7. Bố cục của luận văn
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế hiện nay của TPHCM trong việc phát triển du lịch có lẽ cũng xuất pháp từ chính ƣu điểm của nơi này. Vì là trung tâm lớn của cả nƣớc nên Thành phố là nơi có rất nhiều ngƣời nhập cƣ, từ khắp nơi trên thế giới về sinh sống và làm việc. Điều này tao ra những bất ổn trong xã hội, nhiều tệ nạn nhƣ
trộm cƣớp,tai nạn giao thông, an toàn an ninh, ...làm cho du khách khi đến đây cũng rất lo lắng. Đối với các sản phẩm DLHT an toàn là điều kiện quan trọng nhất đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, với sự làm việc nghiên túc của các lực lƣợng chức năng nhƣ hiện nay thì tình hình TPHCM cũng tƣơng đối đƣợc cải thiện nhiều trong những thời gian qua.
- Vì là thời kì đầu của sự hình thành và phát triển nên các sản phẩm DLHT rất phong phú rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau và chƣa có sự chuyên nghiệp. Điều này tạo ra sự hỗn độn của thị trƣờng , chƣa phân định rõ đâu là sản phẩm du lịch thông thƣờng, đâu là sản phẩm DLHT. Cũng chƣa có đơn vị chức năng hay tổ chức nào có thể đánh giá hoặc thẩm định cho sản phẩm DLHT. Nếu là một sản phẩm du lịch thông thƣờng thì chỉ đánh giá chất lƣợng dựa vào sự hài lòng và các dich vụ du lịch… Tuy nhiên, sản phẩm DLHT rất đặc thù vì phục vụ cho mục đích giáo dục và đào tạo, điều này giống nhƣ một dụng cụ học tập, hay một quyển sách vậy, cần có sự đánh giá chất lƣợng về mặt khoa học đảm bảo tính giáo dục và đào tạo là phù hợp với các quy định và chủ trƣơng chung của nhà nƣớc về hoạt động giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó các sản phẩm DLHT dành cho ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam lại càng quan trọng vấn đề trong khâu tổ chức và thiết kế nội dung vừa đáp ứng nhu cầu học tập của khách vừa đảm bảo yếu tố chính trị, ngoại giao, giao lƣu văn hóa. Hiện nay, Sản phẩm DLHT vẫn chƣa có những định hƣớng rõ ràng và những cơ sở làm căn cứ cho việc thiết kế chƣơng trình DLHT đảm bảo đúng tính chất DLHT, chất lƣợng và nội dung.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ những cở sở lý luận và thực tiễn của chƣơng 1, Chƣơng 2 tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu phân tích những thực trạng phát triển của sản phẩm DLHT tại TPHCM, và đánh giá những tiềm năng phát triển cũng nhƣ những hạn chế đang tồn tại. Qua quá trính nghiên cứu, luận văn đã cơ bản đƣa ra đƣợc những nội dung: 1) TPHCM có đầy đủ những điều thuận lợi để phát triển Sản phẩm DLHT theo hƣớng chuyên nghiệp và có thể trở thành mô hình phát triển về DLHT cho các địa phƣơng trong cả nƣớc. 2) Thị trƣờng khách hàng tiềm năng của DLHT tại TPHCM rất lớn với hơn 2 triệu HSSV, hàng nghìn học viên quốc tế, các chuyên gia ở các lĩnh vực, ngƣời lao động… đều có nhu cầu học tập để nâng cao tri thức, yêu thích hình thức du lịch kết hợp học tập và mức độ chi tiêu cho hoạt động này ở TPHCM cao và ổn định. 3) Hoạt động kinh doanh sản phẩm DLHT đang trong thời kì đầu của chu kỳ phát triển sản phẩm, thị trƣờng mới với nhiều tiềm năng. Đây là cơ hội tốt cho những nhà đầu tƣ muốn tham gia phát triển kinh doanh theo hƣớng chuyên nghiệp, nhất là hiện nay ở TPHCM chƣa có một doanh nghiệp nào tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm DLHT chuyên biệt. Tuy nhiên, thị trƣờng này cũng chứa nhiều rủi ro về cạnh tranh không lành mạnh, bảo hộ thƣơng hiệu rất khó, “hàng nhái”, “hàng kém chất lƣợng” tràn lan trên thị trƣờng, làm cho giá cả của sản phẩm DLHT có sự chênh lệch rất lớn giữa sản phẩm DLHT chất lƣợng cao và những tour du lịch thông thƣờng nhƣng vẫn lấy tên là DLHT. 4) Các sản phẩm DLHT tại TPHCM rất phong phú và đa dạng nhƣng chƣa phân định rõ ràng, chƣa đảm bảo đƣợc yếu tố “học tập” trong tổ chức. Vì vậy các sản phẩm mang tên là DLHT nhƣng bản chất vẫn là du lịch giải trí thông thƣờng hoặc bản chất là du lịch học tập nhƣng lại đƣợc tổ chức nhƣ một dạng du lịch khác nhƣ du lịch cắm trại, du lịch Teambuilding…
Vì thế, Để sản phẩm DLHT phát triển cần có những giải pháp đồng bộ và có sự tham gia của các ngành: du lịch, giáo dục đào tạo và sự quan tâm của toàn xã hội.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch và giáo dục tại TP Hồ
Chí Minh
3.1.1. Mục tiêu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu tổng quát:
Quyết định “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025” của Thủ tƣớng Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu phát triển thành phố Hồ Chí Minh:
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nƣớc, từng bƣớc trở thành trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, thƣơng mại, khoa học- công nghệ của đất nƣớc và khu vực Đông Nam Á, góp phần tích cực đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho cả vùng và cả nƣớc, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng đảm bảo quốc phòng an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
Phát huy vai trò đặc biệt của thành phố trong mối quan hệ với Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nƣớc và quốc tế; Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trƣờng; Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc; phát huy
thế mạnh đặc thù sông nƣớc, đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Vị trí, vai trò và định hƣớng phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với các đô thị của Vùng thành phố Hồ Chí Minh: Là đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thƣơng mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí, thể dục thể thao… của Vùng; Định hƣớng phát triển các công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trƣờng, có công nghệ hiện đại, hàm lƣợng khoa học cao và giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông; Định hƣớng phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt, đƣờng hàng không để trở thành đầu mối giao thông trong Vùng và kết nối khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nam bộ, với khu vực và quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển của sản phẩm DLHT:
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế chất lƣợng cao ngang tầm các quốc gia trong khu vực.
Đẩy mạnh xã hội hóa để đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục- đào tạo y tế, văn hóa, để đáp ứng nhu cầu chuyên môn cao của cả nƣớc.
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra định hƣớng phát triển giáo dục nhƣ sau: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo gắn với nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục - đào tạo, chú trọng ngoại thành, các quận ven. Phấn đấu đến năm 2020, hệ thống giáo dục - đào tạo thành phố đƣợc chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giảng dạy và học tập theo hƣớng hi ện đại, đáp
ứng chuẩn giáo dục khu vực và quốc tế; phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành, thực tế; chú trọng giáo dục lối sống, nhân cách, đạo đức, lý tƣởng và truyền thống cách mạng, ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố học tập, một trung tâm giáo dục - đào tạo chất lƣợng cao của cả nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.”
- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lƣới trƣờng, lớp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nội dung và phƣơng thức giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết quốc tế, huy động mọi nguồn lực vào việc đầu tƣ cho ngành giáo dục và đào tạo, đảm bảo các chuẩn về giáo viên, trƣờng lớp và cơ sở vật chất các ngành học, bậc học, phấn đấu đến 2020 xây dựng thành phố thành một trung tâm lớn về giáo dục- đào tạo chất lƣợng cao của cả nƣớc và khu vực Đông Nam Á.
- Một số định hướng phát triển trong thời gian tới:
+ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo:
Tiếp tục phân cấp quản lý giáo dục, mạnh mẽ giao quyền tự chủ cho các đơn vị. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát. Sử dụng hệ thống kiểm định chất lƣợng quốc tế để kiểm định chất lƣợng đào tạo các chƣơng trình tiên tiến; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, giáo viên và học sinh.
+ Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo: Nhân rộng các gƣơng điển hình trong đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh xây dựng CSVC trƣờng lớp; trang thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh giáo dục ngoại khóa, lồng ghép, tích hợp các môn xã hội, học ở môi trƣờng thiên nhiên, địa danh lịch sử, văn hóa thành phố; gắn chặt lý thuyết với thực hành, ứng dụng thực tiễn tại địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức
khoẻ; tăng cƣờng quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trƣờng học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học, hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học, nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế. Tiếp tục thực hiện hiệu quả “Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh” Đổi mới tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, đáp ứng nhu cầu đổi mới nhà trƣờng theo hƣớng tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên thành phố, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên các cấp. Tham mƣu một số chính sách đặc thù cho đội ngũ. Tạo điều kiện để các nhà giáo, chuyên gia nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tham gia giảng dạy tại các trƣờng học trên địa bàn thành phố.
+ Tăng nguồn lực đầu tƣ và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục:
Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả quy hoạch hệ thống trƣờng lớp theo hƣớng đa dạng hóa hệ thống các loại hình giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch, tài chính; tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng lớp, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, đảm bảo đủ chỗ học đạt chuẩn. Tăng cƣờng xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Quan điểm phát triển du lịch TPHCM trƣớc hết phải phù hợp với các quan điểm phát triển du lịch của cả nƣớc, của Vùng trong “Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Ngoài ra, với đặc thù riêng, phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh đảm bảo một số quan điểm sau: Phát triển du lịch thành phố ngang tầm với các nƣớc trong khu vực phát triển thành phố thành trung tâm du lịch và trung chuyển khách du lịch, đẩy mạnh du lịch nội địa. Phát triển đồng bộ cả về chiều rộng
và chiều sâu, ngành du lịch Thành phố đặc biệt chú trọng tới sự hấp dẫn, chất lƣợng của các sản phẩm du lịch. Thành phố đã xây dựng đƣợc một chuỗi sự kiện du lịch có tính định kỳ, hƣớng đến những đối tƣợng cụ thể, tạo hiệu ứng quảng bá tốt. Cùng với các sản phẩm du lịch có từ nhiều năm nay, Thành phố luôn thu hút du khách bằng các sản phẩm du lịch mới. Bên cạnh chuỗi các sự kiện nhƣ: đƣờng hoa Nguyễn Huệ, ngày hội du lịch, lễ hội trái cây nam bộ, liên hoan món ngon các nƣớc, hội chợ quốc tế du lịch TPHCM đã mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, Thành phố đã phát triển thêm và chuẩn hóa chất lƣợng các sản phẩm du lịch nhƣ chƣơng trình: TP.Hồ Chí Minh-100 điều thú vị, du lịch đƣờng thủy, dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, chƣơng trình khuyến mãi du lịch mua sắm TPHCM…
Định hƣớng phát triển du lịch Thành phố những năm tiếp theo là xây dựng và nâng cao hình ảnh “TP.Hồ Chí Minh - điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn”. Thúc đẩy tăng trƣởng du lịch theo hƣớng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cƣờng quảng bá xúc tiến hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực.
Hàng năm, ngành Du lịch Thành phố phấn đấu mức đạt tăng trƣởng bình quân về khách quốc tế từ 8% -10%/năm và doanh thu du lịch từ 15- 20%/năm. Dự kiến, năm 2015 và những năm tiếp theo khách quốc tế đến Thành phố đạt mức 4,75 triệu lƣợt và tổng doanh thu du lịch đạt 108.000 tỷ đồng. Phấn đấu lƣợng khách quốc tế đến Thành phố chiếm tỷ trọng từ 55%- 60% tổng lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam và doanh thu chiếm tỷ trọng từ 45%-50% tổng doanh thu du lịch Việt Nam.
3.1.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch học tập tại TP Hồ Chí Minh
- Định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch:
Hình thành và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch học tập chất lƣợng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch học tập “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phƣơng, đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch học tập dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch.
Phát triển các dòng sản phẩm du lịch học tập chính, ƣu tiên phát triển các dòng sản phẩm du lịch học tập chính, tạo dựng thƣơng hiệu cho du lịch họ tập của TPHCM và của Việt Nam đã đƣợc xác định tại Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lƣợc Marketing du lịch Việt Nam đó là phát triển các dòng sản phẩm du lịch mới, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và xu hƣớng phát triển.