Một số phương hướng cải cách hành chính ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu vấn đề cải cách hành chính nhà nước ta hiện nay (Trang 52 - 57)

7. Kết cấu của khoá luận

2.2.2. Một số phương hướng cải cách hành chính ở nước ta hiện nay

2.2.2.1. Tầm nhìn của nền hành chính nước ta trong tương lai

Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc từ đặc điểm và nguyên tắc cải cách hành chính, nền hành chính nhà nƣớc phải đƣợc định hƣớng để đáp ứng yêu cầu trên và có những đặc điểm sau:

- Thể hiện rõ và đúng vai trò của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Chuyển từ nền hành chính truyền thống mang tính “quản lý” sang một nền hành chính phát triển, một nèn hành chính do dân và vì dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.

- Phân định rõ nhiệm vụ, chức năng cơ chế, chỉ đạo điều hành và cơ cấu tổ chức hợp lý của các bộ máy hành chính nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng.

- Các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cán bộ, công chức có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

- Củng cố và phát huy mạnh vai trò của chính quyền địa phƣơng.

2.2.2.2. Các phương hướng tổng thể của cải cách hành chính

Tiến hành cải cách hành chính theo hƣớng đồng bộ, đồng bộ gữa cải cách hành chính, cải cách hệ thống kinh tế và đổi mới hệ thống hính trị; đồng bộ giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và làm rõ mối liên hệ và tác động qua lại giữa các lĩnh vực cải cách để tạo điều kiện cho cải cách hành chính có diệu quả.

Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP

Tiếp tục thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và có hiệu quả, hƣớng về phục vụ nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện căn bản việc chuyển đổi chức năng của hệ thống hành chính sang tập trung vào quản lý hành chính nhà nƣớc, tách rõ chức năng này với các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp.

Phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và chiều ngang.

Phân định rõ về mặt tổ chức các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật với các cơ quan có chức năng thực thi chính sách pháp luật.

Thực hiện việc thay đổi trật tự trong phân cấp giữa chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng, tạo quyền chủ động trong quản lý của chính quyền địa phƣơng đồng thời kiện toàn chính quyền địa phƣơng.

Thực hiện đồng thời bốn nội dung cơ bản của cách hành chính đó là: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cải cách quản lý tài chính công.

2.2.2.3. Phương hướng cải cách hành chính theo những nội dung cơ bản

Phƣơng hƣớng cải cách hành chính phải thống nhất quan điểm thực hiện cải cách đồng bộ theo các nội dung, nhƣ Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Trong những năm trƣớc mắt, công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Phát triển thêm một bƣớc tƣ tƣởng đó, trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII trình Đại hội Đại

Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP

biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề cập đến bốn phƣơng diện của cải cách hành chính nhà nƣớc đó là: “đổi mới thể chế, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nƣớc, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy lùi quan liêu, tham nhũng”. Các phƣơng hƣớng của cải cách hành chính theo 4 nội dung cơ bản là:

Thứ nhất, về cải cách thể chế hành chính.

Hƣớng vào việc xóa bỏ những quy định và thủ tục mang nặng tính hành chính quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp và nhân viên. Trong thời gian trƣớc mắt nên “tăng cƣờng công tác xây dựng thế chế, tập trung vào lĩnh vực kinh tế… Tiến thêm một bƣớc trong việc định hình thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quy trình xây dựng nhằm nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật.

Dân có giàu thì nƣớc mới mạnh, do vậy định hƣớng tiếp theo là: cải cách thể chế nên hƣớng mạnh vào bảo đảm cuộc sống, quyền lợi của dân, tạo khung cơ chế chính sách để mọi ngƣời dân hoàn toàn chủ động làm kinh tế, thuận lợi trong hƣởng thụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí đến đời sống tinh thần và các phúc lợi dân sinh khác cho cả cộng đồng…

Nói tóm lại, công tác cải cách thể chế trong giai đoạn trƣớc mắt theo hƣớng tập trung vào việc tháo gỡ, giải phóng nội lực trong nƣớc, trong nhân dân, khai thác nguồn lực quốc tế bảo đảm quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

Thứ hai, về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc.

Liên quan đến nội dung này, Thủ tƣớng chính phủ Phan Văn Khải đã nhận định trong thời gian trƣớc mắt phải: “Triển khai thực hiện phƣơng án hợp lý hóa tổ chức, tinh giảm biên chế của bộ máy hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trên cơ sở khắc phục sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và phân cấp mạnh thẩm quyền hành chính”. Do vậy, việc

Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP

cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc cần tập trung vào những hƣớng chính sau:

Xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của cả hệ thống hành chính nhà nƣớc và của các cơ quan từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng, từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, đến các cơ quan hành chính địa phƣơng các cấp để khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan với nhau về nội dung, đối tƣợng và phạm vi quản lý trên cơ sở có sự phân công, phân cấp rõ ràng và cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nƣớc, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở trong nền kinh tế thị trƣờng.

Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc theo yêu cầu cơ bản là tinh giảm, gọn nhẹ; đánh giá chất lƣợng hoạt động theo chỉ tiêu hiệu lực và hiệu quả; thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (thay cho mô hình tổ chức theo đơn ngành, đơn lĩnh vực).

Đối với cấp Trung ƣơng: hƣớng chính là giảm các cơ quan thuộc Chính phủ và trực thuộc. Thủ tƣớng Chính phủ đang thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc đến mức cần thiết để tăng cƣờng chức năng, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của các Bộ. Đối với các Bộ, tiếp tục cải tiến sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của mỗi Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc giao sau khi các Bộ, ngành Trung ƣơng đã phân cấp cho địa phƣơng; thực hiện việc phân cấp mạnh các chức năng quản lý của Bộ, ngành cho địa phƣơng.

Đối với cấp địa phƣơng: Cải cách bộ máy hành chính địa phƣơng các cấp theo hƣớng:

Tập trung sức kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền cơ cở các cấp theo vai trò, chức năng quản lý nhà nƣớc và có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức

Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP

chính quyền đô thị với mô hình tổ chức chính quyền nông thôn cho phù hợp với tính chất, đặc điểm chuyên biệt khác nhau giữa hai đối tƣợng này.

Củng cố hội đồng nhân dân, tinh giảm, gọn nhẹ, giảm số ủy viên và thủ trƣởng cơ quan chuyên môn; quy định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Thứ ba, nâng cao chất lƣợng và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Hội nghị Trung ƣơng khóa VIII đã xem việc: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lƣợng của bộ máy nhà nƣớc”. Nói cách khác, muốn cải cách hành chính có hiệu quả cần sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn hơn, tiêu chuẩn hóa cán bộ tốt hơn với quy chế chặt chẽ hơn để làm cho trật tự kỷ cƣơng sớm đƣợc lập lại. Theo đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm trƣớc mắt nên tập trung vào những hƣớng sau:

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cán bộ công chức căn cứ vào kết quả quy hoạch và cán bộ, và phải nhằm phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Bộ, ngành, địa phƣơng mình; thực hiện chƣơng trình và nội dung đào tạo thích hợp và thực tế, đặc biệt đối với cán bộ xã, phƣờng, nâng cao phẩm chất, tƣ cách, tác phong và năng lực nghiệp vụ hành chính cho họ,…

Thực hiện việc ban hành quy chế và chế độ công vụ và công chức; định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật hành chính; quy định chế độ đào tạo, tuyển dụng và sàng lọc công chức; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, công tâm và tận tụy với công việc.

Tập trung vào việc cải cách chế độ và chính sách đãi ngộ đối với công chức. Các giải pháp thực hiện phƣơng hƣớng này, cùng với các phƣơng

Vương Thị Huệ K34 GDCD - GDQP

hƣớng trong cải cách tài chính công sẽ tạo điều kiện để đấu tranh với tệ nạn quan liêu, tham nhũng.

Thứ tư, vẽ cải cách quản lý tài chính công.

Trong giai đoạn trƣớc mắt cải cách quản lý tài chính công phải đƣợc thực hiện đồng thời với 3 nội dung là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức. Do đó phải tập trung những hƣớng sau:

Tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý ngân sách nhà nƣớc; ngăn chặn tình trạng lãng phí và tệ nạn tham nhũng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc theo nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa tạo cho ngân sách Trung ƣơng một sức mạnh tài chính phù hợp, vừa đảm bảo tính độc lập tự chủ, quyền hạn và tính minh bạch của chính quyền địa phƣơng và cơ quan hành chính các cấp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về tự bảo đảm chi phí thƣờng xuyên, tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng đối với một số tổ chức dịch vụ công cộng (giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội…)

- Mở rộng kiểm toán theo hƣớng bắt buộc và nghiên cứu cơ chế hoạt động thích hợp, bảo đảm tính độc lập tƣơng đối của cơ quan kiểm toán nhà nƣớc trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu vấn đề cải cách hành chính nhà nước ta hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)