6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian trong hồi ký củaVũ Bằng
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố nằm trong chỉnh thể nghệ thuật góp phần tạo nên hình thức nghệ thuật và quan điểm của nhà văn về thế giới và con người.
Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một môi trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ cảm tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy định vào không gian địa lý. Gắn với không gian là thời gian. Không một sự vật nào không tồn tại trong không gian và thời gian. Nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian trong hồi kí Cai và Bốn mươi năm nói láo được
Vũ Bằng sử dụng độc đáo đó là không gian, thời gian đối lập nhau.
Có thể thấy rõ trong Bốn mươi năm nói láo, trước hết là không gian Hà Nội gắn với tuổi thơ nhiều kỉ niệm, gắn với sự học hành, lập thân, lập nghiệp... của tác giả. Con người tinh thần của Vũ Bằng là một bộ phận hữu cơ của Hà Nội, của Bắc Việt. Không gian Hà Nội gắn với một con người mà một thời viết văn, làm báo là sự đam mê, “nghiệp”. Nơi đó nhà văn được nâng niu, chăm sóc trong vòng tay của gia đình, sự kính nể của bạn bè...Khác xa không gian Bắc Việt là không gian Sài Gòn từ điều kiện, khí hậu, đến cảnh quan con người... Nơi đây thiếu cái đìu hiu của mùa thu, cái rét ngọt của mùa đông. Vũ Bằng viết: “Có ai lắng nghe trong tiếng ồn ào bất tuyệt của Sài Gòn tấp nập, có tiếng cười xen tiếng khóc, có áo dài đùa bên cạnh những bàn chân bàn tay cùn cụt, đầy máu mủ của những người cùi, có những tiếng Mỹ nói vi va vi vút
giữa tiếng la hét của những người uống rượu say rồi vừa múa tay múa chân vừa chửi rủa không chừa một ai, hẳn đã thấy dư luận của nhân dân chán ngán bọn thanh niên Mĩ hóa này đến bực nào: họ nhất quyết là tương lai của đất nước này không thể do bọn này xây dựng được mà chúng chỉ là những cái bọt nước nổi lên trong ao tù...”[4, tr.370].
Không gian Sài Gòn với Vũ Bằng là nhiệm vụ cách mạng, viết văn làm báo là một nghề, là bát cơm manh áo với hình ảnh vừa viết văn vừa hứng từng giọt nước rơi từ mái nhà cho vợ nấu cơm rửa bát. Một mình nơi đất khách, Vũ Bằng luôn nhức nhối niềm tha hương, khắc khoải nhớ thương về một không gian khác. Miền không gian ấy là tất cả kỉ niệm cuộc đời ông, nơi đó có gia đình, bạn bè, người vợ yêu thương đi sớm về khuya, những người bạn chia sẻ đam mê. Còn ở đây một không gian văn hóa Sài Gòn hoàn toàn khác, mặc cảm và nỗi nhớ cứ nhân lên, thấm sâu, dày vò tâm hồn người con xa xứ. Có lúc ông tự động viên mình: “Cũng là đất nước, đi đâu mà chẳng thế, từ Bắc vào Trung đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào những con mắt mà như gói gém một trời thương. Từ Trung vào Nam chỗ nào mà chẳng có những miệng cười không nói ra lời mà hàm súc biết bao duyên thắm”[4, tr.96].
Bao trùm tác phẩm Bốn mươi năm nói láo là không gian của ngày xưa,
có lúc bao la rộng lớn như bầu trời Bắc Việt, có lúc quãng đời nghề nghiệp sôi động với bạn bè, lúc là hình ảnh gia đình ấm cúng. Vừa ngày hôm qua gần gũi, quen thuộc, vừa cả ngày mai xa vời mà người tha hương không biết bao giờ mới về được. Có lúc ông đã tự động viên mình: “Nhưng Nam, Bắc cùng là đất nước, sao lại cứ phải coi chuyến đi này là một cuộc di cư mà không là một vụ đi chơi bậy bạ để tiêu sầu khiển hứng?”[4, tr.252]. Nhưng nỗi nhớ, sự đau đớn, chia cắt cứ dài mãi và tăng dần theo năm tháng từ lúc Vũ Bằng rời quê vào Sài Gòn. Thời gian càng dài hơn khi Vũ Bằng nghĩ rằng vào Nam chỉ vài năm vì nhiệm vụ cách mạng rồi được trở về Hà thành nhưng không, thời gian đó kéo dài cho đến lúc ông về với “cõi vĩnh hằng”.
Tình yêu, niềm thương nỗi nhớ, nhớ về Hà Nội, nhớ Bắc Việt ngày hôm qua hiện lên trong tâm trí thôi thúc người xa xứ hi vọng tới ngày mai. Rồi nỗi hi vọng trở thành thất vọng, những câu hỏi, câu cảm thán, “phải, bao giờ về?”, “ngày ấy bây giờ đâu? Và bao giờ còn ngày ấy?”. “Bao giờ trở về?”, “Hà Nội! Bắc Việt của một ngày xa xưa ôi!”[4, tr.13], “...Tôi nhìn thấy rõ ràng, tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!”[4, tr.14].
Không nhớ sao được không gian văn hóa cổ truyền của dân tộc không phải nơi đâu cũng có. Những hội hè, lễ Tết... tạo sức sống lâu bền trong lòng người: hội Lim, chọi gà, đánh cờ người, những cuộc đấu vật... Bước vào không gian ấy người đọc như sống giữa quá khứ và hiện tại, cá nhân và cộng đồng, thấy thấm đẫm linh hồn dân tộc, thêm gắn bó với truyền thống. Tuy bó hẹp hơn nhưng rất đáng trân trọng là không gian gia đình với bàn thờ, bát nhang... nhớ về nó phần nào tìm thấy sức mạnh quê hương làm dịu đi trái tim người con xa xứ.
Vũ Bằng độc đáo trong việc miêu tả thời gian nghệ thuật, thời gian xưa và nay. Người đọc thấy được cuộc đời ông từ quá khứ đến hiện tại, ngày đầu tự nguyện bước vào nghề báo trong sự can ngăn, khuyên nhủ và nỗi buồn của gia đình đặc biệt là người mẹ. Thương mẹ nhưng Vũ Bằng không thể nghe theo mẹ, làm báo và “nghiệp” làm báo theo ông đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Đọc Bốn mươi năm nói láo, người đọc càng trân trọng, quý mến một
nhân tài sống và làm báo trong một thời đại đầy phức tạp, nhiễu nhương, nhưng luôn có tấm lòng nhân ái, trung thực. Ở khoảng thời gian quá khứ không phải lúc nào Vũ Bằng cũng tốt, có phạm sai lầm nhưng sớm sám hối. Vũ Bằng đã tự xỉ vả mình khi làm điều ác, những điều thiếu lương tâm như bỏ mặc gia đình, bỏ công việc, nghiện hút, bỏ ngoài tai lời khuyên của người thân như mẹ, vợ, bạn bè.
Qua Bốn mươi năm nói láo Vũ Bằng đã dựng lại toàn cảnh báo chí với
“nói láo” mà là nói thật, nói rõ sự thật về đời sống báo chí Việt Nam trong già nửa thế kỷ XX. Thăng trầm, được, mất, hay dở suốt bốn mươi năm được hiện lên một cách thuyết phục, sắc sảo và có lý có tình. Từ Báo tếu đến Báo đấu tranh, Báo xây dựng đến Báo hại, người đọc hiểu sự ra đời, hoạt động và phát
triển của phong trào Đông Tây, Tiểu thuyết thứ 7, Trung việt Tân văn... qua trang viết của Vũ Bằng. Viết về Báo Vịt đực Vũ Bằng nói: “Báo Vịt Đực
không nghỉ một số nào. Trụ sở từ đường Cột Cờ dọn lại phố nhà thương Phủ Doãn trên một cái gác bé nhỏ, oi bức, còn tòa soạn thì chỉ còn có hai người là Phùng Bảo Thạch và tôi chia nhau ra viết bốn trang khổ giấy 40 x 55, không quảng cáo. Nhờ vì chi tiêu ít, mà cũng may có một vài sự việc xảy ra, báo lên lần lần”[4, tr.123]. Cảnh báo chí trong lửa đạn, “chiến tranh tàn khốc nào có muốn cây có chồi, bông có trái, người có con, xuân có bướm, khói lửa tràn lan từ hậu phương” và rồi “sự hiện diện của người Mĩ ở Việt Nam đã rõ rệt hơn. Pháp bắt đầu lúng túng. Báo chí của ta đã trải qua một thời kì đặc biệt hoang mang vì tình thế rối ren gây ra thất bại liên tiếp của quân đội Pháp”[4, tr.95] Và tình cảm của nhân dân ở Khu Ba với những người làm báo: “Những ngày kháng chiến đầu tiên ở hậu phương thật là cực khổ, nhưng cũng thật là vui lạ. Tôi chạy về Khu Ba, ngồi kéo sợi, và trong hơn nửa năm trời không làm gì; nhưng sau lần lần bắt liên lạc được với anh em cũ, tôi viết mấy vở kịch (trong đó có kịch Bom ba càng) có tính cách tuyên truyền, rồi do đó đi
họp văn hóa, viết hai tờ báo nhỏ địa phương ở Hà Nam, vùng Đần, Đọi Đệp. Ngày tháng nặng nề trôi; đời sống thiếu thốn đủ mọi cách nhưng lòng người hể hả như chết mà sống lại. Tôi chưa hề được sống những giờ phút sôi động và ấm lòng như thế: đồng bào thương xót nhau như ruột thịt; người dân giúp đỡ nhau thực tình; anh lính ho thì người dân tự nhiên thấy ngực mình đau nhói”[4, tr.210]. Vũ Bằng khẳng định và hi vọng bộ mặt báo chí trong tương lai bằng một niềm vui phơi phới: “Rừng có biết bao nhiêu cây cối: cây này chết đi, cây kia lại mọc lên, nhưng các cây chết đi và những lá vàng kế tiếp
rụng xuống hết mùa này qua mùa khác không phải là làm việc vô ích mà chính là để hòa vào với đất rồi ải đi, mủn đi để làm màu cho đất, nuôi những cây lớn đâm chồi nẩy lộc”[4, tr.214].
Qua từng trang viết là nỗi nhớ thương, nỗi nhớ ấy có căn nguyên bởi Vũ Bằng xa quê hương trong hoàn cảnh đặc biệt. Năm 1954, ông nhận nhiệm vụ tình báo, hoạt động cách mạng trong lòng địch. Với bốn mươi năm gắn bó Hà Nội – Bắc Việt nhà văn thân thuộc với không gian văn hóa nơi đây. Hà Nội – Bắc Việt đã “hóa tâm hồn” thành máu xương không thể thiếu trong cơ thể Vũ Bằng. Sài Gòn với Vũ Bằng chỉ là nơi duy trì sự sống và hoạt động cách mạng. Sống trong lòng Sài Gòn nhưng tâm hồn luôn hướng về nơi sinh ra và lớn lên, nỗi sầu xứ của ông mang bóng hình một con người đơn côi, bơ vơ trên khắp mọi nẻo đường của hiện tại. Nhớ về gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thực chất là cuộc hành trình tìm lại con người của chính mình và mấy chục năm về trước. Đây cũng là cách để nhà văn bộc lộ niềm khao khát tự do dân chủ và sự ý thức tranh đấu không nguôi cho thân phận của người dân ở đất nước bị nô lệ áp bức. Vũ Bằng vẽ lên chân dung rất đời thường những nhà văn, nhà báo thế kỷ XX. Ông đặt họ trong các mối quan hệ với vợ con, gia đình, ông chủ và là gánh nặng cơm áo. Hình ảnh tri thức tiểu tư sản nghèo trong mối lo cơm áo gạo tiền. Xuân Diệu thừa nhận: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt / Cơm áo không đùa với khách thơ”.
Vũ Bằng cho biết: “Bất kỳ quyển sách nào cũng là lời tự thú, và quyển sách hồi ức thì chính là nơi tự thú mà tác giả không có ý dấu mình dưới cái bóng của những nhân vật hư cấu”[4, tr.20]. Vũ Bằng vẽ chân thực, rõ nét và sống động về bản thân - một con người đắm say với những niềm sinh thú cả đời thực cũng như trong văn chương. Hồi tưởng về những ngày đầu làm báo, Vũ Bằng tự nhận, “cá nhân tôi đủ thứ tật xấu, nết hư”, “và để tỏ ra rằng mình là tay lão luyện như ai, tôi hút dữ, uống dữ”... Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói láo ra tiền, để kết cục
đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết – vì tôi biết chắc sẽ không thể nào thoát được hai bàn tay sắt bọc nhung của bà chúa báo”[4, tr.12].
Cũng như Bốn mươi năm nói láo, với Cai Vũ Bằng ngược dòng thời
gian để nói về quãng đời của mình. Khi mà tiếng tăm của ông được công chúng mến mộ cũng là lúc ông dính vào thuốc phiện. Những năm 1930 – 1940 mẫu số chung cho bài toán của một đất nước bị đô hộ là thanh niên nhất là văn nghệ sỹ dính vào thuốc phiện. Vũ Bằng nói về mình, từ 20, 21 tuổi đã mắc đủ thứ bệnh (rượu, đĩ bợm, bàn đèn...). Ông viết: “Từ năm chục cân, tôi rút xuống bốn mươi bảy cân rồi bốn mươi lăm cân, rồi chỉ còn bốn mươi ba cân. Nhiều bệnh lạ lùng đến hành hạ tôi: Rức đầu, sổ mũi, tê chân, thiên đầu thống, đau bị oản... Cứ hút vào, những bệnh đó nghỉ ngơi. Hệ hút chậm, chúng lại ở đâu kéo đến như vũ bão”[5, tr.50]. Có người vượt qua được như Vũ Bằng, nhưng nhiều người không có can đảm và sự may mắn kinh qua, họ chết, bị vùi dập ở một xó xỉnh nào giữa cuộc đời bị quên lãng như Vũ Quân.
Vũ Bằng nghiện sớm, ông sớm ý thức về sự tàn phá của thuốc phiện và thấy cần phải cai. Có được ý thức đó vì trong lồng ngực ông vẫn còn nguyên vẹn một trái tim ẩn chứa nhiều trắc ẩn yêu thương, biết sám hối trước đồng loại nhất là người mẹ, người cô, người vợ. Một người mẹ chồng mất sớm, tần tảo nuôi con một mình, người cô không chồng sớm khuya chăm sóc cháu, người vợ không vì chồng hút thuốc phiện mà bỏ mặc. Vũ Bằng thấy ân hận trước họ... Mỗi bước đi của thời gian là một sự dày vò, quằn quại của nhà văn.
3.4. Giọng điệu và ngôn ngƣ̃ trong hồi ký Vũ Bằng
3.4.1. Giọng điệu trong hồi ký Vũ Bằng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã
hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả, có vai trò rất to lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn”[20, tr.113]. Trong các tác phẩm hồi kí của Vũ Bằng, cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ đạo, vì thế giọng điệu nổi bật trong hồi kí của Vũ Bằng là giọng điệu trữ tình.
Từ đầu đến cuối tác phẩm, ông hồi tưởng về quá khứ với những cảm xúc mạnh mẽ, những ám ảnh của kỷ niệm dường như nó được dồn nén, tích tụ và chất chứa sâu thẳm trong tâm hồn ông. Giọng điệu cùng chảy theo mạch cảm xúc, nhiều cung bậc khi chân thành, da diết, khi thổn thức, xót xa.
Trong lời giới thiệu Vũ Bằng và những tìm tòi văn xuôi Việt Nam nửa đầu thề kỷ XX nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đánh giá về giọng điệu
trong hồi kí Cai: “Tuy người ta cũng thấy ở đây một câu chuyện – câu chuyện tôi, tức là Vũ Bằng cai thuốc phiện – nhưng cái nổi lên rõ hơn, bao quát các trang viết, là cái giọng riêng của người kể”. Đó là cái tôi của con người trong đời sống hiện hữu, cái tôi thể hiện sự nhiệt tình tha thiết bộc lộ, giãi bày nỗi niềm, tâm sự của chính cuộc đời mình. Khác với các nhà văn khác Vũ Bằng thể hiện trong hồi kí của mình nét riêng biệt, không có sự xen lẫn giữa con người và thiên nhiên, cảnh và tình. “Với Cai, trước mắt chúng ta toàn bộ tác phẩm như sự bột phát vừa liên tục, vừa đứt đoạn của một đời sống nội tâm nồng nhiệt, chỉ biết có mình, ào ạt muốn bộc lộ mình... Cũng vì chú ý giữ lấy tính chất tự nhiên của câu chuyện và sẵn sàng xem việc viết ra là để thoả mãn nhu cầu bản thân hơn là cho một công chúng độc giả nào đó được đọc tác phẩm văn xuôi này của Vũ Bằng còn nổi bật lên với một giọng điệu riêng khó lẫn với người khác”[35, tr10-11].
Cái giọng điệu “riêng” ấy là giọng trữ tình. Với mục đích giải toả, giải thoát mình khỏi những ám ảnh của quá khứ, lầm lỗi cho nên toàn bộ tác phẩm nhà văn sử dụng những câu mở đầu cho sự giãi bày, bộc lộ kể về cuộc đời mình, cái giọng ấy, có lúc như nói riêng mình, lại có lúc như đang