưa toàn bộ mặt đường và nền đường dần như bị hỏng đường không đi được. Do đó nền đường và kết cấu áo đường cần được đảm bảo.

Mặt đường có thể làm chiều rộng theo đúng quy định nhưng về chiều rộng nền đường thì cần phải đủ rộng và cần làm sao cho hai xe đi ngược chiều nhau có thể tránh nhau được, hiện nay trong tiêu chuẩn quy định thì đang còn hạn chế về vấn đề này nếu người thiết kế vẫn còn tuân theo quy định trong các tiêu chuẩn trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w