Hồi ký trong sự nghiệp trước tác củaVũ Bằng

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký vũ bằng nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm cai và bốn mươi năm nói láo) (Trang 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Hồi ký trong sự nghiệp trước tác củaVũ Bằng

Cuộc đời của Vũ Bằng là một trong những trường hợp đặc biệt của đội ngũ những nhà văn Việt Nam hiện đại từ trước tới nay. Cuộc đời ấy xem qua cũng đủ thấy là có nhiều những “éo le, trắc trở”. Do vậy, như một nhu cầu tự thân - nhu cầu được giải thoát tâm hồn, cộng với những năng khiếu vốn có đã thúc đẩy ông tìm đến để ký thác nỗi lòng, tâm sự, trăn trở của mình vào việc sáng tác văn học. Và có lẽ vì vậy mà ông tìm đến với thể loại hồi ký, tuỳ bút. Bởi hồi ký là thể loại phù hợp nhất với nhu cầu bộc lộ tinh thần chủ quan và nhu cầu tự thú của bản thân người viết hơn tất cả những thể loại khác trong ký khi viết về người thật, việc thật. Ngay từ khi viết cuốn Cai (1934 -

1944), “Nhân câu chuyện mình đã nghiện thuốc phiện thế nào, rồi đã cai ra sao, Vũ Bằng muốn làm một cuộc tự thú về những sa đà lầm lẫn mà mình từng mắc phải, và cách thức vận dụng tất cả nghị lực để vượt lên trên những lầm lỡ ấy…” [4, tr.8]. Phải chăng đấy chính là sự sám hối với chính

bản thân mình để trả món nợ tinh thần và vật chất mà những người thân của ông đã từng một thời “lao đao khốn khó” cùng ông trong “kiếp nạn” của toàn xã hội lúc bấy giờ.

Những năm tháng hoạt động tình báo cách mạng, con người kỷ luật của một chiến sĩ đã lấn át, áp chế, ra lệnh cho chính bản thân ông. Song rõ ràng ở Vũ Bằng, tiếng nói của một con người nghệ sĩ vẫn luôn muốn nổi dậy, muốn phá phách. Có một mâu thuẫn giằng xé trong Vũ Bằng, đó là vừa phải giữ trọn danh tiết, vừa tạo ra vỏ bọc an toàn để hoạt động. Vũ Bằng cũng đã tìm đến hồi ký để giãi bày nỗi nhớ thương vời vợi, những xúc cảm không thể kìm nén được của mình về quê hương, đất nước, về những người thân yêu ruột thịt, về những người thân thiết, về cội nguồn, bản sắc văn hoá… mà ông đã từng gắn bó nơi mảnh đất Bắc Việt thân yêu. Phải chăng đây chính là căn nguyên để Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội… ra đời. Và đây cũng chính là lời lý giải có sức thuyết phục nhất về

những biến động của cuộc đời nhà văn gắn liền với những biến động của đất nước năm 1954 - 1975.

Hơn nữa, cuộc di chuyển vào Nam năm 1954 là cột mốc lớn nhất trong cuộc đời hoạt động tình báo của Vũ Bằng và cũng là cột mốc lớn đánh dấu sự thay đổi trong con người và cuộc đời ông. Bắt đầu từ đây, ông phải sống cuộc sống xa xứ, xa quê hương Hà thành để hoàn thành nhiệm vụ ở Sài Gòn, mặc dù Hà Nội chỉ cách Sài Gòn “chưa đầy hai giờ máy bay". Với “thân phận lạc loài”, với những nhớ nhung nơi quê nhà, mới hiểu vì sao lại có nỗi sầu xứ và nỗi nhớ thương Hà Nội đến quặn thắt trong lòng nhà văn như vậy.

Tiếp cận những sáng tác của nhà văn Vũ Bằng sau năm 1954, chúng ta ai cũng nhận thấy có một nỗi sầu khắc khoải trong không gian và thời gian luôn luôn tồn tại trong suốt cuộc đời xa xứ của Vũ Bằng. Đây có lẽ cũng là một trong những căn nguyên dẫn tới sự ra đời của các tập hồi ký xuất sắc của thời kỳ này.

Vũ Bằng sinh ra và lớn lên, gắn bó với Hà Nội suốt 40 năm. Sau đó mới chuyển vào Nam. Cuộc di chuyển này với ông “dù với bất kỳ lý do đều được xem như là một trường hợp bị bứng khỏi sinh quyển văn hoá của mình” [15, tr.60]. Cảnh quan môi trường khác xa Hà Nội. Điều kiện khí hậu cận xích đạo đã quy định sinh hoạt, cảnh quan và con người ở Sài Gòn. Nơi đây thiếu cái rét ngọt của mùa đông, cái hiu hiu se lạnh của mùa thu Bắc Việt. Những mái nhà lặng lẽ đơn sơ nơi phố cổ Hà Nội được thay bằng những mái tôn, những nhà cao tầng san sát. Cuộc sống thời “lai căng kiểu Mĩ” buộc con người phải vội vã, ồn ào và thực tế hơn…Vũ Bằng đã đến và đã sống trong một môi trường như vậy. Bước chân của kẻ tha hương không tránh khỏi những cảm giác hụt hẫng. Với một người khác có thể xảy ra khả năng “nhập gia tuỳ tục”. Họ có thể làm vơi đi cảm giác, tâm trạng tha hương bằng cách thích nghi với môi trường mới. Song, Vũ Bằng đã không làm được điều đó, dù ông đã cố gắng rất nhiều. Bốn mươi năm gắn bó với Hà Nội không dễ gì cho phép Vũ Bằng chấp nhận một cuộc sống đổi thay hoàn toàn như vậy. Một mình nơi đất khách, ông luôn nhức nhối nỗi niềm tha hương, luôn khắc khoải nhớ mong một miền không gian khác, miền không gian ấy là tất cả kỷ niệm, cuộc đời ông. Nơi đó, ông còn có một gia đình, một người vợ yêu thương vẫn đi về khuya sớm…Còn ở đây, với ông tất cả đều xa lạ, đều không thể dung hoà. Càng so sánh hai miền không gian ấy, ông càng thấy sự khác biệt. Mặc cảm và nỗi nhớ cứ từ đó mà nhân lên, lan rộng ra, thấm sâu vào lòng, giày vò tâm hồn người xa xứ. Càng như vậy, Hà Nội và Bắc Việt càng trở nên hiện hữu, sống động hơn trong ông. Có thể nói, đó là “một cõi đi về” trong suốt cuộc đời xa xứ của Vũ Bằng.

Đã có lúc, Vũ Bằng tự nhủ rằng: “cùng là đất nước, đi đâu mà chẳng thế? Từ Bắc vào Trung, đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào những con mắt mà như gói gém cả một trời thương: từ Trung vào Nam chỗ nào mà chẳng có những miệng cười, không nói ra lời mà hàm súc, biết bao duyên

thắm?”. Nhưng sự thực không thể phủ nhận được “lòng người xa nhà mà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Con tim của người khách tương tư cố lý cũng đau ốm y như là gỗ mục” [6, tr. 9].

So sánh hai miền không gian ấy quả là có sự bất công, “nhưng yêu bao giờ mà chẳng bất công như thế?” [6, tr.14]. Tình yêu dành cho Hà Nội, cho Bắc Việt nhiều đến nỗi khi xa nó, người ly hương luôn sống với quê hương trong ký ức, và điều đó lý giải nỗi nhớ của Vũ Bằng trong suốt quãng đời xa xứ. Và nỗi niềm ấy cũng lý giải tại sao không gian trong ký của Vũ Bằng thường là không gian tâm tưởng, không gian ký ức của ngày xưa. Có lúc không gian đó thật bao la, rộng lớn như cả bầu trời Bắc Việt, có lúc lại thu về trong gia đình nhỏ bé, ấm cúng… Nó vừa của ngày hôm qua gần gũi, quen thuộc, vừa của ngày mai xa vời mà người khách tha hương không biết mình có trở về được không. Nỗi niềm đau đáu khao khát muốn tìm về chốn cũ bắt đầu nhân lên từ đó.

Nỗi khắc khoải về không gian là nỗi khắc khoải có thể xoá đi nếu người xa xứ về được chốn cũ. Nhưng nỗi khắc khoải không gian thường đi liền với nỗi khắc khoải thời gian. Đây là nỗi niềm không có phương cách hoá giải. Vì thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, kỷ niệm mãi mãi thuộc về quá khứ. Có gặp lại, sống lại với kỷ niệm cũng chỉ có thể trong tâm tưởng mà thôi. Hoàng Cầm viết “Bên kia sông Đuống” là do sự gián cách về không gian. Mọi hình ảnh đẹp nhất của quê hương được thể hiện trong bài thơ là những hình ảnh của quá khứ mà hiện tại nhà thơ không thể có được. Chính nỗi khắc khoải thời gian cộng với nỗi khắc khoải không gian là nguồn khởi hứng cho Bên kia

sông Đuống. Với Vũ Bằng có lẽ cũng vậy, sự gián cách trong không gian đã

làm cháy lên trong ông một tình yêu lớn với quê hương đất nước. Song còn một thứ gián cách nữa gợi thương nhớ đến quay quắt, đó là gián cách trong thời gian. Ngày hôm qua hiện về trong tâm trí thôi thúc người xa xứ nghĩ tới ngày mai. Vũ Bằng luôn mong muốn ngày trở về Hà Nội, trở về với gia đình,

với Bắc Việt thân yêu. Năm 1954, nhận nhiệm vụ vào Nam, ông tin tưởng sau hai năm đất nước thống nhất sẽ được về quê. Song hai năm ấy đã trở thành nỗi khát khao, dập tắt dần ngọn lửa hi vọng trong lòng người xa xứ. Nhưng hi vọng nhiều lúc trở thành thất vọng, và hi vọng nhiều lại thất vọng nhiều: “Em ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi nhưng biết rằng mái tóc người ta có xanh mãi được chăng?” [6, tr.35]. Có lúc niềm hi vọng lại chuyển thành nỗi ước mong: “Lạy trời đất quỷ thần! Xin phù hộ cho chúng con mạnh khỏe chân tay để một ngày kia trở về nơi chon nhau cắt rốn” [6, tr.324]. Và có nhiều lúc sự khát khao, niềm ước mong ấy lại bộc lộ như những tiếng nấc nghẹn ngào: “Bao giờ về? Phải, bao giờ về”; “Ngày ấy bây giờ đâu? Và bao giờ còn ngày ấy?”. Những câu hỏi ấy cứ hiện lên trong lòng làm cho người ly hương nơi đất khách thêm sầu, thêm nhớ hơn bao giờ hết.

Trong những khắc khoải không gian và thời gian ấy, Vũ Bằng hiện ra như một “thân phận lạc loài”. Với tư cách là một công dân yêu nước, một chiến sĩ hoạt động tình báo thì ông vẫn làm tròn sứ mệnh cao cả của mình. Nhưng xét ở bình diện cá nhân tồn tại như một nhân cách văn hoá, với tất cả những biểu hiện của nội tâm thì Vũ Bằng hiện ra với nỗi niềm cô đơn, sầu xứ, khắc khoải mãi với thời gian. Tác giả Triệu Xuân trong lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Bằng đã gọi Vũ Bằng là “người lữ hành đơn côi”. Cách gọi này có sự gặp gỡ với cách gọi “thân phận lạc loài” của tác giả Văn Giá trong Vũ Bằng -

Bên trời thương nhớ.

Xa quê hương, trở thành người tha hương, sống trong môi trường khác hoàn toàn với những gì đã gắn bó vào máu thịt, mặc cảm của Vũ Bằng không đơn giản là mặc cảm về sự khác nhau ở cái ăn, cái mặc mà là sự khác nhau của hai không gian văn hoá. Văn hoá ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là: “Một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [32, tr.10].

Xét dưới góc độ lịch sử thì văn hoá có tính lịch sử. Chính tính lịch sử này tạo nên bề dày, chiều sâu và được duy trì bằng đời sống văn hóa. Cụ thể hơn như ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ… là các dạng cố định của truyền thống văn hoá. Sự cố định này quy định sự ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hơn nữa, với Vũ Bằng, không gian văn hoá Bắc Việt đã ăn sâu, thấm đẫm vào con người ông trong suốt bốn mươi năm. Giờ đây khi thay đổi, ông luôn có cảm giác mình bị “thừa” ra như một kẻ xa lạ, chấp nhận sống với những thứ xung quanh mình nhưng là sống bằng thể xác chứ không sống bằng tâm hồn. Nỗi nhớ quê hương, sự khao khát trở về “cõi xưa” cứ day dứt trong lòng không thể chia sẻ cùng ai, không tìm được tiếng nói đồng cảm nên không thể vợi đi. Trong văn học thế giới, hiện tượng văn hoá này đã từng có nhưng với các biểu hiện sinh động khác nhau ở các cuộc đời như: Ivan Bunhin, Nadim Hikmet… hay trong hội hoạ Việt Nam với những biểu hiện sáng rõ ở nhiều tác phẩm của những tác giả như: Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu…

Nadim Bunhin (1870 - 1953) là một nhà văn lớn ở Nga nhưng sống chủ yếu ở Pháp. Trong suốt cuộc đời mình ông luôn có tâm niệm trở về quê hương song không bao giờ thực hiện được. Bunhin luôn quan niệm “tổ quốc trong tim mình”, còn Nadim Hikmet (1902 - 1963), khi sống ở Nga có ai hỏi ông về Thổ Nhĩ Kỳ - quê hương ông - “là dường như ông lại bùng cháy lên”. Hà Nội, Bắc Việt đối với Vũ Bằng khi sống ở Sài Gòn cũng giống như nước Nga đối với Bunhin khi sống ở Pháp, như Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nadim Hikmet khi sống ở Nga vậy.

Phải chăng đó chính là tất cả tính bảo thủ của một nền văn hoá kết tinh trong một con người, nó ăn sâu, thấm đẫm vào máu thịt của một cá nhân cụ thể: Vũ Bằng. Tính bảo thủ này quy định sự hành xử của một cá nhân khi sống ở một không gian văn hoá khác. Rõ ràng, tinh hoa của một nền văn hoá kết tinh trong một cá nhân không bao giờ cho phép người đó dễ dãi chấp

nhận, thích ứng sự thay đổi trong môi trường sống. Chính điều đó giúp ta phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, vùng văn hoá này với vùng văn hoá khác. Ở Vũ Bằng, ta thấy có sự đối lập không thể hoà giải được giữa một cá nhân văn hoá với không gian văn hóa đô thị Sài Gòn. Ông trở thành một nhân vật lạc loài, cô đơn trên khắp nẻo đường hiện tại.

Đặt trạng thái cô đơn, lạc loài này của Vũ Bằng trong những biến động của cuộc đời ông từ 1954 - 1975 mới thấy hết được thực chất của nó. Nhiệm vụ của một tình báo viên buộc ông phải tạo cho mình vỏ bọc bề ngoài an toàn. Ông không thể tuỳ ý bộc lộ nội tâm, trở về quê hương hay liên lạc với quê hương để vợi đi “sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều”. Trong khi đó, hơn cả nỗi nhớ thông thường, tình yêu ông dành cho quê hương giống như tình yêu nam nữ, “như trai nhớ gái”. Nhiều lần ông tự nhận mình là “người mắc bệnh tương tư kinh niên” cũng vì tình yêu lớn lao ông dành cho quê hương. Trạng thái cô đơn, lạc loài do vậy cũng đẩy lên đến đỉnh điểm. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao hoài niệm của ông ngày càng da diết hơn, mãnh liệt hơn. Và những trang văn của ông lại là những trang văn của hoài niệm, của ký ức. “Quê hương”, “gia đình”, “bè bạn”…trong nỗi nhớ của Vũ Bằng lúc này vừa cụ thể, vừa là biểu trưng cho sự bình an, có thể xoa dịu nỗi đau, khối sầu của một tâm hồn đang chứa nhiều trắc ẩn.

Món nợ tinh thần phải trả cho quê hương, gia đình, bạn bè và nhu cầu giải thoát tâm hồn của Vũ Bằng cũng là một phần mà tác giả muốn gửi vào trong hồi ký của mình. Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn học. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, phản ánh văn học là một loại hình phản ánh đặc thù: phản ánh gắn liền với biểu hiện và sáng tạo. Tác phẩm không chỉ nhằm tái hiện “thế giới bên ngoài” mà còn biểu hiện những suy tư, cảm xúc, những mong muốn chủ quan của chủ thể sáng tạo về thế giới ấy. Khi cầm bút cũng là lúc nhà văn bắt đầu quá trình giao tiếp giữa mình với bạn đọc. Vì đó chính là khi những tâm tư tình cảm, cảm xúc lên tới đỉnh điểm, nó

thôi thúc nhà văn phải biểu hiện để giữ được cân bằng trong trạng thái tình cảm của mình. Chắc chắn Vũ Bằng viết những Cai, Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Bốn mươi năm nói láo… trước hết vì nhu cầu giải thoát

như vậy.

Phần "tự ngôn" của tác phẩm Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng bộc lộ:

“Tôi ghi lại Thương nhớ mười hai không nhằm mục đích gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc những buổi mây chiều gió sớm “sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều” nhận được trong những khi lạc bước trên nẻo đường chật ních những người bận rộn bên cạnh những ngoại kiều ăn mặc như phường chèo, “nói líu lô buồn nỗi khó nghe”!” [6, tr.16].

Vậy là trong suốt quãng đời xa xứ, Vũ Bằng luôn sống trong nỗi nhớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký vũ bằng nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm cai và bốn mươi năm nói láo) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)