Mục đích và mục tiêu của học tập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn

1.2.4. Mục đích và mục tiêu của học tập

Mục đích và mục tiêu học tập là những kết quả cụ thể của quá trình học tập mà con ngƣời mong muốn đạt đƣợc. Mục đích học tập khác nhau ở các quốc gia, môi trƣờng sống và mục tiêu học tập thay đổi theo từng nhu cầu của mỗi con ngƣời. Vì vậy, các hệ thống giáo dục, chƣơng trình giáo dục, đào tạo của các tổ chức hoặc các sản phẩm dịch vụ giáo dục đều đƣợc xây dựng trên nền tảng đáp ứng những mục đích và mục tiêu học tập của con ngƣời. Mục đích học tập chung phổ biến nhất mà con ngƣời đều cần để tồn tại và thích nghi với xã hội. Sau đó là đến mục tiêu học tập cá nhân sẽ tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu và từng giai đoạn của cá nhân.

Chuẩn bị bƣớc vào thế kỷ XXI, UNESCO đã thành lập Nhóm chuyên trách nghiên cứu về Giáo dục cho thế kỷ XXI (Task Force on Education for the Twenty-first Century). Kết quả, năm 1996, Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twelty-First Century) Jacques Delors đã công bố bản báo cáo có tiêu đề Bản tiếng Pháp có là “L‟Education: Un Trésor est caché Dedans”, có thể dịch sang

tiếng Việt là “Giáo dục: Một tài sản đang đƣợc cất giấu tiềm ẩn”. UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có đƣợc mục tiêu học tập đúng đắn con ngƣời mới xác định rõ phƣơng pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Theo đó Mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng

định mình”.

Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, quy định rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng

lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhƣ vậy, từ những mục đích học tập và mục tiêu cụ thể của con ngƣời chính là nền tảng cho động lực học tập, và việc lựa chọn hình thức học tập cho chính mình. Đối với hệ thống giáo dục, các tổ chức giáo dục thì từ những nhu cầu của xã hội để xây dựng hệ thống tri thức cần thiết bao gồm nội dung về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đối với các sản phẩm và dịch vụ học tập cần xây dựng và thiết kế để đáp ứng đúng những mục đích và mục tiêu cụ thể cho việc học tập của con ngƣời.

1.2.5. Hệ thống những nguyên tắc trong giáo dục tại Việt Nam

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm xuất phát, có tính quy luật, chỉ đạo phƣơng hƣớng xây dựng nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm hình thành con ngƣời theo mục đích giáo dục đã đề ra. Mọi sản phẩm cung cấp và phục vụ cho ngành giáo dục cũng cần dựa trên những nguyên tắc này.

Theo Tiến sĩ Martina Münch Bộ trƣởng Bộ Giáo dục, Thanh thiếu niên và Thể thao bang Brandenburg, Đức đƣa ra “Những nguyên tắc cơ bản của giáo dục tiểu học tại các cơ sở chăm sóc trẻ em ở Brandenburg” theo đó “Các nguyên tắc cơ bản là khung để các tổ chức – tùy theo cơ cấu và mô hình của

họ - hoàn thiện bằng các công việc hàng ngày. Chúng không phải là chương trình cần noi theo, các lĩnh vực giáo dục cũng không phải là các môn học ở

trường.” Bà đƣa ra các lĩnh vực giáo dục và quan điểm rằng nó không giống

các môn học, sẽ không cần có sự đánh giá hay chấm điểm thành tích, mà vấn đề là khuyến khích con ngƣời ( trẻ em ) lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình và học tập lĩnh vực đó. Bà đƣa ra 6 lĩnh vực khác nhau gồm : ngôn ngữ, giao tiếp, văn hóa viết; toán, khoa học tự nhiên; mô tả, thiết kế; âm nhạc; đời sống xã hội; cơ thể, vận động sức khỏe.

Những triết lý quan trọng trong báo cáo của Jacques Delors – UNESCO cũng thể hiện những nguyên tắc trong giáo dục theo đó ông gọi là triết lý gồm 6 ý chính: 1) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Văn hóa; 2) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Quyền công dân; 3) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Gắn kết xã hội; 4) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Lao động và Việc làm; 5) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Phát triển; và 6) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học.

Trong Hệ thống các nguyên tắc giáo dục quốc dân của Việt Nam bao gồm: 1) Tính mục đích và tính tƣ tƣởng của công tác giáo dục; 2) Giáo dục gắn với đời sống xã hội; 3) Thống nhất ý thức và hành động trong công tác giáo dục; 4) Giáo dục trong lao động; 5) Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể; 6) Tôn trọng nhân cách kết hợp đòi hỏi Học viên một cách hợp lý; 7) Kết hợp việc lãnh đạo sƣ phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, tính độc lập, sáng tạo của Học viên; 8) Tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục trong quá trình giáo dục; 9) Thống nhất các yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng, gia đình và xã hội theo một kế hoạch, chƣơng trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức và phƣơng tiện giáo dục, phát huy những mặt mạnh của chủ thể giáo dục; 10) Tính đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân của học viên trong công tác giáo dục; và 11) Đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình giáo dục nhân cách ngƣời học.

Khi xây dựng các chƣơng trình giáo dục hoặc thiết kế các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho học tập cần phải bám theo những nguyên tắc giáo dục cơ bản , từ đó hình thành những sản phẩm phù hợp không chỉ đáp ứng nhu cầu của con ngƣời mà con phù hợp với xã hội. Việc nắm rõ những nguyên tắc giáo dục rất quan trọng khi xây dựng sản phẩm du lịch học tập.

1.3. Du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập

1.3.2. Các quan điểm về du lịch học tập

Khi nhu cầu thực hiện những chuyến đi có mục đích học tập ngày càng gia tăng, nhất là xu hƣớng đi ra nƣớc ngoài học tập, các nhà nghiên cứu và kinh doanh đã nhận ra sự kết hợp và phát triển song song giữa du lịch và học tập. Những nghiên cứu nghiêm túc về thị trƣờng này đã bắt đầu và đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra các khái niệm cơ bản bản đầu.

Brent Ritchie đưa ra khái niệm rằng“Educational tourism is a tourist activity undertaken by those who are undertaking an overnight vacation and those who are undertaking an excursion for whom education and learning is a primary or secondary part of their trip”7 có nghĩa là “ Du lịch có tính chất giáo dục là một hoạt động du lịch đƣợc thực hiện bởi những ngƣời đang thực hiện một kỳ nghỉ qua đêm và những ngƣời đang thực hiện một chuyến tham quan mà mục đích giáo dục và học tập là một phần chính hoặc phụ của chuyến đi của họ‟‟. Quan điểm này nhìn nhận du lịch học tập dƣới góc độ một loại hình du lịch mà mục đích của chuyến đi là học tập và mục đích này có thể chính hoặc là một phần của chuyến đi.

Trong nghiên cứu “Educational Tourism as a Strategy to Professionalization of Lifelong Learning ( LLL)” Tác giả Nikolaeva Alena thuộc University of Latvia (Latvia), Novgorod State University của Nga đƣa ra quan điểm về “Educational tourism as a direction of LLL, Main objective is to create a transnational joint master educational program for adult educators

in the direction of educational tourism where informal education will be integrated”8 nghĩa là “Du lịch học tập theo quan điểm học tập trọn đời nhằm tạo ra một tổng thể chung chƣơng trình giáo dục xuyên quốc gia cho giáo dục dành cho ngƣời lớn theo hƣớng du lịch giáo dục mà giáo dục không chính thức sẽ đƣợc kết hợp” . Trong dự án này đƣa ra 3 vấn đề chính, một là đƣa ra định nghĩa “cốt lõi” về hiệu quả của giáo dục dành cho ngƣời lớn trong các lĩnh vực du lịch giáo dục. Hai là Xác nhận của năng lực hiện tại của giáo dục dành cho ngƣời lớn. Ba là xây dựng các chƣơng trình thạc sĩ quốc tế về giáo dục dành cho ngƣời lớn trong lĩnh vực giáo dục Du lịch. Nhƣ vậy, theo quan điểm này thì du lịch học tập là một loại sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu học tập chủ yếu nhấn mạnh đối tƣợng là ngƣời lớn.

Smith và Jenner trong nghiên cứu của mình thì cho rằng tất cả hoạt động du lịch đều có tính chất giáo dục, học tập. Tuy nhiên, Du lịch học tập là một khái niệm nhỏ hơn, nhiều khái niệm khác nhau, và thị trƣờng bao gồm cả loại hình du học. Tuy nhiên, Smith và Jenner lƣu ý rằng khái niệm về du lịch cho giáo dục và học tập là một khu vực rộng lớn và phức tạp, điều này giải thích tại sao các học giả và các ngành công nghiệp du lịch vẫn chƣa công nhận và nghiên cứu nghiêm túc về lĩnh vực này.

Rodger định nghĩa “Education Tourism: The term education tourism or edu-tourism refers to any “program in which participants travel to a location as a group with the primary purpose of engaging in a learning experience directly related to the location” 9nghĩa là “ Du lịch giáo dục hoặc edu-tourism đề cập đến bất kỳ “chƣơng trình trong đó ngƣời tham gia đi du lịch đến một vị trí nhƣ là một nhóm với mục đích chính của việc tham gia vào một kinh nghiệm học tập liên quan trực tiếp đến vị trí đó”. Định nghĩa này nhấn mạnh đi theo nhóm, nghĩa là cần có sự tổ chức thành một nhóm. Ông chƣa đề cập đến khía cạnh ngƣời tự đi cá nhân.

8 Research Proposal ASEM LLL RN3 Network Meeting 8-10 December 2011, Philippines

Theo một số nhà nghiên cứu khác thì khái niệm, “Educational Tourism is comprised of several sub-types including ecotourism, heritage tourism, rural/farm tourism, and student exchanges between educational institutions”10 nghĩa là: “Du lịch giáo dục bao gồm một số phân loại gồm du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch trang trại nông thôn, và trao đổi sinh viên giữa các tổ chức giáo dục” .

Trong luận văn này du lịch học tập được hiểu là một loại hình du lịch tập hợp các sản phẩm du lịch học tập khác nhau phục vụ cho nhu cầu đi để học của con người. Loại hình du lịch này gắn liền với các chương trình giáo dục, hệ thống kiến thức của nhân loại.

1.3.3. Sản phẩm du lịch học tập và phân loại sản phẩm du lịch học tập a) Sản phẩm du lịch học tập: Sản phẩm du lịch học tập là tất cả những a) Sản phẩm du lịch học tập: Sản phẩm du lịch học tập là tất cả những

hàng hóa và dịch vụ mà du khách sử dụng trong chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu bao gồm nhu cầu du lịch và nhu cầu học tập.

Nhìn từ góc độ hẹp hơn, sản phẩm du lịch học tập là các chƣơng trình du lịch trọn gói hoặc từng phần của các doanh nghiệp du lịch bán cho du khách có nhu cầu đi du lịch để học tập. Sản phẩm du lịch học tập đƣợc tạo thành từ hai thành phần là: dịch vụ du lịch và dịch vụ học tập. Trong đó, dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch là cơ bản, dịch vụ đáp ứng mục tiêu học tập là chính yếu.

b) Phân loại sản phẩm du lịch học tập:

Nhu cầu học tập của con ngƣời rất đa dạng và gần nhƣ là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Sản phẩm du lịch học tập vì thế cũng vô cùng phong phú. Có nhiều cách phân loại sản phẩm du lịch học tập căn cứ vào các tiêu chí để phân chia. Nhƣ Ủy ban Du lịch Canada (2001) lƣu ý, có hai hình thức khác nhau: 1) Đi du lịch và sẽ đƣợc học điều gì đó, nghĩa là du lịch là chính và việc học điều gì đó là phần giá trị cộng thêm, trong khi loại hình mà mục đích học là chính sau đó tìm điểm du lịch phù hợp.

Sơ đồ 1.3. Học tập/ du lịch liên tục

Nguồn: Phỏng theo (Modified from) CTC (2001)

Theo hình 1.3 chƣơng trình du lịch học tập sẽ đƣợc chia theo đối tƣợng du khách gồm khách đi tự do, Khách nhóm thuộc cùng một tổ chức, khách nhóm không cùng tổ chức.

Theo Brent W. Ritchie, Neil Carr and Chris Cooper trong sách Educational Tourism đã chia du lịch học tập thành hai dạng sản phẩm chính căn cứ vào tiêu chí mục đích chính của du khách mà họ đặt ra. Một là những sản phẩm du lịch học tập mà mục tiêu du lịch là đầu tiên và mục tiêu học tập là sau bao gồm những sản phẩm Adult Study Tours/Seniors‟ Tourism, „Edu-Tourism‟ (Ecotourism and Cultural Tourism ), Ví dụ chƣơng trình tour có ngƣời hƣớng dẫn Học tập và Du lịch có mục đích Lợi ích học tập chung khi

đi du lịch Chƣơng trình Du lịch học tập Ví dụ Chƣơng trình du lịch học ngôn ngữ Khách Lẻ Khách đoàn cùng một tổ chức Khách đoàn ghép

Sơ đồ 1.4. Các mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và môi trường bên ngoài Nguồn: Theo Brent W. Ritchie, Neil Carr and Chris Cooper, Educational Touris

Hình 1.4 cung cấp một mô hình minh họa một số phân khúc thị trƣờng du lịch tiềm năng giáo dục và các mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và môi trƣờng bên ngoài thay đổi. Mặc dù một mô hình tƣơng đối đơn giản, ngƣời đọc có thể thấy rằng du lịch giáo dục có thể bao gồm: Các cách phân chia vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, Luận văn đƣa ra cách phân loại sản phẩm du lịch học tập phù hợp với thực tế của Việt Nam nhƣ sau:

Sản phẩm du lịch giáo dục: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế theo mục tiêu học tập của các chƣơng trình giáo dục chính quy. Những sản phẩm du lịch học tập giáo dục gắn liền với các chƣơng trình, trở thành một cách thức tổ chức học tập, một công cụ hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của con ngƣời trong quá trình giáo dục.

Sản phẩm du lịch học tập chuyên đề: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế theo các chuyên đề học tập trong đời sống xã hội và trong lao động. Các chuyên đề có thể nằm trong các chƣơng trình giáo dục chính quy hoặc có thể không. Việc phân chia này mang tính tƣơng đối, rất đa dạng và phong phú tùy theo nhu cầu của con ngƣời. Nội dung và các tổ chức các sản phẩm du lịch học tập chuyên đề chủ yếu do du khách, ngƣời tổ chức yêu cầu.

Sản phẩm du lịch học tập trọn đời: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế dựa trên nền tảng quan điểm học tập trọn đời, theo đó con ngƣời sẽ tham gia các chuyến đi đƣợc xây dựng và thiết kế dựa trên các tiêu chí về mục tiêu học tập, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, tài chính…

1.3.4. Đặc điểm của sản phẩm du lịch học tập

Sản phẩm du lịch học tập có đầy đủ những đặc điểm của sản phẩm du lịch lịch thông thƣờng, bên cạnh đó có những đặc điểm riêng :

Tính giáo dục là đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của sản phẩm du lịch học tập. Đối với các sản phẩm du lịch khác thì tính giáo dục vẫn tồn tại trong các chƣơng trình, nghĩa là khi đi du lịch thì con ngƣời đã đƣợc học hỏi và hiểu biết về tự nhiên, văn hóa con ngƣời ở điểm đến. Tính chất giáo dục trong các chƣơng trình du lịch thông thƣờng là chủ quan theo cá nhân mỗi ngƣời. Cũng cùng một chuyến đi nhƣng có thể ngƣời này học đƣợc điều này, nhƣng một số ngƣời khác lại đƣợc học điều khác. Còn đối với sản phẩm du

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)