7. Kết cấu của khoá luận
2.3.2. Đối với cải cách bộ máy hành chính Nhà nước
Một là, rà soát kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính các cấp thông qua cơ chế thẩm định và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính là một trong những nội dung và giải pháp quan trọng không chỉ nhằm sắp xếp, tinh giản hợp lý hệ thống hành chính mà còn có ý nghĩa nhƣ là đợt tổng duyệt chất lƣợng của tổ chức và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức. Việc rà soát, kiện toàn phải đƣợc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc và không dừng lại ở việc thẩm định mà đồng bộ với nó là quyết định của cấp trên có thẩm quyền để thi hành.
Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy là giải pháp tích cực, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp cũng nhƣ mỗi cán bộ, công chức. Thông qua rà soát để thực hiện khắc phục những tồn tại, không hợp lý của hệ thống tổ chức bộ máy; tạo áp lực nâng cao chất lƣợng chính trị của tổ chức, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức.
Hai là, sử dụng “tiêu chí đầu mối khống chế trần” đƣợc xác định và quy định cho mỗi cơ quan hành chính theo vị trí pháp lý và vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc.
Đây là một giải pháp có ý nghĩa, tác dụng trực tiếp vào việc ngăn chặn xu hƣớng phình to tổ chức bộ máy hành chính và cũng tạo điều kiện cho việc ổn định cần thiết của tổ chức bộ máy hành chính các cấp.
Ba là, giải pháp căn cứ “tiêu chí công việc” để quản lý tổ chức bộ máy (còn gọi là giải pháp quy định chế độ trách nhiệm). Theo giải pháp này, căn
Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP
cứ vào tiêu chí mỗi cơ quan giải quyết công việc tốt hay không tốt, nhanh chóng kịp thời hay ùn tắc, chậm trễ để đánh giá, xử lý mức độ thực thi thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan đó đến đâu. Căn cứ vào từng loại công việc mà xác định mức độ thực thi thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan. Căn cứ vào tiêu chí công việc và quản lý bằng tiêu chí công việc sẽ làm rõ và xử lý đƣợc nhiều vấn đề khác thuộc vị trí công tác, chức danh, tiêu chuẩn, biên chế và cơ cấu công chức của mỗi cơ quan trên cơ sở công việc đảm nhận.
Bốn là, giải pháp về giao ngân sách hay kinh phí “trọn gói” cho mỗi cơ quan theo các tiêu chí về chức năng, nhiệm vụ, khối lƣợng công việc, biên chế và định mức đã đƣợc xác định.
Giải pháp này đƣợc thực hiện sẽ có tác dụng tích cực đến việc tinh giản bộ máy và biên chế, nâng cao chất lƣợng và hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động.
Năm là, phân cấp giữa trung ƣơng và địa phƣơng.
Phân cấp giữa các chính quyền địa phƣơng theo hƣớng định rõ, phân loại công việc, việc nào là chỉ một cấp làm việc nào là hai cấp thực hiện. Trong phân cấp tránh việc trùng lặp giữa các cấp mà không rõ trách nhiệm hoặc phân tán, cắt khúc công việc ra theo từng cấp.
Thực hiện phân cấp về tổ chức bộ máy cho chính quyền địa phƣơng theo hƣớng chính phủ quy định mô hình tổ chức bộ máy chung cho các địa phƣơng bao gồm các tổ chức cần phải có từ tỉnh đến huyện, xã.
Nghiên cứu cơ chế quản lý biên chế nhà nƣớc theo khối lƣợng công việc, theo cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cần cho từng loại tổ chức để làm cơ sở cho việc xác định biên chế và thực hiện việc khoán biên chế và quỹ tiền lƣơng.
Việc phân cấp cần tiến hành khẩn trƣơng, tích cực, song phải có bƣớc đi, cách làm cho phù hợp với từng ngành, từng vùng lãnh thổ thực hiện việc
Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP
chuẩn bị chu đáo, qua các khâu khảo sát; xây dựng mô hình; tiến hành thí điểm; sơ kết rút kinh nghiệm triển khai ở diện rộng.