Bàn luận đặc điểm thai phụ:
- Tuổi đối tượng nghiên cứu: Đa số các thai phụ đều tập trung ở độ tuổi 25-29 (42,1%) và 30-34 tuổi (34,2%). Sự phân bố tuổi thai phụ trong nghiên cứu chúng tơi cao hơn một số nghiên cứu gần đây khảo sát thai phụ người Việt, độ tuổi tập trung vào khoảng 20-29, trước 19 và sau 35 ít gặp[5],[6],[7]. Sự phân bố tuổi trong nghiên cứu cũng khác so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trang[10], khảo sát các thai phụ mang đơn thai tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2010, với 39,5% trong lứa tuổi 25-29 và 27,3% trong lứa tuổi 30-34. Tuy nhiên, tuổi thai trung bình tương tự nhau, và sự khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê.
- Theo các nghiên cứu gần đầy của Blickstein và cộng sự [28]
khuynh hướng tuổi mẹ đang gia tăng, với độ tuổi trên 40 tỉ lệ song thai tăng trên 50% và tăng 10% trong độ tuổi 35-39. Tại Mỹ, trong 1000 TH sinh, tỉ lệ sinh song thai trong các lớp tuổi ≥ 30, ≥35 và ≥ 40 tuổi của thai phụ đều cao hơn so với đơn thai :47,3% so với 35,1%; 19,5% so 11,5% ; 3,5% so 2,1% [104]. Nghiên cứu của chúng tơi cũng ghi nhận được xu hướng tuổi mẹ gia tăng trong song thai so với đơn thai.
- Một yếu tố hay đi kèm với tuổi mẹ, đĩ là số lần sinh của thai phụ cũng cĩ xu hướng gia tăng trong song thai: tần số sinh song thai sẽ tăng từ 1:50 ở người con so lên 1: 15 đối với người mang thai 6 lần hoặc hơn trong số thai phụ người Nigeria[18]. Xu hướng này, khơng biểu hiện trong nghiên cứu của chúng tơi: chỉ cĩ 1 TH mang thai lần thứ 5, cịn lại là mang thai bằng hoặc dưới 3 lần. Sự phân bố số lần sinh trong
nghiên cứu chúng tơi giống với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Trí [11]
và Nguyễn Xuân Trang[10]: hơn phân nửa là con so, cịn lại là con rạ lần hai, chỉ cĩ một số ít sinh trên 2 lần. Đĩ là do mẫu nghiên cứu của chúng tơi thực hiện ở bệnh viện và ¼ thai phụ tham gia cĩ song thai là nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản.
- Nghề nghiệp và nơi ở: đa số các đối tượng nghiên cứu ở Tp HCM và họ
ngưng làm việc khi biết mang song thai. Điều này tạo thuận lợi cho nghiên cứu vì 2 lý do. Thứ nhất, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ nằm ở trung tâm thành phố nên các thai phụ đi lại khám thai định kỳ dễ dàng. Thứ hai, các thai phụ ở thành phố thường cĩ ý thức khám và quản lý thai tốt hơn và họ sẽ đến khám theo đúng lịch hẹn, theo dõi liên tục trong suốt thời kỳ thai nghén và theo dõi đến kết thúc nghiên cứu giúp hạn chế được mất mẫu.
- Chiều cao của thai phụ trong nhĩm nghiên cứu tập trung trong khoảng
1,50 m tới 1,60 m; trong đĩ số cĩ chiều cao trên 1,55m nhiều hơn (52,2% so với 32,5%). So với một nghiên cứu về giải phẫu “ Các chỉ tiêu hình thái học của người Việt Nam-2000”[1]: chiều cao tập trung trong khoảng 1,475-1,575 m thì chiều cao của nhĩm nghiên cứu dường như cao hơn. Cĩ nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người phụ nữ cao và nặng sẽ thường mang song thai hơn là người phụ nữ thấp bé như nghiên cứu của Nylader[83]
và MacGillivrey [72]. Nhưng cũng cĩ nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng cĩ liên quan tới tỉ lệ song thai hơn là kích thước cơ thể[37]
. Nghiên cứu của chúng tơi, cũng ghi nhận đa số các thai phụ ở mức dinh dưỡng bình thường lúc trước mang thai: 75% TH cĩ chỉ số khối cơ thể là ở mức bình thường.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu của chúng tơi là các cặp song thai nghiên cứu cĩ 2 túi ối bởi vì song thai 1 ối chiếm tỉ lệ 1% trong số song thai đồng hợp tử [57]nhưng lại cĩ tỉ lệ chết thai cao nhất do bắt chéo dây rốn, dị tật, sinh non và truyền máu song thai[41]. Theo các nghiên cứu, số song thai đồng hợp tử chỉ chiếm 1/3 và song thai dị hợp tử chiếm 2/3 trong tổng số các cặp song thai cho nên tỉ lệ song thai 2 nhau – 2 ối nhiều hơn song thai 1 nhau- 2 ối. Tương tự nghiên cứu của Liu [69], tỉ lệ song thai 2N-2O của chúng tơi cũng nhiều hơn số song thai 1N-2O (137 TH so với 91 TH). Tỉ lệ chết thai trong song thai 2 bánh nhau khoảng 23% nhưng trong song thai 1 bánh nhau tỉ lệ là 32%, cho nên trong quá trình phân tích kết quả thai kỳ, chúng tơi sẽ phân tích phân tầng để tránh sai lệch kết quả.
- Tỉ lệ trẻ sinh ra cùng giới tính trong nghiên cứu chiếm đa số, điều này giúp cho nghiên cứu hạn chế bớt các sai lệch khi đánh giá sự chênh lệch cân nặng giữa 2 thai vì thường cân nặng của bé trai cao hơn bé gái[36].
- Theo thống kê trong nhiều nghiên cứu, mức độ sinh non dưới 37 tuần
trong song thai chiếm tỉ lệ 35%[94], nhưng cĩ nghiên cứu mức sinh non cĩ thể lên tới 60% [76]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ sinh trước 37 tuần là 62,7%, với tuổi thai trung bình khi sinh là 36,01 tuần. Tỉ lệ sinh cực non trong nghiên cứu của chúng tơi chỉ cĩ 8,3% là do chúng tơi đã chọn lọc bệnh kỹ, loại hầu hết các TH dị tật. Nghiên cứu của Alexander và cộng sự[71], cho thấy cĩ sự khác biệt tuổi thai rõ rệt: 32,5 tuần so với 35,6 tuần, p<0,05 giữa nhĩm song thai cĩ 1 thai dị tật và nhĩm khơng cĩ dị tật. Mức độ sinh non trong nghiên cứu của chúng tơi cũng ghi nhận mức sinh non trong song thai cao hơn đơn thai : 62,7% so với 10,22% (Niên giám y tế Việt nam 2003) [2]
- Tỉ lệ sinh mổ trong nghiên cứu của chúng tơi khoảng 60% so với sinh thường và sinh thủ thuật. Tỉ lệ sinh mổ trong song thai cao vì tuổi mẹ cao, hiếm muộn, ngơi bất thường, các biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp… , điều này cũng phù hợp với các thống kê khảo sát các nguyên nhân gây tăng tỉ lệ mổ lấy thai [50]
.
- Nhìn chung, sự phân bố cân nặng của các thai nhi khi sinh trong nghiên cứu tập trung ở 2 mức trên 1500g và trên 2500g tương tự như thống kê của tác giả Alexander và cộng sự[13]. Tuy nhiên, vì trong nghiên cứu chúng tơi, cĩ phân chia thai nhi khi sinh thành nhĩm thai lớn và thai nhỏ, và cân nặng của thai lớn ở mức cân nặng 2500-3000 gam chiếm nhiều nhất (44,3%) trong khi thai nhỏ đa số 2000-2500 gam (39,9%).
- Nghiên cứu của chúng tơi tập chung đánh giá tình trạng thai lưu, tình trạng hơ hấp thai nhi sau sinh trong 24 giờ. Theo như các thống kê thì mức độ thai lưu trong tử cung là 34,2/ 1000 trường hợp sinh, thì trong nghiên cứu của chúng tơi tỉ lệ cĩ 1 hoặc 2 thai bị lưu là 6/228 TH (2,6%), tỉ lệ cĩ thấp hơn các nghiên cứu khác do đã loại nhĩm ST 1N1O. Tỉ lệ các thai nhi cĩ suy hơ hấp chiếm tỉ lệ 14% theo các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tơi mức độ Apgar 1 phút dưới 7 nằm trong khoảng 20-30% nhưng sau 5 phút nằm trong khoảng 5-15% và mức độ phải thở máy cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Như vậy, là ngay sau sinh, tình trạng hơ hấp của trẻ cần phải cĩ sự hồi sức tích cực khá nhiều nhưng sau đĩ đáp ứng tốt hơn, kết quả của nghiên cứu của chúng tơi cũng tương tự như các tác giả khác[95].