7. Bố cục của luận văn
3.3.1. Kiến nghị với UBND thành phố HCM
Trong định hƣớng phát triển thành phố có thể hiện rất rõ quan điểm Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nƣớc, từng bƣớc trở thành trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, thƣơng mại, khoa học- công nghệ của đất nƣớc và khu vực Đông Nam Á, góp phần tích cực đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho cả vùng và cả nƣớc, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng đảm bảo quốc phòng an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
Hiện nay sản phẩm DLHT đang từng bƣớc phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Tuy nhiên để DLHT phát triển một cách bền vững: mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và các giá trị văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng thì vấn đề về cơ chế chính sách đầu tƣ, quản lý
cần đƣợc quan tâm hơn. Hơn nữa sự phát triển của Sản phẩm DLHT là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành: Sở du lịch Thành Phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở LĐTBXH, Sở Giao thông vận tải, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực… Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tập trung nhất quán giữa các cơ quan, ban ngành để có cơ chế, chính sách quản lý phù hợp góp phần phát triển SPDLHT đảm bảo các nguyên tắc của du lịch bền vững.
Vì vậy, Thành phố HCM cần xem hoạt động DLHT là một sản phẩm mang lại giá trị cao không chỉ về mặt kinh tế mà quan trọng hơn là về phƣơng diện đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và phát triển xã hội bền vững. Một số kiến nghị nhƣ sau : Có những chủ trƣơng khuyến khích hoạt động du lịch học tập trong công tác giáo dục và đào tạo, dạy nghề và nâng cao trình độ. Có chính sách uu tiên và hỗ trợ cho du khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích học tập.
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Trong định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo của Chính phủ có nêu rõ quan điểm đẩy mạnh giáo dục ngoại khóa, lồng ghép, tích hợp các môn xã hội, học ở môi trƣờng thiên nhiên, địa danh lịch sử, văn hóa thành phố; gắn chặt lý thuyết với thực hành, ứng dụng thực tiễn tại địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ; tăng cƣờng quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trƣờng học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học, hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học, nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Tuy nhiên, chƣa có sự hƣớng dẫn cụ thể cho việc tổ chức các hoạt động đó nhƣ thế nào. Và thực tế cho thấy cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động giáo dục và đào tạo vẫn còn lung túng trong công tác quản lý hoạt động học tập ngoại khóa. Bởi chức có một quy định và hƣớng dẫn chi tiết rằng phải tổ
chức các chuyến đi nhƣ thế nào để đảm bảo nội dung học tập. Việc này cần có sự tham gia của lĩnh vực du lịch. Một mình lĩnh vực giáo dục sẽ chƣa thể giải quyết tốt đƣợc.
- Tổ chức các hoạt động hội nghị hội thảo khoa học về sản phẩm du lịch học tập, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực GDĐT về sản phẩm này. Góp phần nâng cao nhận thức về sản phẩm DLHT để định hƣớng và đề ra các giải pháp quy định cụ thể cho sản phẩm DLHT phát triển đúng hƣớng. Xây dựng bộ tiêu chuẩn chuyên biệt cho sản phẩm du lịch học tập.
- Trong công tác đổi mới phƣơng pháp dạy và học, Cơ quan quản lý GDĐT cần chính thức công nhận việc thiết kế các chƣơng trình học tập bên ngoài lớp học là cần thiết và đƣợc chấp nhận nhƣ những giờ học chính khóa cần thiết. Điều này cần đƣợc nâng lên thành quy định quy chế trong công tác tổ chức giảng dạy. Tuy theo từng cấp độ học tập mà nghiên cứu và đƣa ra những kiến thức môn học có thể áp dụng hình thức DLHT vào trong hoạt động giảng dạy.
- Chi ngân sách cho việc nghiên cứu về sản phẩm DLHT. Phối hợp cùng với các doanh nghiệp kinh doanh DLHT trong việc nghiên cứu xây dựng bộ khung chƣơng trình du lịch học tập đạt tiêu chuẩn và có thông qua kiểm định để làm căn cứ cho các doanh nghiệp kinh doanh thiết kế chƣơng trình DLHT cũng nhƣ khách hàng có thể an tâm đó chính là sản phẩm DLHT đạt yêu cầu.
- Có cách chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLHT nhƣ tổ chức giới thiệu cho các đơn vị GDĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân, khuyến khích các trƣờng , cơ sở đào tạo sử dụng các chƣơng trình DLHT đã đƣợc kiểm duyệt nội dung của các đơn vị kinh doanh DLHT chuyên nghiệp.
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Để tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho các doanh nghiệp kinh doanh DLHT phát triển, Sở Du lịch TPHCM cần có những chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ nhƣ:
- Công nhận sản phẩm DLHT là một sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng phát triển, có giá trị bền vững và cần đƣợc đầu tƣ phát triển.
- Đƣa sản phẩm DLHT vào các chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch của TPHCM. Tổ chức các hội nghị hội thảo liên ngành với sở GDĐT , sở LĐTBXH về sản phẩm DLHT để có thể phối hợp phát triển.
3.3.4. Kiến nghị với các cơ sở giáo dục và đào tạo
Các cơ sở giáo dục và đào tạo là một trong những đối tƣợng chính sử dụng sản phẩm DLHT. Vì thế sự quan tâm và định hƣớng của các cơ sở đào tạo rất quan trọng với việc phát triển du lịch học tập, đề xuất nhƣ sau :
- Khuyến khích giảng viên, giáo viên nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới trong đó có hoạt động tổ chức các hình thức dạy học bên ngoài lớp học. Nghiên cứu xây dựng các hoạt động học tập bên ngoài lớp học phù hợp cho từng môn, từng cấp học.
- Phân biệt rõ các hoạt động du lịch có mục đích vui chơi với DLHT, điều này sẽ giúp cho hoạt động DLHT thực sự đạt mục đích mà nhà trƣờng đề ra.
- Đóng góp ý kiến và phối hợp cùng các đơn vị lữ hành trong việc xây dựng bộ sản phẩm DLHT.
3.3.5. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch kinh doanh sản phẩm du lịch học tập
- Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLHT cần xác định rõ đây là một sản phẩm đặc thù cần nghiên cứu và xây dựng một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Trƣớc tiên là thiết kế chƣơng trình du lịch học tập theo yêu cầu
của ngành giáo dục đào tạo và xã hội, sau đó là xây dựng quy trình điều hành và tổ chức phù hợp.
- Tăng cƣờng huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ , chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm và kiến thức trong nội dung chƣơng trình du lịch học tập. Đảm bảo tính chính xác về nội dung, tình hệ thống về kiến thức và tính khoa học trong tổ chức và điều hành.
- Thiết lập các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ nhằm giúp giảm giá thành tour nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng tốt. Không chạy theo lợi nhuận, hay cạnh tranh không lành mạnh mà giảm giá tour sử dụng dịch vụ kém chất lƣợng cho sản phẩm DLHT.
3.3.6. Kiến nghị với các điểm du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ:
- Các điểm tham quan du lịch cần có các hoạt động riêng cụ thể cho đối tƣợng của DLHT, có các chính sách hƣớng dẫn tham quan phục vụ đặc thù, có chế độ hỗ trợ về giá vé, giảm giá các dịch vụ ….
- Tăng cƣờng nội dung thông tin điểm đến, bảng hƣớng dẫn, và các hoạt động bổ trợ giáo dục.
- Liên kết với các doanh nghiệp du lịch học tập để có những thỏa thuận cụ thể cho công tác phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch học tập
Tiểu kết Chƣơng 3
Sản phẩm du lịch học tập là một sản phẩm du lịch mới và có tiềm năng phát triển trở thành một sản phẩm du lịch chiến lƣợc cho Thành phố HCM. Để sản phẩm này có thể phát triển cần có những giải pháp phát triển đồng bộ về cả nhận thức và đầu tƣ. Trƣớc tiên, cần có nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của DLHT trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và nguồn nhân lực chất lƣợng cao nói riêng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thức này cần đƣợc xuyên suốt từ các cấp chính quyền đến các cơ quan ban ngành có liên quan đến các đơn vị kinh doanh lữ hành và chính những du khách của DLHT. Khi đã có nhận thức đúng về sản phẩm DLHT, các công ty lữ hành cần phối hợp với các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục , đào tạo để phát triển sản phẩm DLHT ngày càng phong phú đa dạng chuyên nghiệp. Các sản phẩm này sẽ đƣợc các đơn vị chức năng về quản lý giáo dục hoặc tổ chức giáo dục thẩm định và chứng nhận để đảm bảo yếu tố nội dung học phù hợp với mục đích của chƣơng trình GDĐT. Chƣơng 3 đã phân tích và đƣa ra những giải pháp cho việc phát triển sản phâm DLHT đồng thời cũng đƣa ra các kiến nghị đến từng cơ quan, tổ chức. Nếu muốn sản phẩm DLHT phát triển đúng tầm cần có sự phối hợp của nhiều ngành nghề, và nguồn lực trong xã hội.
Các giải pháp tập trung giải quyết các vấn đề cốt lỗi
Thứ nhất là phải thiết kế hình hành bộ chƣơng trình du lịch học tập theo đúng định hƣớng, và xây dựng sản phẩm DLHT có chất lƣợng dịch vụ , giá tốt. Trách nhiệm này thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLHT.
Thứ hai là tăng cƣờng mối liên kết giữa các cơ quan đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo với du lịch, giữa công ty du lịch với điểm đến du lịch học tập, để tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhận thức về DLHT, Từ đó giúp các hoạt động DLHT ngày càng phát triển.
Thứ ba Tăng cƣờng sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc trong việc phát triển sản phẩm DLHT, xem đây là một hình thức góp phần xây dựng nguồn
nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nƣớc. Nhà nƣớc cần có những chủ trƣơng, chính sách cụ thể đƣợc thể hiện bằng văn bản hoặc quy định công nhận sản phẩm DLHT là một công cụ hỗ trợ tốt cho phƣơng pháp giảng dạy bên ngoài lớp học.
Thứ tƣ bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nguồn nhân lực phục vụ DLHT. Bên cạnh viêc tuyển dụng nhân sự chuyên môn về du lịch, cần tuyển dụng thêm các nhân viên có chuyên môn về giáo dục, quản lý giáo dục, …
Thứ năm là tăng cƣờng giao lƣu hợp tác quốc tế trong việc phát triển sản phẩm DLHT, nhất là sản phẩm DLHT dành cho du khách quốc tế vào Việt Nam.
Thứ sáu xây dựng tiêu chí thẩm định và đánh giá chất lƣợng của các chƣơng trình DLHT, đảm bảo nội dung và cách thức tổ chức đạt yêu cầu đề ra. Việc này cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo, các tổ chức xã hội nghề, hiệp hội đào tạo… trong việc đánh giá và thẩm định.
KẾT LUẬN
Theo số liệu của ITC Trademap, tốc độ tăng của nhập khẩu thế giới về du lịch là 2,86%/năm trong giai đoạn 2008-2012. Phân tích về xu hƣớng tăng trƣởng của thị trƣờng du lịch thế giới từ Báo cáo của UNWTO (2013) Travel Highlights cho thấy ngành du lịch năm 2012 có số lƣợt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lƣợt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lƣợt khách năm 2030. Trong đó, đáng lƣu ý là các thị trƣờng mới nổi sẽ đạt mức tăng trƣởng gấp đôi so với trƣớc và chiếm hơn một nửa lƣợng khách du lịch - ƣớc tính với con số khách đến riêng các thị trƣờng này đạt 1 tỷ lƣợt vào năm 2030.
Theo báo cáo của UNWTO thì xu hƣớng về nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hƣớng thay đổi hành vi từ kiểu “tham quan, ngắm cảnh” thông thƣờng tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình. Xu hƣớng này làm cho du lịch trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn và xuất hiện các sản phẩm du lịch có mục đích học tập. Theo tác giả Nếu nhƣ hiện nay ngƣời ta đang chú trọng xu hƣớng du lịch hƣớng đến bảo vệ môi trƣờng, có trách nhiệm với trƣờng xã hội là Ecotourism ( du lịch sinh thái ) hay du lịch từ thiện.. Bƣớc sang những năm tiếp theo xu hƣớng sẽ phát triển hƣớng đến các mục đích giáo dục, đào tạo, học tập để phát triển con ngƣời toàn diện. Xu hƣớng này sẽ có thể phát triển thành loại hình Edutourism – du lịch học tập. Với quan điểm học tập sẽ giúp con ngƣời ngày càng hoàn thiện hơn, tăng cƣờng sự hiểu biết để sống có trách nhiệm hơn với môi trƣờng xã hội, xây dựng các mối quan hệ giao lƣu quốc tế, qua đó góp phần tạo nên môi trƣờng hòa bình thân thiện.
Chính vì thế, Thành phố HCM với đầy đủ những điều kiện thuận lợi để có thể đẩy mạnh phát triển sản phẩm DLHT, nắm bắt đƣợc xu hƣớng của thế giới và tận dụng lợi thế sẵn có để đƣa du lịch học tập trở thành sản phẩm chiến lƣợc nhằm thu hút không chỉ thị trƣờng khách nội địa mà chú trọng vào thị trƣờng khách quốc tế đến Việt Nam.
Sản phẩm Du lịch học tập tại TPHCM đang trong giai đoạn hình thành và từng bƣớc khẳng định đƣợc trên thị trƣờng. Với những tiềm năng to lớn về
giá trị, SPDLHT sẽ đóng góp phần quan trọng trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành Du lịch và của TPHCM. Để làm đƣợc điều đó cần thực hiện một số giải pháp trƣớc mắt cơ bản là: Xây dựng hệ thống lý thuyết về du lịch học tập và các sản phẩm du lịch học tập; Nâng cao nhận thức về du lịch học tập bằng các hội nghị và hội thảo khoa học liên ngành giữa du lịch và giáo dục, nâng cao chất lƣợng của các điểm đến theo hƣớng chú trọng vào yếu tố học tập tại điểm, và quy trình tổ chức; Xây dựng bộ chƣơng trình du lịch học tập cho hệ thống giáo dục quốc dân theo các cấp, tại từng địa phƣơng, vùng miền, và chƣơng trình cho du khách quốc tế; Kêu gọi các quỹ đầu tƣ cho mô hình tổ chức du lịch giáo dục phi lợi nhuận nhằm phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Định hƣớng phát triển chung cho các sản phẩm DLHT tại thành phố HCM bao gồm sản phẩm du lịch giáo dục phục vụ cho nhu cầu học tập HSSV, HV các tổ chức giáo dục và đào tạo chính quy, các sản phẩm du lịch
học tập chuyên đề trong và ngoài nƣớc nhất là đi các nƣớc phát triển để đáp
ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho Thành phố, các sản phẩm du lịch học tập dành cho du khách quốc tế vào Việt Nam, các sản phẩm du lịch học tập trọn đời… Bên cạnh đó, Thành phố HCM cần đầu tƣ có chiến