Theo Michael E. Porter, chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong chuỗi giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động
16
chung và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận. Hoạt động giá trị bao gồm các hoạt động hỗ trợ và hoạt động sơ cấp. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị.
Nguồn: [7, tr.74]
Hình 1.3. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Các hoạt động sơ cấp
Hậu cần đầu vào: gắn liền với các hoạt động quản lý các yếu tố đầu vào, tồn trữ, kiểm soát tồn kho…Những hoàn thiện trong các hoạt động này đều dẫn tới giảm chi phí, tăng năng suất.
Vận hành: là hoạt động chuyển yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng thông qua vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng…
Hậu cần đầu ra: liên quan đến quá trình phân phối sản phẩm đến khách hàng như bảo quản, xử lý đơn hàng, giao nhận…
Marketing và bán hàng: gồm các hoạt động liên quan đến sản phẩm, giá cả, quảng cáo, khuyến mãi và kênh phân phối.
Dịch vụ: là hoạt động nhằm duy trì và phát triển các giá trị của sản phẩm như bảo hành, sửa chữa, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng…
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn lực Phát triển công nghệ Thu mua L ợ i nhu ận Hậu cần đầu vào Vận hành Hậu cần đầu ra Marketin g và bán hàng Dịch vụ Các hoạt động hỗ trợ Hoạt động sơ cấp
17
Các hoạt động hỗ trợ
Bao gồm các hoạt động mang tính hỗ trợ cho các hoạt động chính nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động như: thu mua, phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực.
Thu mua: là các bước của hoạt động đầu vào trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, từ thu mua nguyên vật liệu cho đến máy móc, thiết bị, công nghệ… những hoạt động này tác động mạnh đến chi phí và chất lượng đầu vào của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ: công nghệ ngoài việc tạo ra sản phẩm còn là công nghệ trong quá trình hoạt động của tổ chức như phần mềm quản lý doanh nghiệp, hệ thống đặt hàng, xử lý đơn hàng, lập trình vận chuyển, quản lý chất lượng hàng hóa…
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp: là hoạt động hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp; bao gồm: hoạt động tài chính kế toán, mối quan hệ với các cơ quan pháp luật, chính quyền và các hoạt động quản lý chung.
Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển, chế độ lương thưởng phúc lợi…