6. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Ngôn ngữ trong hồi ký Vũ Bằng
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Macxin Gorki đã từng nói: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”.
Trong các tác phẩm hồi ký của Vũ Bằng thứ ngôn ngữ mà ông đưa vào nó vô cùng giản dị và đậm sắc thái biểu cảm vì chủ yếu là lời ăn tiếng nói hàng ngày của những con người thật, thể hiện được bản chất và văn hoá của từng vùng miền. Vũ Bằng là một trong những nhà văn có vốn từ ngữ phong phú và ông biết cách vận dụng nó một cách linh hoạt cho từng nhân vật, tác phẩm của mình một cách phù hợp nhất. Bên cạnh đó ông là người từng trải sống ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước cho nên ông hiểu về con người và nét văn hoá riêng ở đó. Đấy là cơ sở làm giàu vốn ngôn ngữ và văn hoá vùng miền cho tác giả.
Trong Cai và Bốn mươi năm nói láo tác giả dùng nhiều những từ ngữ giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế, nó thuộc lớp từ có điệu tính tu từ thấp. Bên cạnh đó tác giả sử dụng một lớp thành ngữ hội thoại mộc mạc dân giã nhưng rất tự nhiên, gần gũi với con người nhằm miêu tả và tái tạo cuộc sống như: tay mơ hạng cụ, đúng phong phóc, lên hương, không chê được,
làm một phát, lo sốt vó, chịu chơi, sống phây phây, mấy đường lả lướt, quân tử tầu, đấu võ mồm, đồ chết dẫm, lẩm cẩm hạng cha, một cây xanh rờn, cua rơ đèn đỏ, phát ớn, Tết Công Gô, cho bằng thích, điếc con ráy,... huỵch toẹt, xin tí gân hay tí huyết, sức mấy mà chờ đợi, thạo đời một cây, ăn chơi sộp, coi đời là “nơ pa”, coi đời “như bãi phân”; làm báo làm bổ, chửi vung xích chó, tởn, la cà đấu hót; chửi chí chạp; tán láo, mũi tôi ăn trầu, xem cho đã, bố mày, léng phéng, bốc, chịu chơi; sửng cồ, tằng tằng; trí thức trùm chăn; tán thưởng như điên, ma két, tít, phốt typo, mô rát, máy pê đa let, com pô, mi, khổ demi raisin, máy minerve lôcan, măng xét, vi nhét, vơ đét,.. méc, lấy le, ba sạo, to tổ bố,thá, th ẻo đảnh, khoái tỷ,... phơ, lậu, xỏ,
chai, áp phe, câu, xé rào, lá cải, săn tin, chỗ đội nón,... lo sốt vó, điếc con ráy, bốc, phơ, lậu, đồ chết dẫm, bố mày, xỏ, chai…
Thành ngữ như: Cơm nhà vác ngà voi, Đi nói dối cha về nhà nói dối chú, Dê con buồn sừng, Của thiên trả địa, Cáo chết ba năm lại quay đầu về núi, Răng đen mã tấu, Im cứ thin thít như là thịt nấu đông, Ngồi chơi xơi nước, Vì cây dây leo, Nói láo ăn tiền, Vừa làm vừa trông, Ân trả oán đền, Có lông có cánh, Dây mơ rễ má, Hết nước hết cái, Ăn hại đái nát, Sổ Tây sổ Nho, Đứng mũi chịu sào, Dĩ độc trị độc, Kính nhi viễn chi, Sâu bọ lên làm người, Thiên la địa võng, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Mượn đầu heo nấu cháo, Có vai có vế, Hơn một ngày hay một chước, Ăn nên làm ra,…
Câu văn trong hồi kí củaVũ Bằng cũng thể hiện nét phong cách riêng – nét phong cách đầy tài hoa của tác giả. Đây là kiểu câu văn mở rộng nhiều tầng bậc xen lẫn là câu cảm thán, câu đơn, câu phức, câu cảm, câu kể hay là sự kết hợp giữa câu đơn và câu phức, câu kể và câu cảm, những câu hỏi tu từ:
-“Ai dám đùa với Tạ Đình Bính?”[4, tr.281]
-“Tôi muốn làm một cái gì khác thế, tôi muốn tranh đấu thực, nhưng biết trông vào ai đưa đường chỉ lối bây giờ?”[4, tr.303]
-“Nhưng cuộc đời bao giờ đứng im một chỗ mãi, không thay đổi”[4, tr.319]
(Bốn mươi năm nói láo)
-“Chân tôi không đứng vững. Nếu tôi cứ đi thất thểu ở ngoài phố như một con chim tha mồi, người ta sẽ lấy tôi làm một anh hoá dại hay một gã “tiên thiên bất túc” thì xấu lắm”[5, tr.27]
(Cai – Phù dung ơi, vĩnh biệt!)
- “Trời khuya lắm. Nằm ở trên gác nhỏ bé, chung quanh toàn là những cây to, tôi nghe thấy gió thổi mạnh như có hàng trăm con quỷ sứ lấy tay lay cửa sổ và gõ lên mặt kính nhà tôi. Thế rồi thì lạch cạch…lạch cạch…lạch cạch…”[5, tr.20 - 21]
Ngoài ra Vũ Bằng còn sử dụng một loạt biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, phép điệp,… Tác giả sử dụng các biện pháp đó nhằm mục đích tác động nhanh, mạnh vào tri giác độc giả, giúp họ nhận biết, hình dung một cách nhanh và rõ nhất chân dung nhân vật. Nhà văn luôn tôn thờ, đề cao cái đẹp từ hình dáng, đường nét hay một màu sắc, một âm thanh, một hương vị…
Trong Bốn mươi năm nói láo để dùng hình ảnh so sánh một cách đặc
biệt tinh tế Vũ Bằng không chỉ dùng một từ, hai từ mà dùng cả cụm từ như: “Nhưng kỳ lắm: nghề báo cũng như nghề “hát nhà trò” ngày trước hay nghề “bán ba” bây giờ”
“Rồi ông dạy cái mặt tròn, đỏ như trái bồ quân, trên cắm một cái mũi tròn xoe có hàng vạn đường gân máu chạy ngang chạy dọc như các con kinh đào vẽ trên bức địa đồ quân sự”.
“Thanh thiếu niên chưa mất gốc hẳn, nhưng không bám víu vào đâu, sống bấp bênh như những cái phao”.
“Sáng lung linh như ngọc”; “Non như người con gái mơn mởn đào tơ”. Để kích thích người đọc, tạo ấn tượng về một hình ảnh, nhân vật,… trong tác phẩm của mình, ông dùng phép điệp nhằm tô đậm, khắc sâu ấn tượng tạo điểm nhấn trong âm điệu câu văn, gửi gắm những tâm sự, nhớ mong và khắc ghi quãng thời gian làm báo.
Trong Bốn mươi năm nói láo có tới 50 lần xuất hiện từ “nói láo” chẳng hạn như:
“Họ Bồ hơn thiên hạ về chỗ đó: giám nhận huỵch toẹt ngay mình là “nói láo”, mình ưa “nói láo”, “nói láo” nói lếu như thế còn hơn là nói chuyện đời: “xấu quá”.
“Vì thế tác giả lấy đầu đề tập ký ức là “Bốn mươi năm nói láo” chớ không dám đề là “Bốn mươi năm làm báo” vì tác giả nhận thấy rằng “nói láo” là một cái vinh dự, làm nghề “nói láo” là một nghề đặc biệt ít ai dám đem ra khoe khoang”.
“Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh “nói láo” trường kỳ, “nói láo” vô tội vạ, “nói láo” ra tiền, để kết cục đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục “nói láo” cho đến chết”.
“Sứ mệnh thì lớn mà người “làm báo” thường thường lại gian nguy, thiếu thốn, nhưng họ cứ “làm báo”, cứ say sưa, cứ vượt hiểm nghèo, cứ nghe chửi rủa, cứ cắn răng lại mà chịu đựng, miễn là đạt được lý tưởng của mình: phải chăng đó là tất cả cái vô lý nhưng cũng là tất cả cái cao thượng vượt bực của nghề “nói láo ăn tiền?”
Riêng từ “nghề báo”, “ làm báo”, “nhà báo”, “báo” được tác giả nhắc tới gần 300 lần chẳng hạn như: “Tôi chỉ biết một điều: “thích làm báo thì viết báo”
“Đối với nghề báo, tôi không đứng ở thái cực nào”. “ Tôi mê nghề báo từ lúc đó”.
“Cao quý thay nghề làm báo”…
Để khắc ghi, bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm về một điều gì đó trong tác phẩm hồi kí của mình Vũ Bằng sử dụng hàng loạt những câu ca dao, những câu thơ nổi tiếng. Khi nói về Tản Đà hay Kinh Kha của Trần Tuấn Khải ông dùng những vần thơ để nhớ lại hình dáng, khuôn mặt, giọng nói như:
“Vèo trông lá rụng đầy sân,
Tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi”[4, tr.42]
“Gió đìu hiu, sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một đi không bao giờ về ”[4, tr.51],...
Khi nói về Thâm Tâm, Tạ Tỵ, Tẩy Xìa,… những người bạn một thời cùng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gắn bó với cuộc đời mình, Vũ Bằng cũng dùng những câu thơ nhớ về những kí ức sâu sắc một thời làm báo đầy chông gai như:
“ Kính tu cô thủ đối quân chước! “Ngũ hoa mã, thiên kim cừu “Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
“Dữ nhị đồng tiêu vạn cổ sầu”[4, tr.66]
Có thể thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trong hồi kí Cai và Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng thể hiện những nét riêng độc đáo,
khác hẳn với ngôn ngữ trong hồi ký của các nhà văn khác. Ngôn ngữ của Vũ Bằng trong hồi ký là một loại ngôn ngữ rút ra, chiết ra từ đời sống thực của tác giả. Đấy là một loại ngôn ngữ “tự nhiên”, “hiện thực”, giàu chất trữ tình và cũng đậm tính triết lý, đầy sắc thái trào lộng nhưng hết sức nghiêm túc. Không phải là nhà văn tài hoa, thông minh, sắc sảo, thực sự trải nghiệm, trải đời, tha thiết yêu người, yêu nghề, yêu đời... thì không thể có được ngôn ngữ ấy...
Tiểu kết chương 3
Không chỉ đặc sắc về nội dung, hồi ký Vũ Bằng từ phương diện nghệ thuật thể hiện cũng khá thành công. Từ cách đặt tên cho nhan đề tác phẩm; đến nghệ thuật khắc họa nhân vật; nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian; giọng điệu, ngôn ngữ; đều có những nét riêng độc đáo.
Có thể nói với hồi ký Vũ Bằng, người đọc ấn tượng ngay từ trong tên tiêu đề với nhiều ẩn chứa nghệ thuật bên trong cũng như cách sử dụng ngôn ngữ vừa bình dị dân dã nhưng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp với chất giọng vừa có phần chua xót, vừa có chút gì tự trào ngông với đời nhưng cũng đầy suy tư và chiêm nghiệm về sự nghiệp, cuộc đời, xã hội. Đồng thời với tài năng của một nhà văn, nhà báo, Vũ Bằng đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa ký báo chí và ký văn học để tạo một phong cách và hơi thở riêng cho tác phẩm của mình. Chính những điều này thể hiện được nét phong cách và giọng điệu riêng của một nhà văn, nhà báo đầy tâm lực Vũ Bằng.
KẾT LUẬN
Vượt lên tất cả, Vũ Bằng đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ hậu phương Hà thành vào Nam nhận nhiệm vụ cách mạng giao phó, ông mang theo thiệt thòi và nỗi đau lớn. Sự gián cách không gian, thời gian tạo điều kiện cho Vũ Bằng đến với văn chương để gửi gắm tâm hồn, nỗi trắc ẩn của mình, để lại cho đời những tác phẩm hồi kí xuất sắc
Cai và Bốn mươi năm nói láo. Hồi ký của Vũ Bằng thực sự có sức hấp dẫn
lớn trước hết nhờ sức hấp dẫn của cảm hứng sáng tạo và hệ thống hình tượng. Những trang viết xuất phát từ nhu cầu nội tâm, nhu cầu ký thác, giải tỏa tâm hồn, tình cảm của chính bản thân tác giả hết sức chân thực, sinh động.
Trong dòng hồi ký văn học và ký báo chí, Cai và Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng nổi trội như một hiện tượng với bản sắc riêng, độc đáo. Lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình, từ hiện thực xã hội và hiện thực nghề văn, nghề báo trên đất nước mình trong những tháng năm đầy biến động phức tạp, với thái độ tôn trọng sự thực, tôn trọng lịch sử, không hề tô hồng và cũng không hề bôi đen bản thân mình cũng như người khác, không hề bóp méo lịch sử, hồi ký của Vũ Bằng xứng đáng là những trang văn đáng trân trọng hàng đầu. Sức hấp dẫn của nó tất nhiên còn nhờ sự tài hoa trong nghệ thuật tổ chức sự kiện, tình tiết, không gian, thời gian, nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ của tác giả. Cai và Bốn mươi năm nói láo cho người đọc thấy rõ một Vũ Bằng vừa hóm hỉnh, hài hước, vừa tha thiết trữ tình, nhiều trăn trở, suy tư về con người và cuộc đời, về nghề văn, nghề báo... Không chỉ thế, hiện thực đất nước trong suốt một thời kỳ dài với nhiều biến động trên nhiều phương diện (chính trị, văn hóa, xã hội, văn học, báo chí, v.v...), với nhiều gương mặt đời thường đủ kiểu, đủ loại, từ giàu lòng yêu thương nhân ái đến vô cảm, lạnh lùng, từ nhếch nhác đến nghiêm túc đáng nể trọng,... còn được hồi ký Vũ Bằng tái hiện một cách thật chân thực, sinh động. Hồi ký Vũ Bằng đưa người đọc hôm nay về với một thời đã qua với biết bao nhiêu điều phải suy ngẫm...
Lý luận về thể loại ký, đặc biệt với thể hồi ký còn nhiều điều phải được tiếp tục bàn luận, bổ sung. Cai và Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng cung
cấp cho thể loại này một kiểu, cách viết độc đáo, hy vọng giới nghiên cứu cần phải quan tâm nhiều hơn đến nó.
Với mong muốn tìm hiểu về hồi kí Vũ Bằng qua hai tác phẩm Cai và
Bốn mươi năm nói láo, góp phần khẳng định thêm những đóng góp của nhà
văn cho lịch sử học dân tộc, người viết thực hiện đề tài này trong sự nỗ lực tối đa và niềm say mê thực sự đối tượng nghiên cứu của bản thân. Song do khả năng và những điều kiện còn hạn chế của người viết, chắc rằng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong rằng rồi đây, sẽ có những công trình chuyên sâu tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ hơn về hồi kí nói riêng, trước tác của Vũ Bằng nói chung...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Duy Anh (chủ biên, 2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Lại Nguyên Ân, Ngô Thảo (1995), Nhà văn Việt Nam chân dung tự hoạ, Nxb Văn học, Hà Nội.
[4] Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [5] Vũ Bằng (2010), Cai, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn.
[6] Vũ Bằng (2002), Thương nhớ mười hai, Nxb Kim Đồng. Hà Nội. [7] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
[8] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. [9] Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội
[10] Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá Thông tin. [11] Hà Minh Đức (chủ biên, 2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [12] Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [13] Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [14] Văn Giá (2000), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Chân dung
văn học của Vũ Bằng, Nxb Văn học, Hà Nội.
[15] Văn Giá (1995), Tiếng kêu rỉ máu, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. [16] Văn Giá (2000), Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ (Chuyên luận, sưu
tầm, tuyển chọn), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
[17] Văn Giá (2001), Vũ Bằng - Bảy đêm huyền thoại (Sưu tầm, tuyển
chọn, giới thiệu), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[18] Văn Giá (2001), Vũ Bằng - Truyện ngắn (sưu tầm, tuyển chọn, giới
thiệu), Nxb Quân đội nhân dân - Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[19] Văn Giá (2002), Lời bạt, Chân dung văn học của Vũ Bằng, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[20] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[21] Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
[22] Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại,
Nxb Đà Nẵng.
[23] Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ điển tu từ - phong cách - Thi pháp học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
[24] Tô Hoài (1992), Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [25] Tô Hoài (2002), Tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. [26] Tô Hoài (2005) Hồi kí, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[27] Tôn Phương Lan (2001), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28] Phong Lê (1976), Văn và người, Nxb Văn học, Hà Nội.
[29] Phong Lê (1999), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[30] Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[31] Mak Haliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[32] Tôn Thảo Miên tuyển chọn (1998), Nguyễn Tuân, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
[33] Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[34] Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[35] Vương Trí Nhàn (2004), Lời giới thiệu Vũ Bằng mười bốn gương mặt
nhà văn đồng nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[36] Vương Trí Nhàn (1997), Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút, Nxb Văn học.