Sự định hướng về thị trường thông tin và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 101 - 103)

- Xét về phía Việt Nam:

3.2.3. Sự định hướng về thị trường thông tin và xúc tiến thương mạ

nghiêng về phía Việt Nam. Cần xác định đây là một xu thế phát triển bình thường, hợp quy luật đối với những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đương nhiên, cần phải tính toán chỉ cho phép nhập siêu đến giới hạn nào là phù hợp, là cân đối trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.

Như cách tính toán của các chuyên gia Bộ Thương mại Việt Nam, ít nhất từ nay đến năm 2005, trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản trong những năm tới đây vẫn sẽ là các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh như hàng dệt may, hải sản, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ.

3.2.3. Sự định hướng về thị trường - thông tin và xúc tiến thươngmại mại

- Chính sách công nghiệp, định hướng thị trường của Việt Nam cần căn cứ vào sự biến đổi cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản và vai trò của nó trong khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. Nói cụ thể hơn cần có một chính sách công nghiệp và thương mại coi thị trường Nhật Bản như một trong những hướng xuất khẩu quan trọng nhất.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay thị trường Nhật Bản vẫn được coi là thị trường có mức độ bảo hộ cao. Sự bảo hộ này có thể là dưới các hình thức phi quan thuế. Vì vậy những quyết định về mở cửa thị trường có một ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác trong khu vực.

- Hiểu thị trường, phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng của người Nhật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải được tạo điều

kiện nắm bắt thông tin, tìm hiểu, khảo sát thị trường Nhật Bản. Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản thông qua các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản thông qua các cuộc triển lãm, gặp gỡ trực tiếp là hết sức quan trọng. Cũng cần có các cơ quan đảm trách hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản trong việc hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật, phẩm chất hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản. Chẳng hạn, hiện có công ty OMIC, một trong những công ty lớn về kiểm tra chất lượng hàng nông sản của Nhật đang có mặt tại Việt Nam kiểm tra tiêu chuẩn, phẩm chất gạo xuất khẩu sang Nhật.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, tạo cho họ nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Kinh nghiệm của chính Nhật Bản và các nền kinh tế xuất khẩu thành công như Hàn Quốc về phương diện này là rất đáng chú ý.

- Lựa chọn các chiến lược thâm nhập thị trường. + Xuất khẩu

+ Liên doanh + Đầu tư trực tiếp.

Mỗi cách thâm nhập thị trường trên đây có ưu thế và những hạn chế riêng. Xuất khẩu là con đường thâm nhập thị trường chính hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức này thích hợp với thời kỳ đầu, khi quy mô buôn bán còn nhỏ bé và các mặt hàng còn phân tán nhưng dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường Nhật Bản. Vì thế cần áp dụng các hình thức đầu tư trực tiếp và liên doanh. Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính trong thời gian trước mắt, nhưng cũng cần thiết trong một số lĩnh vực như các cơ sở tiếp thị và dịch vụ.

Liên doanh có thể dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như sử dụng giấy phép sử dụng mác nhãn hàng hoá. Kinh nghiệm Đài loan trong lĩnh vực này là rất đáng chú ý. Các nhà xuất khẩu Đài Loan đã đưa hàng hoá của mình ra thị trường thế giới dưới danh hiệu của nhiều công ty nổi tiếng của nước ngoài.

Cần tính đến một xu hướng đang là vấn đề thời sự, đó là sự gia tăng buôn bán nội bộ công ty và tái xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản để triển khai các hình thức liên doanh cũng như tham gia trực tiếp vào mạng lưới phân công lao động quốc tế của các công ty Nhật Bản. Nếu không liên doanh rất khó thâm nhập vào thị trường. Hình thức này không chỉ giúp cho sự gia tăng xuất khẩu sang Nhật mà còn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUAN hệ THƯƠNG mại VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 101 - 103)