KHÁI NIỆM SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn MARKETING căn bản (Trang 35 - 38)

3.1.1. Khái niệm về sản phẩm

Để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược sản phẩm có hiệu quả trước hết cần trả lời câu hỏi sản phẩm là gì?

a. Khái niệm sản phẩm theo quan điểm truyền thống:

Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hoá học, sinh học... được tập hợp trong một hình thức đồng nhất, là vật mang giá trị sử dụng.

Ví dụ: Viên phấn, bảng, viết, quần áo….

b. Sản phẩm theo quan điểm marketing:

Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể chào bán trên thị trường để đạt được sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó.

Ví dụ: ôtô, tivi, dịch vụ giải trí….

- Sản phẩm cốt lõi: là lợi ích cơ bản của sản phẩm, là lợi ích mà khách hàng đòi hỏi ở sản phẩm. Nói cách khác nó giải quyết câu hỏi: “ khách hàng thực sự mua cái gì và nhà sản xuất bán cái gì?”.

Ví dụ: Kem đánh răng P/S – sản phẩm cốt lõi: làm sạch răng miệng, bảo vệ men răng

- Sản phẩm hiện thực: là phần hình dạng cụ thể của sản phẩm, là yếu tố phản ánh sự có mặt thực tế của hàng hóa. Sản phẩm hiện thực bao gồm bốn yếu tố: nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng, đặt điểm,bao bì.

Ví dụ: Kem đánh răng P/S – sản phẩm hiện thực: tuýp kem, võ hộp, kem… - Sản phẩm bổ sung: là những dịch vụ và lợi ích phụ thêm góp phần tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, là những yếu tố gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Sản phẩm bổ sung bao gồm: điều kiện bảo hành, lắp đặt, vận chuyển…

Ví dụ: Kem đánh răng P/S – sản phẩm bổ sung: giao hàng tận các của hàng bán lẽ…

3.1.2. Phân loại sản phẩm

a. Theo mục đích sử dụng của người mua hàng

Lợi ích sản phẩm Nhãn hiệu Sửa chữa Lắp đặt Sản phẩm cốt lõi Kiểu dáng Bao bì Sản phẩm hiện thực Tư vấn Bảo hành Lắp đặt Tín dụng Vận chuyển Sản phẩm bổ sung

Hàng tiêu dùng: Là những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình. Bao gồm hàng mua thường ngày, hàng mua có đắn đo, hàng đặc hiệu, hàng không thiết yếu.

Ví dụ: Quần áo, gạo, nước, xe máy, thuốc lá, báo chí….

Hàng tư liệu sản xuất: Là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất và chế biến

của các doanh nghiệp, bao gồm nguyên vật liệu, trang thiết bị cơ bản, các vật tư cung ứng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa, tư vấn phục vụ kinh doanh.

Ví dụ: Sắt, thép, vật dụng văn phòng phẩm,…

b. Theo thời gian sử dụng

Hàng bền: Là những hàng hóa thường được sử dụng rất nhiều lần và trong thời gian tương đối dài. Loại hàng này thường đòi hỏi về dịch vụ và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp phục vụ khách hàng.

Ví dụ: Xe môtô, ôtô, tivi,…

Hàng không bền: Là những hàng hóa cụ thể thường chỉ qua được một hay vài

lần sử dụng.

Ví dụ: Bia, xà phòng, muối,….

c. Theo thói quen mua hàng

Hàng sử dụng thường ngày: Là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử

dụng thường xuyên trong sinh hoạt .

Ví dụ: Điện thoại, sữa, bánh, xe máy,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng hóa ngẫu hứng: Là hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng không chủ ý tìm mua.

Hàng mua khẩn cấp: Là những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách.

Hàng hóa mua có lựa chọn: Là những hàng hóa khi mua khách hàng lựa chọn, so sánh…quá trình mua diễn ra lâu hơn.

Ví dụ: Tivi, tủ lạnh, máy vi tính…

Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: Là những hnàg hóa có tính chất đặc biệt mà khi mua khách hàng sàng bỏ thêm thời gian, sức lực để tìm kiếm và lưa chọn chúng.

Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: Là hàng hóa người tiêu dùng không hay biết và thường không nghĩ đến việc mua chúng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn MARKETING căn bản (Trang 35 - 38)