Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập và bài học vận

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố hồ chí minh (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập và bài học vận

dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập tại một số quốc gia

a) Kinh nghiệm phát triển du lịch học tập tại Malaysia:

Malaysia nằm trong ở Đông Nam Á, phần bán đảo giáp với biên giới Thái Lan và phía bắc giáp với một phần ba đảo Borneo, chung biên giới với Indonesia, Brunei, và giáp biển Nam Trung hoa, biển Việt Nam. Tổng chiều dài đƣờng biên giới là 2669 km, trong đó giáp Brunei 381 km, giáp Indonesia 1782 km, và Thái lan 506 km.

Giáo dục là lĩnh vực đƣợc ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ Liên bang Malaysia, và luôn đƣợc chú trọng đầu tƣ để trở thành nền giáo dục chất lƣợng và uy tín dành cho tất cả sinh viên không chỉ ở Malaysia mà còn sinh viên quốc tế. Malaysia tập trung vào việc xây dựng các chƣơng trình học tập ,cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ việc học tập, cơ sở hạ tầng phục vụ việc ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, và làm việc cho những học viên. Thu hút hơn 80.000 sinh viên quốc tế trong năm 2010, ngành giáo dục của Malaysia đã đạt đƣợc những tiến bộ quan trọng trong thập kỷ qua và đang ghi dấu ấn nhƣ một trung tâm giáo

dục chất lƣợng bậc nhất ở Đông Nam Á. Malaysia có 20 trƣờng đại học công, 24 trƣờng kỹ thuật, 37 trƣờng cao đẳng cộng đồng công, 33 trƣờng đại học tƣ, 4 chi nhánh của các trƣờng đại học nƣớc ngoài và khoảng 500 trƣờng cao đẳng tƣ. Cũng có nhiều cơ sở giáo dục đại học khác của Vƣơng quốc Anh, Mỹ, Öc, Canada, Pháp, Đức và New Zealand tổ chức các chƣơng trình đào tạo liên kết và nhƣợng quyền thông qua các mối quan hệ đối tác với các trƣờng đại học và cao đẳng của Malaysia.

Chính phủ Malaysia sẽ thực hiện đƣợc mục đích của mình, và trở thành một trung tâm của phát triển giáo dục, chính phủ đã hỗ trợ hơn 20% ngân quỹ dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời kết hợp với Du lịch để tăng cƣờng hiệu quả quảng bá và phát triển.

Sản phẩm du lịch học tập của Malaysia đƣợc quan tâm không chỉ đối với các công ty mà còn từ cấp chính phủ, với những định hƣớng rõ ràng và sự kiên kết giữa Bộ Giáo dục và Bộ du lịch trong việc kết hợp thành sản phẩm du lịch học tập. Biến Malaysia trở thành trung tâm học tập, điểm đến của du lịch học tập của thế giới.

Năm 2015, Bộ Giáo dục Malaysia phối hợp với Bộ Du lịch và Văn hóa thông qua Du lịch Malaysia tiến thêm bƣớc nữa trong nỗ lực thúc đẩy Malaysia trên sân khấu toàn cầu bằng cách tung ra chiến dịch “Malaysia 101 gói Du lịch kết hợp với giáo dục” tại Tuần lễ giáo dục Malaysia. Theo đó, các chƣơng trình du lịch học tập tại Malaysia không chỉ đơn thuần là học để có bằng cấp, Chính phủ Malaysia đƣa ra khái niệm “Beyond a Degree” nghĩa là “ ngoài bằng cấp” để nhấn mạnh các chuyến đi du lịch học tập đến Malaysia không chỉ là để du học thông thƣờng mà còn có các gói du lịch học tập dành cho con ngƣời muốn tham quan học tập văn hóa của Malaysia. Chiến dịch này do chính phủ Malaysia thực hiện kêt hợp với 20 đơn vị địa phƣơng xây dựng 149 gói sản phẩm du lịch học tập.

Hình 1.1. Logo của chương trình Edutourism in Malaysia

Nguồn: https://www.pata.org/ministry-of-higher-education-and- tourism-malaysia-launches-the-malaysia-101-edutourism-packages-to-

promote-malaysian-culture/

Theo sau chiến dịch, tất cả các công ty du lịch của Malaysia cũng đồng thời chào bán các gói sản phẩm du lịch học tập trong chƣơng trình. Có những công ty chuyên hẳn về sản phẩm du lịch học tập.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tại Malaysia chính phủ đã có những bƣớc gắn kết đặc biệt giữa du lịch và giáo dục với mong muốn biến Malaysia trở thành điểm đến của du lịch học tập của cả thế giới. Chiến lƣợc này rất rõ ràng và đã đạt đƣợc hiệu quả trông thấy. Năm 2015 Malaysia thu hút hơn 100000 ngƣời học trên thế giới11.

b) Kinh nghiệm phát triển du lịch học tập tại Nhật Bản:

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhƣng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nƣớc. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nƣớc này, nhƣng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu ngƣời, đứng thứ mƣời thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Gần 9,1 triệu cƣ dân sống tại

11 Số liệu tại https://www.pata.org/ministry-of-higher-education-and-tourism-malaysia-launches- the-malaysia-101-edutourism-packages-to-promote-malaysian-culture/

trung tâm Tokyo, thủ đô của đất nƣớc, cũng là thành phố đông dân thứ hai trong khối OECD. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ ngƣời mù chữ thực tế gần nhƣ bằng không và 74.1% (năm 2010) số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vƣợt trội một số nƣớc châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nƣớc Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Trong phƣơng pháp giáo dục của Nhật bản chú trọng nhất là vấn đề đạo đức, tinh thần làm việc tập thể và khả năng trải nghiệm cuộc sống của học sinh sinh viên. Chính vì thế hầu hết các cấp độ giáo dục và đào tạo đều có lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các tiết học chính khóa bên ngoài lớp học. Cách tổ chức cũng có hai dạng, một là các giáo viên tự tổ chức cho học sinh đi theo kế hoạch bài giảng và sự đồng ý của nhà trƣờng, hai là các trƣờng liên kết với các công ty chuyên về các chƣơng trình du lịch học tập để có thể giúp trƣờng tổ chức liên tục và thƣờng xuyên cho các lớp học. Khác với Malaysia, Nhật Bản phát triển mạnh các tour du lịch học tập phục vụ cho nhu cầu học tập thực tế trong hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản thƣờng tài trợ cho du lịch học tập nhƣ chƣơng trình tàu thanh niên Đông Nam Á, các chuyến đi học tập văn hóa của thanh niên trẻ tuổi trên thế giới.

c) Kinh nghiệm phát triển du lịch học tập tại nước Anh:

Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vƣơng quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm về phía tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn 83% tổng số dân của Vƣơng quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chiếm phần lớn diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dƣơng và eo biển Măng-sơ.

Cơ quan chịu trách nhiệm giáo dục quốc gia phổ thông tới tuổi 19, tại Vƣơng quốc Anh là Sở Trẻ em, Trƣờng học và Gia đình - cơ quan này quản lý trực tiếp các trƣờng học công ở Anh. Đƣợc cung cấp tài chính qua thuế các trƣờng học công đƣợc xấp xỉ 93% trẻ em ở độ tuổi đi học ở Anh theo học. Trong đó có một số ít là các faith school, chủ yếu thuộc Giáo hội Anh và Giáo hội Công giáo Rôma. Giữa tuổi lên ba và lên bốn có một trƣờng mẫu giáo, từ bốn tới mƣời một là trƣờng tiểu học, và từ mƣời một tới mƣời sáu là trƣờng trung học, với một lựa chọn hai năm kéo dài để theo học sixth form college.

Dù hầu hết các trƣờng trung học Anh là trƣờng hỗn hợp, có các trƣờng phổ thông lựa chọn đầu vào, với yêu cầu phải vƣợt qua eleven plus exam. Khoảng 7.2% trẻ em ở độ tuổi đến trƣờng ở Anh theo học các trƣờng tƣ, với ngân quỹ từ các nguồn tƣ nhân.Các tiêu chuẩn đƣợc giám sát bởi các thanh tra thƣờng xuyên với các trƣờng nhà nƣớc bởi Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục và với các trƣờng tƣ bởi Ban Thanh tra Trƣờng độc lập.

Nƣớc Anh là một trong những nƣớc tiên phong trong phát triển du lịch học tập. Tập trung vào đối tƣợng Sinh viên và ngƣời lớn. Các công ty chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch học tập trong và ngoài nƣớc. Chính sách giáo dục nƣớc Anh khuyến khích ngƣời học tiếp cận với thực tiễn, khuyến khích con ngƣời đi ra các nƣớc trên thế giới để trải nghiệm thực tế. Có các chƣơng trình du lịch mà kết quả sau khi quay về ngƣời học làm báo cáo cho các hội đồng thẩm định về những gì họ học đƣợc trong chuyến đi để làm căn cứ xét cấp bằng hoặc chứng chỉ có giá trị. Đặc biệt, du lịch là một sở thích và là nhu cầu gần nhƣ tất yếu của ngƣời dân, đặc biệt là giới trẻ, các khái niệm học tập trọn đời hay du lịch học tập đều đƣợc xuất phát từ các nhà nghiên cứu ở nƣớc Anh.

1.4.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Nền giáo dục và du lịch của Việt Nam đang là hai lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm. Ngân sách

chi cho giáo dục hàng năm lên đến 20%. Hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam tập trung vào mục tiêu của giáo dục Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, quy định rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việt Nam cũng là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và thiên nhiên phong phú đa dạng, nhiều điểm đến du lịch có giá trị về học tập và trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nƣớc.

Hiện nay, ngành Giáo dục tại Việt Nam đang trong tình trạng nặng về lý thuyết và thiếu thực hành thực tế, đây là thực trạng chung của cả nƣớc. Vì thế nhà nƣớc đang khuyến khích các hình thức học tập thực tế, giúp ngƣời học không chỉ nắm bắt kiến thức lý thuyết mà còn có cơ hội tiếp cận với thực tế bên ngoài. Đây là cơ hội cho du lịch học tập phát triển, và các sản phẩm du lịch học tập thực sự trở thành công cụ giúp ngành Giáo dục đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Ở Việt Nam các sản phẩm du lịch học tập đang manh nha hình thành và ngày càng chuyên biệt hóa hơn. Có thể thấy nhiều công ty du lịch bắt đầu chú ý đến đối tƣợng khách là học sinh, sinh viên và học viên trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, du lịch vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn phần học tập, các sản phẩm theo hình thức dã ngoại, ngoại khóa chủ yếu vẫn là vui chơi là chính, học tập là phụ.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đầy đủ các điều kiện tốt để phát triển sản phẩm du lịch học tập. Từ những kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập ở một số nơi trên thế giới vận dụng vào Việt Nam và Tp.HCM để có thể xây dựng nên các sản phẩm du lịch học tập thật sự chuyên nghiệp.

Thứ nhất là những sản phẩm du lịch học tập dành cho đối tƣợng là học sinh , sinh viên các chƣơng trình giáo dục chính quy. Theo đó các sản phẩm

này sẽ phục vụ cho nhu cầu trong trƣờng học trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính quy.

Thứ hai là các chƣơng trình học tập dạng chuyên đề dành cho các cá nhân hoặc tổ chức giáo dục, nghề nghiệp … đây là dạng du lịch kết hợp với các chƣơng trình huấn luyện, học hỏi trao đổi kinh nghiệm sẽ tổ chức cho ngƣời lao động, đang đi làm ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề đi để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng nghề, mở rộng sự hiểu biết.

Thứ ba là các chƣơng trình học tập tại Việt Nam cho các du khách quốc tế, xây dựng để Việt Nam trở thành điểm du lịch học tập không thể bỏ qua của du khách trên thế giới khi muốn tìm hiểu về đất nƣớc điển hình phát triển trong khu vực Đông Nam á nói riêng và Châu Á nói chung

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 là nền tảng cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu thực trạng về sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chƣơng 1 đã nếu ra đƣợc những vấn đề quan trọng:

Một là tổng hợp các quan điểm về du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập trên thế giới từ đó đƣa ra đƣợc khái niệm về sản phẩm du lịch học tập bằng tiếng việt đầu tiên tại Việt Nam. Du lịch học tập gắn liền với các chƣơng trình giáo dục, đào tạo và hệ thống kiến thức của nhân loại. Các sản phẩm du lịch học tập là tất cả những hàng hóa và dịch vụ mà du khách sử dụng trong chuyến đi nhằm đáp ứng nhu cầu nhu cầu du lịch và nhu cầu học tập. Sản phẩm du lịch học tập đƣợc tạo thành từ hai thành phần là dịch vụ du lịch và dịch vụ học tập. Trong đó, dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch là cơ bản ( cụ thể ), dịch vụ đáp ứng mục tiêu học tập là cốt lõi (chính yếu. Nói cách khác đối với Du lịch học tập thì nội dung học tập đứng vị trí số 1, dịch vụ du lịch xếp thứ 2.

Hai là những đặc điểm và nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng sản phẩm du lịch học tập tạo sự khác biệt với các sản phẩm du lịch khác. Một nguyên tắc quan trọng nhất đó là Sản phẩm du lịch học tập phải gắn liền với mục đích học tập của một chƣơng trình giáo dục đào tạo của cá nhân hoặc tổ chức, và chứa đựng một kết quả học tập cụ thể trong mỗi chuyến đi.

Ba là kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch tại một số quốc gia trên thế giới để làm tƣ liệu tham khảo cho các chƣơng trình du lịch học tập, sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết ở các nƣớc có nền giáo dục hiện đại, phƣơng pháp họa tập theo mô hình học tập bên ngoài lớp học đã hình thành và phát triển từ rất lâu, mô hình đề cao khả năng tự học của HSSV, học kiến thức phải gắn liền với thực tế bên ngoài, giúp học viên tăng cƣờng sự quan sát, tƣ duy sáng tạo, từ đó tiếp thu kiến

thức tốt hơn. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cần phát triên những sản phẩm du lịch học tập để góp phần không chỉ phát triển du lịch mà còn đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và mở rộng giao lƣu quan hệ với các nƣớc trên thế giới, xây dựng một xã hội học tập theo đúng chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiê ̣n phát triển sản phẩm du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí

Minh

2.1.1. Điều kiện chung cho phát triển sản phẩm du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Điều kiện chính trị xã hội

Với vai trò là trung tâm văn hóa - chính trị - xã hội của phía Nam cũng nhƣ đầu tàu kinh tế của cả nƣớc. Những năm gần đây tình hình kinh tế - chính trị xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh luôn đƣợc sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo của trung ƣơng Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)