ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HOÁ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 77 - 86)

b) Hư hỏng cống thoát nước

ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HOÁ

3.1. Các dạng phá hoại đường GTNT ở huyện Định Hoá – Thái Nguyên và nguyên nhân

Hiện nay, các tuyến đường liên xã trên địa bàn huyện nhiều đoạn đường bị hư hỏng bởi những nguyên nhân như sạt lở mái taluy, xói ngầm, công trình kè mái taluy dương và âm bị hư hại…. Để khắc phục hiện tượng trượt, sụt taluy, các công trình thoát nước trên đường cần tóm tắt và đưa ra các nhóm phá hoại công trình thường gặp của nền đường, mặt đường trên địa bàn huyện. Các hiện tượng phá hoại nền đường vùng núi được hiểu là tất cả các hiện tượng di động dưới mọi hình thức của sườn dốc tự nhiên và mái dốc nhân tạo(mái taluy đào,đắp nền đường) theo hướng ra phía ngoài và xuống dưới dẫn đến phá hoại nền đường về ổn định toàn khối cũng như về kích thước hình học vốn có của nó.

Nguyên nhân gây phá hỏng nền đường, mặt đường vùng núi rất phức tạp song có thể xếp theo mấy nhóm sau:

a). Do thiết kế theo tiêu chuẩn cũ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại mới:

Tiêu chuẩn cũ quy định với đường GTNT loại A thì tải trọng xe không vượt quá 6T, nếu như hiện nay thiết kế vẫn tuân thủ theo đúng quy định này thì nhiều tuyến đường GTNT sẽ hư hỏng nặng do sự phá hủy mặt đường và nền đường của các loại xe tải có tải trọng trên 6T đặc biệt nhiều xe tải siêu trường siêu trọng có tải trọng trục >10T tham gia để đến các nuôi trồng, vùng nguyên liệu...

Do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên khi thiết kế một số công trình phòng hộ bị bỏ qua như kè chắn đất taluy. Rãnh xây kiên cố chưa nhiều còn tận dụng rãnh đất.

b). Do đồ án thiết kế không hợp lý, không phù hợp với điều kiện cấu tạo địa chất tại chỗ do:

+ Số liệu khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn không (chưa) phản ánh đúng thực trạng của đất đá tại chỗ:cấu tạo các tầng lớp đất đá, thế nằm, cường độ v.v...

+ Độ dốc mái taluy thiết kế nền đường quá dốc, quá lớn không đảm bảo ổn định toàn khối, không có giải pháp thoát nước

+ Thiếu hiểu biết về các tác dụng xấu do điều kiện môi trường gây ra: Điều kiện thời tiết nắng ẩm, nước ngầm, nước mặt...

c). Do quá trình thi công:

Trong quá trình thi công không tuân thủ qui trình kỹ thuật khi đào đắp và biện pháp thoát nước trong quá trình thi công rãnh đỉnh, rãnh biên, dốc nước, bậc nước, quá trình thi công không đảm bảo chất lượng...

d). Các nguyên nhân trực tiếp khi phân tích một dạng phá hoại.

- Các nguyên nhân làm giảm yếu cường độ đất đá.

+ Thuộc bản chất của đất đá tại chỗ: loại đất đá, tầng lớp, thế nằm, cường độ (chống trượt) vốn có và mức độ, tốc độ phong hoá.

+ Điều kiện môi trường tác động đến sự phong hoá và biến đổi sức chịu tải của đất đá. Đặc biệt, chú ý sự phá hoại của các loại nước: nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Có thể nói đây là kẻ thù số một gây ra mọi loại phá hoại của nền đường ở miền núi. Sự phá hoại của nhiều đoạn đường và nhiều tuyến đường khác đều có nguyên nhân do nước trực tiếp hoặc gián tiếp. Nên khi phân tích các nguyên nhân hư hỏng của nền đường vùng núi (kể cả các vùng địa hình khác) ta luôn nên xem xét nguyên nhân này: "Nước và sự phá hoại của nó".

+ Điều kiện địa hình, địa mạo.

- Các nguyên nhân tăng lực gây trượt (lực cắt). + Làm tăng tải trọng trên sườn dốc.

- Nước mặt hoặc nước ngầm thấm đầy lỗ rỗng đất đá.

- Đất đá từ phía trên trượt rồi tích tụ ở trên sườn dốc (trên đỉnh taluy đào).

- Đổ đất đá đào lên trên sườn dốc.

- Đắp nền đường hoặc xây dựng các công trình khác trên sườn dốc, nhất là trên sườn dốc tích tụ đá mảnh hoặc đá phong hoá rời rạc.

e). Các nguyên nhân gây phá hoại chân sườn dốc hoặc mái dốc

- Nước sông, suối chảy xói mòn chân sườn dốc thiên nhiên. - Nâng và hạ mực nước chân dốc một cách đột ngột.

f). Các nguyên nhân gây chấn động đất đá.

- Động đất. Hoạt động khai thác đất đá (nổ mìn).

Huyện Định Hoá có địa hình phức tạp gây khó khăn rất lớn cho việc thiết kế các tuyến đường đi qua, có thể một tuyến đường sẽ đào đắp và xây dựng công trình phòng hộ rất nhiều. Độ dốc địa hình lớn, độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn, cộng với các tác nhân khí hậu ẩm ướt, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian rất ngắn (từ tháng 6 đến tháng 8), lớp vỏ phong hoá dày với thành phần có nhiều sét... là những điều kiện địa hình - địa mạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động trượt lở. Đặc biệt, việc thi công bạt mái taluy quá dốc khi xây dựng đường, phá hủy lớp phủ thực vật... có thể gây ra sự mất ổn định sườn và kích thích quá trình trượt lở xảy ra.

Nhiều tuyến đường trên một đoạn tuyến ngắn phải bố trí nhiều công trình thoát nước ngang đường, rãnh cơ, rãnh đỉnh và các công trình phòng hộ, bên cạnh đó do điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc địa hình lớn dẫn đến nhiều tuyến đường đi cắt ngang qua khe tụ thủy, tại những vị trí này thường bố trí các công trình cống thoát nước có độ dốc dọc rất lớn thường >10% đo đó cần phải thiết kế cống dốc và có độ dốc dọc thay đổi (chi tiết xem hình 3.1).

Hiện tượng sụt trượt taluy âm và taluy dương diễn ra vào những ngày mưa kéo dài thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh hàng năm.

Hình 3.1.Mặt bằng đoạn đường đi qua phức tạp bố trí nhiều cống thoát nước, rảnh đỉnh và rãnh cơ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đường GTNT ở huyện Định Hoá – Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống GTNT, những sự cố hoặc những dạng hư hỏng phổ biến và nguyên nhân trên địa bàn huyện Định Hoá thì giải pháp nâng cao chất lượng đường GTNT trên địa bàn huyện Định Hoá gồm:

- Giải pháp quy hoạch hệ thống đường GTNT

- Về tổ chức chung

- Giải pháp về thiết kế

- Về tổ chức thi công

- Về quản lý và khai thác

3.2.1.Giải pháp quy hoạch hệ thống đường GTNT

Hiện nay toàn huyện chưa có quy hoạch về GTNT, do đó hiện nay đầu tư vẫn mang tính tự phát, nghĩa là do các xã thấy cần thì đầu tư hoặc do các nhà thầu tìm nguồn vốn về để đầu tư dẫn đến đầu tư không quy củ, không theo các quy hoạch định trước. Do vậy nhu cầu hiện nay trên địa bàn huyện là cần phải vạch ra được quy hoạch đường GTNT phù hợp cho từng xã gắn liền với quy hoạch của huyện để từ đó có kế hoạch đầu tư xây dựng cho từng vùng, ứng với các thế mạnh của từng xã. Do đó để đảm bảo được như vậy thì cần có một hoạch định, một kế hoạch quy hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống GTNT từ nay đến năm 2030 và kế hoạch trung hạn từ nay đến năm 2020 trên địa bàn huyện tránh tình trạng làm đường không tuân thủ theo quy hoạch của từng địa phương.

Để quy hoạch hệ thống GTNT trên địa bàn huyện đạt về chất lượng kỹ thuật cần có các yêu cầu sau:

- Phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương, kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện;

- Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Phù hợp với các loại phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như trong tương lai;

- Đảm bảo liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huyện, đường tỉnh tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh;

- Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa khu trung tâm với khu dân cư, nối liền khu dân cư với khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau;

- Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu đền bù giải phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến; - Kết cấu mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai. Đặc biệt là về mặt kết cấu áo đường phải đủ cường độ để đảm bảo phương tiện vận tải qua lại hiện nay và trong tương lai đặc biệt là các lại tải siêu trường, siêu trọng qua lại.

- Hệ thống đường từ huyện đến xã, liên xã phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường ôtô cấp VI (mặt đường ≥ 3,5m, nền đường ≥ 6,5m ).

3.2.2.Giải pháp về mặt hệ thống tổ chức

Quản lý về GTNT hiện nay mang tính chất kết hợp chứ chưa có một tổ chức rõ ràng. Từ tổ chức hành chính huyện và tổ chức chuyên ngành như phòng Kinh tế - Hạ tầng vẫn chưa có một bộ phận chuyên về GTNT.

Hiện nay người nắm về GTNT chủ yếu đó là huyện thông qua BQLDA. Còn về mặt nếu nguồn kinh phí của tỉnh hoặc nguồn ngân sách thì bước dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt nhưng sang bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công thì do BQLDA của huyện quản lý do đó cũng mang tính bất cập. Tại vì hiện nay đội ngũ kỹ thuật chuyên môn của huyện vẫn còn yếu kém, khi gặp những công trình mang tính kỹ thuật cao thì đội ngũ không đáp ứng được các yêu cầu trên.

Từ những hạn chế về mặt tổ chức trên, để đảm bảo được chất lượng đường GTNT trên địa bàn huyện Định Hoá cần đảm bảo những yêu cầu sau:

 Trước hết huyện Định Hoá và đặc biệt là phòng Kinh tế - Hạ tầng cần có bộ phận giao thông nông thôn nhằm hỗ trợ cho huyện và xã về chuyên môn kỹ thuật, và trực tiếp quản lý các công trình mang tính chất kỹ thuật khó, mang tính quan trọng.

 Hiện nay hầu hết các công trình đường GTNT do huyện mà ủy quyền là BQLDA huyện quản lý, tuy nhiên đội ngũ kỹ thuật chuyên môn còn yếu kém do đó để đảm bảo chất lượng các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện thì về mặt con người cần có sự thay đổi về chất lượng. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng công trình đường GTNT chính là yếu tố con người, vì vậy để hoàn thiện bộ máy hoạt động của BQLDA huyện, yêu cầu đặt ra phải có được những cán bộ có năng lực, có chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý. Như thế cần phải có các hoạt động như:

- Trước hết bộ máy quản lý dự án ở huyện cần tập trung đào tạo nguồn cán bộ đủ năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý các dự án tại huyện mình quản lý.

Để làm được như vậy cần:

+ Hàng năm xem xét đánh giá các cán bộ kỹ thuật để biết được những mặt yếu kém về chuyên môn và có kế hoạch gửi lên sở hoặc tại huyện tự tổ chức lớp tập huấn chuyên môn.

+ Để đội ngũ chuyên môn đạt được chất lượng thì ở khâu tuyển nhân sự cũng cần quan tâm đến chất lượng đầu vào, có chính sách khuyến khích thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về phục vụ cho quê hương, tránh tình trạng tuyển những con người không đủ năng lực chuyên môn vào Ban quản lý.

- Những cán bộ quản lý cần hiểu biết về các nghiệp vụ: + Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. + Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

+ Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng.

+ Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ phận đấu thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phó ban phụ trách xây dựng CTGT

Bộ phận thẩm định hồ sơBộ phận chuẩn bị đầu tưBộ phận quản lý chi phí đầu tưBộ phận quản lý triển khai dự ánBộ phận quản lý khai thác

+ Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình. + Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Cần phải có sự phân định theo từng cấp và có sự chuyên môn hóa, chia bớt tránh nhiệm cho các cấp dưới tại Ban. Trong mỗi phòng nhiệm vụ được phân công cụ thể theo nhóm thực hiện, cần phải có các giải pháp tạo nên sự liên kết các công việc giữa các nhóm và các phòng, mỗi cán bộ công nhân viên cần phải nắm được tổng quan cũng như tình hình chung của dự án để linh hoạt trong việc giải quyết công việc. Để đạt được hiệu quả khi đi vào hoạt động không bị chồng chéo công việc mỗi Ban của huyện cần thiết lập được một sơ đồ hoạt động một cách hiệu quả nhất, trong nghiên cứu của đề tài, học viên đề xuất sử dụng sơ đồ hoạt động như hình 3.2 dưới đây.

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cán bộ phòng quản lý CTGT tại Ban QLDA của huyện 3.2.3.Giải pháp về mặt quản lý

Để đảm bảo được công trình đường GTNT đạt chất lượng thì ngay từ đầu người quản lý cần được quan tâm ngay từ những bước làm đầu tiên của một công trình dự kiến thực hiện. Để được như vậy về mặt quản lý cần làm được những vấn đề sau:

- Quản lý trong quy hoạch, quản lý trong quá trình thực hiện quy hoạch:

Nhằm đảm bảo việc quy hoạch được đồng bộ so với quy hoạch của huyện thì việc quản lý quy hoạch mang một vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho công trình đó thực hiện một cách đồng bộ, tránh việc những công trình do những nguồn vốn từ những nhà đầu tư tự bỏ vốn ra làm và tự thi công không đồng bộ với quy hoạch tổng thể trước đó của huyện, của xã.

Khuyến khích các nguồn vốn từ dân, từ nhà đầu tư tự bỏ vốn ra làm, tuy nhiên cần đặt dưới sự quản lý của huyện và phải đồng bộ với quy hoạch của huyện đã được duyệt tránh tình trạng làm sai lệch với quy hoạch tổng thể trước đó.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần được nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án từ đó phân tích những phương án quy hoạch đó trên phương diện khách quan tránh tình trạng một phương án quy hoạch lại chỉ được lựa chọn thông qua chủ quan mà không đánh giá được hết những ưu nhược điểm của phương án đó.

Trong quá trình thực hiện cần suy hết được những yếu tố thế mạnh của huyện, của xã để từ đó tập trung quy hoạch có trọng điểm và liên kết quy hoạch theo từng vùng đặc thù.

- Quản lý trong thực hiện dự án:

Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình hình thành lên một con đường, để đảm bảo con đường đó đạt chất lượng, đúng như hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì khâu quản lý trong quá trình thực hiện dự án cần quản lý thật nghiêm túc từ khâu thi công đến khâu đưa vào khai thác. - Khai thác, bảo trì và sửa chữa:

Hiện nay trong khâu này hầu hết chưa được quan tâm và không có một nguồn kinh phí nào để duy trì công tác này do vậy nhiều công trình đường GTNT khi vừa bàn giao đưa vào khai thác một thời gian đã hư hỏng nặng, nhiều tuyến đường không thể hoạt động được vào mùa mưa trên địa bàn huyện. Do vậy để đảm bảo công trình đưa vào khai thác được hiệu quả trong thời gian

hoạch định thì trong quá trình sử dụng cần có một chính sách khai thác, bảo trì và sửa chữa đi kèm theo. Tức là cần có sự bảo hành của nhà thi công về chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả khai thác hệ thống đường GTNT trong chương trình nông thôn mới huyện Định Hóa – Thái Nguyên (Trang 77 - 86)