Khắc họa chân dung tự họa

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký vũ bằng nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm cai và bốn mươi năm nói láo) (Trang 51 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khắc họa chân dung tự họa

Cai là tác phẩm được nhà văn Vũ Bằng thể hiện rõ nét hình tượng cái tôi tác giả. Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo với nhiều thành tựu từ trước 1975. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn bằng truyện, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký… Nhưng ông chọn hồi ký để ghi lại cuộc sống đời tư của mình một cách chi tiết và có hệ thống. Những trang hồi ký của Vũ Bằng là sự bùi ngùi nhớ tiếc về mình, về nghề nghiệp, bạn bè và cả thế giới xung quanh.

Cai là cuốn hồi ký viết năm 1940, in lần đầu tiên trên Trung Bắc Chủ Nhật. Cuốn sách thực sự đến với bạn đọc khi tái bản với tên Phù Dung ơi, vĩnh biệt!. Vũ Bằng đã từng chia sẻ cuốn sách là nơi ông: “mượn giấy để ghi

lại một quãng đời sa đọa đã qua (…). Sau nữa, tôi muốn nhân đây, tưởng nhớ lại các bạn đã mất, các bạn mà có một thời tôi đã chung sống trong làng mây khói”[5, tr.196].

Xung quanh tác phẩm là nhân vật tôi, một chàng trai hai mươi hai mốt tuổi sống bạc nhược, chưa làm được điều gì nhưng sa vào nàng tiên nâu, “tôi không tậu được tấc đất ở quê nhà. Nhưng tôi đã ngã vào cánh tay sắt bọc nhung của Phù Dung tiên nữ”[5, tr.6], chạy theo quan niệm chung của lớp thanh niên đua đòi với những ý tưởng điên rồ sớm hủy hoại đời mình. Ông viết: “Theo tôi, những con trai có nổi tiếng là ăn chơi thì mới đáng sống trên đời. Đi hát. Uống rượu. Bợm bãi. Nói tục. Nhân tình với me Tây và cô đầu.

À, không được thế anh là thằng quých!”[5, tr.17]. Vũ Bằng tự thề với mình sau đó, “ta mà còn hút nữa thì ta là kiếp… chó!”[5, tr.23] và, “tôi chơi thuốc phiện chứ thuốc phiện không chơi tôi được”[5, tr.54]. Với lòng tự phụ, Vũ Bằng không thể nào cưỡng lại sức cám dỗ ghê gớm của nàng tiên nâu và ông đã nghiện và nghiện rất nặng.

Mới nghiện, Vũ Bằng từng sợ hãi khi nghĩ đến việc hút thuốc phiện: “Tôi không còn nhớ rõ tất cả những cảm giác lúc ngậm cái dọc tẩu lần thứ hai. Tôi chỉ biết rằng, tự thâm tâm, tôi cũng thấy hơi sợ sợ”...; “Nó mà cho một trận say thất điên bát đảo như lần trước thì cay đắng!” – “Mình cứ quen mui hút mãi thế này, lỡ bắt nghiện thì nguy!”[5, tr.23]. Nhưng có lúc ông lại tự phụ việc hút thuốc phiện của mình là tài giỏi vì thuốc phiện vào, bản thân ông vẫn không sao: “Tôi vẫn có đủ thời giờ để tự phụ một mình. Ta không bao giờ để cho thuốc phiện hành hạ được. Nay một điếu. Mai một điếu. Thuốc phiện không làm cho tôi nôn nao khổ sở nữa. Tôi hút tới hai mươi điếu mà không việc gì. Tài thật! Sao buổi đầu tôi lại kém thế, hở ông? Bây giờ, tôi hút, tôi ngậm khói, tôi bồi một hơi thuốc lá thơm, tôi hãm một ngụm nước nóng rồi tôi thở: không có một tí khói nào thoát ra. Thế mà không say đấy. Giỏi không?”[5, tr.25]. Chính Vũ Bằng cũng không ngờ được thoáng chốc, chàng thanh niên ấy đã nghiện đến bốn mươi mốt tháng trời.

Tình cảm gia đình, nhất là người mẹ, người cô và người vợ dành cho Vũ Bằng thật sâu đậm, đầy bao dung, nhân ái. Nhiều lần ông quyết tâm cai nghiện, lời người cô không chồng chăm sóc ông từng ly từng tí, trước lúc trút hơi thở cuối cùng vẳng bên tai, “Hay hớm gì cái thuốc phiện! Cháu phải cai đi cháu ạ”[5, tr.120]. Nhưng “song mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Cô ở dưới cửu tuyền có thương cháu xin rộng lòng soi xét. Ngoài ra, ở cõi đời này, nhiều sự cám dỗ lắm, người ta không phải là Phật là Thánh cả, hễ gì mà giữ cho lòng dục không bị yếu mềm, sa ngã?”[5, tr.122].

Thời gian quen biết và kết thân với Liên Hường là lúc chàng nghiện nặng nhất, và hối hận, muốn từ bỏ: “Chao ôi, trên đời này, bao giờ cho hết Hạ Cơ? Càng nghĩ, tôi lại càng thấy Liên Hường làm hại đời tôi quá lắm. Một mình tôi, tôi có thể bỏ được thuốc phiện như chơi. Sở dĩ tôi hút là vì nàng. Biết đâu tôi chẳng vì nàng mà chết khổ chết sở, không bao giờ còn mong thoát được Phù Dung tiên nữ?...Miễn là phải xa Liên Hường! Xa Liên Hường, mọi sự mới có thể làm lại được. Xa Liên Hường, họa mới có thể mở mặt mở mày ra được!”[5, tr.124], Nhưng rồi… bên ngọn đèn dầu lạc có hoa đẹp như một cái khuy tết bằng nhung đỏ, Liên Hường nằm hút vẫn có một cái đẹp não nùng. Tuy đã hút thực thụ rồi nàng vẫn khéo biết giữ gìn nhan sắc lắm. Nàng xấu lúc nào kia, chứ dưới ánh đèn thì vẫn đẹp. Đẹp hơn xưa kia là khác. Cái đẹp khiến người ta phải kêu lên, khiến cho người làm chủ cái đẹp ấy phải chắp tay mà lạy: “Lạy Giời, Giời thương chúng sinh mà cho những người đàn bà như thế này xuống cõi đời, thực đã làm vợi được nỗi sầu khổ của bọn đàn ông nhiều lắm. Nhất là khi nàng hút xong, để cái đầu dọc tì vào bộ ngực khẽ phập phồng, mắt lim dim như nũng nịu như van xin, thì cái đẹp ấy, vương một chút buồn, lại mới não ruột làm sao! Tất cả người làm lúc đó là bài thơ Khuê Phụ Thán. Ai bỏ được. Ai dại gì để cho cái vưu vật đó lạc sang tay người khác?”[5, tr.225 – 226].

Mẹ Liên Hường đoán biết chuyện, sắp xếp cho nàng lấy chồng để chia tách đôi trai gái. Một mất mát lớn, trước đây là mất người cô ruột, giờ mất thêm người yêu, ông lao vào hút nhiều hơn.

Để quên đi kỷ niệm với Liên Hường, Vũ Bằng quyết tâm dọn đến nơi ở mới, chính ông cũng không ngờ nơi đây có đủ loại người, cuộc sống như “trong cảnh âm ty địa ngục”[5, tr.141],

Chàng trai ấy, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, mặc kệ để quay lại với thuốc phiện, nhưng dần: “Tôi thích xem những Anh, Pháp, Nga viết về những tấm gương nghị lực và phấn đấu như Jacques Vaucasson, người thợ máy giỏi nhất nước; André Boulle, người thợ mộc danh tiếng dưới thời vua

Louis XIV; Những truyện của Kiplinh cổ động thanh niên yêu mến đế quốc Anh”[5, tr.225].

Vũ Bằng thể hiện rõ niềm vui sướng của mình khi cai nghiện có kết quả, bày tỏ tình yêu cuộc sống qua thời gian trong tăm tối, cái đời thường nhưng một thời gian dài ông không để ý, cảm nhận. Ở đây lại xuất hiện một cái tôi nhìn đời cái gì cũng lạ, mới mẻ: “Trời đã đền công tôi. Tôi đã thấy một vài phần kết quả. Hai đêm nay chỉ uống mỗi đêm có một viên thuốc mà không đến nỗi vật vã quá như những đêm trước nữa. Ngày mai tôi sẽ không uống một viên thuốc cai nào; Ngày mai… tôi sẽ hoàn toàn thoát ly thuốc phiện! Kìa, trên cây sấu trước buồng tôi, có một thứ vật biết nhảy và biết kêu lên nữa: đó là những con chim. Lá sấu thì xanh, mà tiếng chim kêu thì ngọt: đời là thế đấy! Đời là một cái gì vui đẹp mà nhịp nhàng, một cái gì nhân hậu mà trong sáng, chứ đâu phải là sự tanh tưởi hay nỗi thù oán, sự đen tối buồn rầu hay tính vị kỷ hờn ghen”[5, tr.229].

Tác giả viết về quãng đời cay cực, vui buồn, tội lỗi của mình. Nhà văn không trốn tránh mình, dũng cảm viết ra những lầm lỗi mắc phải trong khoảng thời gian gần bốn năm trời, về cuộc đời của mình vì nàng tiên nâu mà mất hết sỹ diện, trơ lỳ trước tình yêu thương của người thân; về những tháng ngày bỏ ngoài tai lời của người mẹ, quên hết đam mê với nghề nghiệp, đắm chìm trong sa ngã. Người đọc không thể không cảm động trước một nghị lực phi thường – cái làm độc giả trân trọng qua từng con chữ.

Tác phẩm là sự hồi tưởng về đời tư của nhà văn ở một chặng đường của tuổi trẻ - chặng đường nhiều ước mơ khát vọng, nhưng tất cả bị chôn vùi vào sai lầm, tội lỗi. Bi kịch thời trai trẻ của Vũ Bằng cũng là bi kịch của lớp thanh niên trong xã hội lúc đó. Những sai lầm, tội lỗi này, không chỉ cá nhân mà xã hội cũng phải chịu trách nhiệm.

Hình tượng cái tôi tác giả trong Bốn mươi năm nói láo cũng thật độc đáo. Qua nhân vật tôi, tác giả tâm sự về báo chí và nghề báo của mình cũng

như của đất nước những năm sau 1945. Vũ Bằng đem đến cho độc giả sự thật về sự ra đời, đóng cửa của các báo như thế nào, những vui, buồn trong từng tờ báo, mục báo, bài báo, những con người làm báo công khai đả kích quan trường dưới chế độ thực dân bị chèn ép khủng bố ra sao... Tác giả bày tỏ thái độ với nghề báo và làm báo: “Làm báo không thể là chỉ để chơi hay kiếm tiền, người làm báo phải trả nhiều thứ nợ hơn người khác vì người làm báo biết nhiều hơn, cảm nhiều hơn và cũng sống gần với thực tế xã hội hơn người khác. (...) Hơn ai hết, họ biết rằng báo chí là một bộ môn văn hoá phản ánh sinh động nhất, đầy đủ nhất tính chất của một chế độ và cho một chế độ xã hội (...) nói lên phẩm chất hoặc văn minh ưu việt, hoặc thoái hoá của chế độ ấy, mà còn đi sâu vào từng tình tiết, tâm tư của con người, từng khía cạnh trớ trêu, uẩn khúc, giả tạo của chế độ”[4, tr.65 - 66].

Cuốn hồi ký còn cho biết chuyện tờ Công dân nhất quyết đóng cửa sau khi đăng bài viết lên án chế độ thuộc địa, sự thật về tên tri huyện, việc viết những bài báo chửi không chịu chấp nhận điều kiện của bọn mật thám là xin lỗi chúng, đến cả việc: “Vô lý nhất là vừa đề cập đến vụ cố sát của viên tri huyện họ Phạm, viên cò mật thám đập bàn đập ghế và tỏ ra tức bực, như chính y bị nhà báo đả. Hơn thế, y lại còn bắt phải đình chỉ ngay loạt bài này và viết mấy câu xin lỗi viên tri huyện. Chúng tôi ra về, uất ức không để đâu cho hết, nhưng vì xét mình không có hậu thuẫn, lại không có một thế lực khác ủng hộ, nên chúng tôi quyết định không ra báo nữa. Cố nhiên là không đời nào chúng tôi lại chịu hạ bút xin lỗi viên tri huyện giết người”[4, tr.98 – 99]. Chuyện các nhà báo vì nhiều lý do khác nhau mắc bẫy Pháp rồi quay sang đả kích căm thù lẫn nhau, chuyện các nhà báo, nhà văn ai cũng “nghiện lọ đít”, hút á phiện sáng đêm, chơi cô đầu tưng bừng… cũng thật lắm điều hay.

Bốn mươi năm nói láo đưa đến cho người đọc một hình dung khá đầy đủ những biến động của báo chí Việt Nam trong suốt bốn mươi năm từ lúc

đuổi Pháp, Nhật đến Ngô Đình Diệm bị ám sát, những vui buồn, thách thức của chính tác giả và đồng nghiệp trong đời làm báo. Qua trang viết, người đọc biết được Ngô Đình Diệm thoát chết như thế nào, tác dụng của những tờ báo đối với công luận, việc đóng cửa hàng loạt các tờ báo ra sao...

Một thời kỳ sôi động và đầy biến động, bằng ký ức, Vũ Bằng làm sống lại như mới ngày hôm qua qua từng trang viết. Đọc Bốn mươi năm nói láo

người đọc tưởng chừng tác giả là người được đào tạo bài bản trong trường báo. Sự thực là chưa một ngày tác giả qua lớp đào tạo về nghề báo. Bốn mươi

năm nói láo cho thấy Vũ Bằng thâu tóm toàn diện và trung thực bộ mặt báo

chí công khai nước nhà những năm (1930 – 1975) dưới chế độ thực dân Pháp đến Việt Nam cộng hòa ở miền Nam. Những người làm báo dưới chế độ Pháp – Mỹ với bao thăng trầm, hay dở của tờ báo có tên tuổi, với tư cách là nhân chứng, người hoạt động nhiều năm trong nghề báo, Vũ Bằng tái hiện cụ thể, chi tiết. Từ các trang viết đó, người đọc hình dung một bức tranh sinh động dòng chảy phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp của tình hình chính trị, xã hội lúc đó. Báo chí là một mảng quan trọng trong đời sống tinh thần và trí tuệ dân tộc, Vũ Bằng muốn để lại thông điệp với người đọc đừng quên hay không công bằng với báo chí.

Sức lôi cuốn ở Bốn mươi năm nói láo là tác phẩm chẳng có phần trăm

nào tôn vinh tác giả hay coi tác giả là nhân vật chính. Tác phẩm thu nạp trong đó bao nhiêu câu chuyện lâm ly, kỳ thú về một thời kỳ sôi động của báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, về những cây bút, những nhà trí thức nổi danh. Nếu chỉ là một hồi ký về con đường báo chí, về những tờ báo, tác giả viết báo gì, tiếng tăm ra sao thì chỉ là cuốn hồi ký tham khảo của độc giả mà thôi. Với Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng viết về sự thực đời thường, miêu tả một cách sinh động, có sức lôi cuốn những chi tiết sống thực, giúp người đọc hiểu rõ hơn những thông điệp về báo chí và nghề báo mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. Hình tượng cái tôi tác giả trong Bốn mươi năm nói láo là

hình tượng độc đáo hiếm có. Dẫu tác giả ẩn mình nhưng người đọc vẫn nhận ra hình tượng một cái tôi với cách quan sát, mô tả, với giọng điệu rất riêng... Với Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã viết rất thành thực, chẳng những

xuất phát từ góc độ của một nhà văn, nhà báo mà còn là độc giả. Trước hết, đó là một cái tôi thành thật. Sau những lời tự bạch và hồi kể của Vũ Bằng, người đọc hình dung được một bức tranh khá sống động về hoạt động báo chí của nước ta hồi đó. Ông thuật lại chuyện mình, chuyện bạn bè đồng nghiệp suốt đời làm báo thuê cho các nhà tư sản. Bên cạnh đó, những mặt trái, những chuyện tiêu cực, những chuyện làm tiền, những thế lực để tạo ra những cơ quan ngôn luận và những kí giả phục vụ cho những mưu đồ chính trị cũng được nhà văn thuật lại rõ ràng như nó mới diễn ra ngày hôm qua. Vũ Bằng viết rất thực, ông không giấu diếm kể về cái ngày xưa lao vào hút sách chơi bời, hút quên chết, hút tối ngày. Cái con người dấn mình vào các cuộc chơi và hưởng thụ ấy, con người chưa có gan đặt cả hai chân vào đời sống kháng chiến gian khổ của nhân dân, lại là người làm việc không cùng cho nghề báo. Qua ngòi bút của mình, Vũ Bằng đã khắc họa nên một bức tranh vừa cụ thể vừa bao quát được toàn cảnh văn học và báo chí Việt Nam thời kì sôi động nhất. Ẩn sau con chữ, là một tình yêu nghề nghiệp sâu nặng của Vũ Bằng, những lời nhắn nhủ chân thành của ông đến những người làm báo trẻ trong tương lai. Đó cũng chính là lý do khiến cho cuốn sách trở nên cảm động và có ý nghĩa với những người cầm bút.

Bốn mươi năm nói láo cũng là hình ảnh của một cái tôi đầy dũng khí.

Với chức phận của người cầm bút, Vũ Bằng luôn thẳng thắn tỏ bày quan điểm của mình về vai trò của báo chí, cách viết báo… Bên cạnh đó ông cũng luôn luôn tỏ rõ dũng khí của mình một cách khiêm nhường và kín đáo. Từ thời Pháp cai quản Hà Nội đến thời hoạt động ở Sài Gòn, Vũ Bằng không bao giờ “bẻ cong ngòi bút”. Ông “đứng về phe nước mắt” nói lên bao nỗi oan khiên của những người lao động trong thế giới cần lao. Đọc những lời gan ruột của

một nhà báo đầy “tâm lực” chiêm nghiệm về nghề báo khiến chúng ta không ít những suy nghĩ. Với Bốn mươi năm nói láo Vũ Bằng đã truyền cho độc giả tình yêu báo, say báo và quý trọng nghề báo. Trong trang viết của mình, ông đã sống rất thật với lòng và thẳng thắn bày tỏ những điều mình nghĩ, kể cả những điều tâm huyết, góp phần làm nên giá trị cho cuốn hồi kí mang một hơi

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký vũ bằng nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm cai và bốn mươi năm nói láo) (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)