Hiện tượng bong tróc mặt đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

Vì thời gian xây dựng cách đây đã lâu nên mặt đường vốn đã nhỏ, lại còn xuống cấp khá nghiêm trọng.

Các hiện tượng mất mát này có thể do các nguyên nhân hoặc phối hợp các nguyên nhân sau gây ra:

• Hàm lượng nhựa không đủ

• Dính bám kém giữa cốt liệu và nhựa đường • Đầm nén không đủ

• Thi công vào điều kiện bất lợi,...

Hình 2.4 Nhiều

đoạn trên tuyến

đường tỉnh 268 đi qua

địa bàn

huyện xuống cấp, bong

tróc mặt đường

b). Hư hỏng biến dạng

 Lún vệt bánh xe: Xuất hiện dọc theo vệt bánh xe, được hình thành do các nguyên nhân sau:

+ Trước hết, vấn đề này liên quan đến xe tải vượt quá quy định cho phép. Gần đây tỷ lệ xe quá tải tăng nhanh, nhiều loại xe có tải trọng >10 tấn hoạt động và đặc biệt loại xe chở khoáng sản, quặng sắt...và một số xe công nông, xe tự chế lưu hành hiện nay ở trên địa bàn vẫn là phương tiện hoạt động chủ yếu gây nên hư hỏng, mặt đường.

+ Nguyên nhân thứ 2 được coi nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa kiểm soát tốt khâu thi công và chất lượng vật liệu (nhựa đường, đá nền, chất lượng bê tông...).Vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kỹ thuật của đường như chiều dày kết cấu, hàm lượng nhựa, độ rỗng dư, độ sụt lớn…

Hình 2.5 Đoạn đường ATK – Tân Trào bị hỏng nặng do hoạt động của nhiều xe tải trọng lớn qua lại

 Lượn sóng và trồi lún: Chất lượng hỗn hợp kém (cốt liệu cấp phối không đảm bảo, hạt tròn cạnh, loại nhựa đường không thích hợp, chất lượng bê tông chưa đảm bảo ...) là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Nguyên nhân kết hợp là do tải trọng ngang của bánh xe trên mặt đường.

Trong quá trình nghiên cứu để phục vụ tư liệu cho luận văn học viên có đi thực tế ở hiện trường một số tuyến đường trên địa bàn, qua quan sát trên tuyến đường đi ATK – Tân Trào và đường Quy Kỳ – Chợ Đồn nhiều đoạn có mặt đường xuống cấp nghiệm trọng, hiện tượng lượn sóng và lún trồi xảy ra, nguyên nhân chủ yếu trên những đoạn đường này là do trên tuyến đường đi ATK – Tân Trào có nhiều khu chế biến lâm sản dọc tuyến đường. Tuyến đường Quy Kỳ – Chợ Đồn có vùng đặc sản Cam sành và khu trăn nuôi do vậy xuất hiện nhiều loại xe tải có tải trọng trục >10T thường xuyên lưu thông trên tuyến đường gây hư hại mặt đường.

Hình 2.6 Mặt đường đoạn đi Quy Kỳ – Chợ Đồn bị hư hỏng nặng do xe tải có tải trọng >10T thường xuyên hoạt động qua lại

2.2.2.3 Về hệ thống công trình thoát nước trên đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w